Trung Quốc nghĩ gì về mức áp thuế 200 tỷ USD của ông Trump?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc nhận định, nước này đang nắm trong tay nhiều công cụ tài chính và chính sách tiền tệ đủ mạnh để đối phó với mọi các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo hãng tin CNN, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang tới mức đỉnh điểm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng mức thuế 10% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ 24/9 và có thể sẽ tiếp tục tăng vào năm 2019. Mức thuế 10% hiện tại dự kiến cũng sẽ tăng lên tới 25% vào cuối năm nay.
Điều này có nghĩa là khoảng một nửa số hàng hóa mà Trung Quốc bán cho Mỹ mỗi năm sẽ bị áp thuế nặng nề. Trước đó vào tháng 6, Mỹ cũng đã áp mức thuế khoảng 25% trị giá khoảng 50 tỷ USD vào một số mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, khơi mào cho chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như đẩy mối quan hệ của hai nước sang trạng thái đối đầu trên nhiều lĩnh vực.
Trung Quoc nghi gi ve muc ap thue 200 ty USD cua ong Trump?
 
Tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia kinh tế Trung Quốc lại cho rằng, các biện pháp áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ sẽ không tác động nhiều đến nền kinh tế của Bắc Kinh, khi Trung Quốc đang nắm trong tay nhiều công cụ tài chính và chính sách tiền tệ đủ mạnh để đối phó với các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Ông Fang Xinghai - Phó chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC), trả lời phỏng vấn tại một hội nghị ở Thiên Tân rằng ông hy vọng hai bên có thể ngồi xuống và đàm phán về xung đột lợi ích hiện tại và mong muốn quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
“Tổng thống Trump là một doanh nhân cứng rắn, và ông ấy đang cố gắng gây áp lực lên Trung Quốc để có được nhượng bộ từ các cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Tôi nghĩ rằng chiến thuật đó sẽ không hiệu quả đối với Trung Quốc”, ông Fang Xinghai nhận định.
Bên cạnh mức thuế mới, Tổng thống Trump còn tuyên bố nếu Trung Quốc có hành động trả đũa đối với người nông dân hoặc các ngành khác của Mỹ, Washington sẽ ngay lập tức chuyển sang giai đoạn 3 của cuộc chiến, tăng mức áp thuế lên khoảng 267 tỷ USD đối với các mặt hàng đến từ Trung Quốc
“Kể cả khi Tổng thống Trump áp đặt mức thuế quan hiện tại đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, thì trong kịch bản xấu nhất nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ chịu ảnh hưởng khoảng 0.7%”, ông Fang cho biết. Tuy nhiên, ông này lại không nói rõ tác động trên sẽ ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tốc độ tăng trưởng GDP.

Mời độc giả xem video: Nguy cơ từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. (nguồn Tin Tức VTV24)

Và trong bối cảnh hiện tại rất khó để Mỹ và Trung Quốc có thể bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại, bởi mức thuế mới của Tổng thống Trump đã phá hỏng những nỗ lực ngoại giao giữa hai nước trong suốt nhiều tháng qua khi căng thẳng thương mại giữa hai bên đang có dấu hiệu lắng xuống.
Cũng theo ông Fang Xinghai, nhằm tránh những tổn thất không đáng có từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang để ngỏ khả năng đàm phán cắt giảm thâm hụt thương mại giữa hai bên thế nhưng ý tưởng này có thể sẽ bị dập tắt bởi hàng rào thuế quan mới của Mỹ.
Được biết, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã triệu tập một phiên họp khẩn trong sáng nay 18/9 để thảo luận về phản ứng của Bắc Kinh đối với mức áp thuế mới của Mỹ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể sẽ từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại do phía Mỹ đề xuất vào cuối tháng này, nếu như chính quyền của Tổng thống Trump không tỏ rõ thiện chí hợp tác để cả hai tìm được tiếng nói chung trong cắt giảm thâm hụt thương mại hiện tại.

'Tuần trăng mật' đã qua, Hàn Quốc chia rẽ vì hội nghị liên Triều lần 3

Phe đối lập ở Hàn Quốc nghi ngờ hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Moon Jae In và nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần này sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp như mong đợi.

Từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, vị chính khách theo chủ nghĩa tự do này đã tích cực thay đổi chính sách cứng rắn của Hàn Quốc đối với Triều Tiên. Hôm nay, ông chuẩn bị gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần thứ 3 trong năm, giữa lúc công chúng ngày càng nghi ngờ động cơ của người đứng đầu Triều Tiên đằng sau lời hứa "phi hạt nhân hóa hoàn toàn".
Tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Moon cũng sụt giảm đến mức kỷ lục, chỉ còn 49% theo một khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu Gallup Korea. Đây là lần đầu tiên chỉ số này rơi xuống mức thấp hơn 50% từ khi ông Moon nhậm chức hồi tháng 5/2017 với cam kết cái cách chính trị và thắt chặt quan hệ với Triều Tiên.
Còn nhớ, sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, tỷ lệ người ủng hộ ông Moon lên đến 83%.

Nga tung bằng chứng vạch mặt hung thủ bắn hạ máy bay MH17

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố số hiệu quả tên lửa bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysian Airlines ở miền Đông Ukraine trong năm 2014.

Phát biểu với báo giới ngày 17/9, chỉ huy lực lượng tên lửa của bộ trên, Trung tướng Nikolai Parshin cho biết trên mảnh tên lửa mà Nhóm điều tra chung đưa ra có số của động cơ tên lửa, qua đó có thể xác định được số hiệu của tên lửa.