Trung Quốc “ngã ngửa” trước lập trường của Nga về Biển Đông

(Kiến Thức) - Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga về Biển Đông sau phán quyết PCA đã khiến cho Trung Quốc “ngã ngửa” vì không giống những gì mà Bắc Kinh hằng mong đợi.

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Anton Tsvetov của Hội đồng Nga về Các vấn đề quốc tế (RIAC) đồng thời là cố vấn chính sách đối ngoại về khu vực Đông Nam Á, trong bài viết đăng trên trang mạng The Dipolomat ngày 16/7/2016.
Ngày 12/7, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” cũng như hành vi gây hại cho môi trường và ngư dân Philippines ở Biển Đông của Trung Quốc là trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Phán quyết này đã đẩy Bắc Kinh vào tình thế buộc phải giảm thiểu tổn thất, mặc dù Trung Quốc vẫn bác bỏ thẩm quyền của PCA, tuyên bố không tuân thủ phán quyết và liệt kê một loạt các nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông.
Trong danh sách các nước được cho là ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, Nga là nước lớn nhất và có ảnh hưởng nhất.
Chỉ có điều phản ứng của Liên bang Nga trước phán quyết PCA là hơi chậm và gián tiếp trong ngày 14/7, hai ngày sau phán quyết của PCA.
Phản ứng của Nga được đưa ra dưới hình thức trả lời câu hỏi của một nhà báo Trung Quốc tại cuộc họp báo hàng tuần của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Maria Zakharova. Đây là dấu hiệu cho thấy, Nga không muốn sa vào tranh chấp và không coi Biển Đông là ưu tiên cấp bách hàng đầu.
Như thường lệ, Liên bang Nga bày tỏ ủng hộ giải pháp ngoại giao cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên hữu quan, kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế - bao gồm UNCLOS và Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) - và sớm kết thúc đàm phán về một bộ luật có tính ràng buộc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Trung Quoc “nga ngua” truoc lap truong cua Nga ve Bien Dong
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rõ rằng Moscow không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông. Ảnh  Sputnik News
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rõ rằng Moscow không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông. Mặc dù vẫn chống lại sự can thiệp của các nước ngoài khu vực, phát ngôn viên Zakharova đã không đề cập đến việc các nước không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lợi dụng tình hình để mưu cầu lợi ích địa chính trị, một thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ Mỹ.
Cuối cùng, phát ngôn viên Zakharova nhiều lần đề cập đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và hỗ trợ vai trò của UNCLOS trong việc duy trì pháp luật quốc tế trên các đại dương.
Bắc Kinh từng sử dụng các kênh song phương để thúc đẩy Nga theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Chỉ một ngày trước khi phán quyết PCA được công bố, phó đại sứ Trung Quốc ở Moscow đã đến Bộ Ngoại giao Nga để thảo luận về "các vấn đề song phương và toàn cầu hiện nay”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Zakharova đã nói rõ rằng Nga không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp Biển Đông và cho thấy khá rõ việc bên nào đang cố gắng lôi Nga vào cuộc.
Như thường lệ, Bắc Kinh vẫn đưa Nga vào danh sách các nước ủng hộ Trung Quốc thách thức phán quyết của PCA. Về phần mình. Liên bang Nga dường như cũng tránh làm phật lòng đối tác chiến lược Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là trong môi trường nhanh chóng thay đổi hiện nay, thành công ngoại giao của Nga sẽ bao gồm tính thực dụng và giảm thiểu áp lực từ đến từ hai phía, ngay cả khi tính trung lập này bị coi là thiếu hỗ trợ “đối tác chiến lược” Trung Quốc.

Yemen giành lại eo biển từ tay phe nổi dậy Houthi

(Kiến Thức) - Lực lượng chính phủ Yemen phối hợp cùng liên quân Ả-rập vừa giành lại eo biển Mandab từ tay phe nổi dậy Houthi.

Reuters dẫn lời người phát ngôn chính phủ Yemen cho biết nước này đã giành lại quyền kiểm soát Mandab – eo biển nối Biển Đỏ với Vịnh Aden – từ tay phe nổi dậy Houthi.
“Với mục tiêu bảo vệ tuyến đường biển quan trọng, trong một chiến dịch quân sự quy mô lớn ngày 1/10, chính phủ Yemen và lực lượng liên quân Ả-rập đã giải phóng eo biển Bab al-Mandab và đảo Mayun”, Rajeh Badi xác nhận với hãng Reuters qua điện thoại.

Nóng cuộc chiến chống phiến quân IS ở Trung Đông

(Kiến Thức) - Cuộc chiến chống phiến quân IS ở Trung Đông diễn ra các mặt trận, tiền tuyến từ Syria, Iraq, Libya.

Nong cuoc chien chong phien quan IS o Trung Dong
Các thành viên Quân đội Syria Tự do (FSA) tuần tra trong ngôi làng họ giải phóng từ tay phiến quân IS

Toàn cảnh 1 năm cuộc chiến chống IS của Nga tại Syria

(Kiến Thức) - Đài Sputnik đăng tải những hình ảnh trong chiến dịch quân sự chống IS của Nga tại Syria suốt một năm qua.

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria
Ngày 30/9/2015, Nga bắt đầu mở chiến dịch quân sự chống IS tại Syria theo lời đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Các phi công Nga chuẩn bị lên chiến đấu cơ Su-30 làm nhiệm vụ tại căn cứ không quân Hmeymim, Syria. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-2
Có thể nói, chiến dịch không kích IS tại Syria của Nga đã mang lại những thắng lợi nhất định cho lực lượng chính phủ Damascus trước nhóm khủng bố. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30 của Nga hạ cánh tại căn cứ không quân Hmeymim, Syria. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-3
Một quả bom được gắn trên chiến đấu cơ Su-34 của Nga tại căn cứ Hmeymim. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-4
 Các tàu chiến Nga nã tên lửa hành trình Kalibr-NK vào căn cứ của phiến quân IS tại tỉnh Raqqa, Idlib và Aleppo của Syria.

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-5
 Một phi công của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga trong đợt xuất kích làm nhiệm vụ chống khủng bố ở Syria.

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-6
 Chiến đấu cơ Su-34 thực hiện cuộc không kích nhằm vào nhóm khủng bố tại tỉnh Raqqa và Aleppo.

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-7
 Lực lượng Nga không kích chính xác đoàn xe bọc thép của tổ chức khủng bố IS ở vùng lân cận tỉnh Idlib, Syria.

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-8
 Các quân nhân Nga tại nhà ăn ở căn cứ Hmeymim, Syria.
Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-9
Phi công Nga đứng cạnh một trực thăng quân sự Mi-8AMSht ở căn cứ Hmeymim. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-10
Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga tuần tra ở vùng ngoại ô thị trấn Qaryatayn được giải phóng gần đây ở Syria. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-11
Người dân Tartus tuần hành ủng hộ chiến dịch không kích chống khủng bố tại Syria của Nga. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-12
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga nã tên lửa hành trình X-555 nhằm vào căn cứ của nhóm IS tại Syria. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-13
 Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf được triển khai tại căn cứ Hmeymim, Syria.

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-14
Phi công chiến đấu cơ Su-34 được mọi người chào đón tại phi trường gần Voronezh sau khi trở về từ Syria. 

Toan canh 1 nam cuoc chien chong IS cua Nga tai Syria-Hinh-15
Chiến đấu cơ Su-25 của Nga tại phi trường gần Primorsko-Akhtarsh ở vùng Krasnodar (Nga) sau khi trở về từ Syria.