Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo báo Hải Nam số ra ngày 15/5, từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, Trung Quốc chính thức thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.

Trong thời gian kể trên, Trung Quốc nghiêm cấm tàu thuyền đánh bắt cá bằng mọi phương thức (trừ hình thức câu và kéo lưới đơn tầng). Đây là lần thứ 17 liên tiếp Trung Quốc áp đặt  lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông  
từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Bắt đầu từ  năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của nước này bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines.
Báo Hải Nam cho biết, phạm vi mà Trung Quốc cấm đánh bắt cá nằm trong vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông (bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ). Như vậy, khu vực mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá bao gồm cả quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Lệnh cấm này áp dụng cho cả ngư dân Trung Quốc và ngư dân nước ngoài. Các trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu tàu thuyền, phương tiện đánh bắt, xử phạt hành chính.
Mặc dù cấm đánh bắt cá nhưng Trung Quốc lại có ngoại lệ là “chỉ những tàu cá nào có giấy phép đi đánh bắt mới được rời cảng tới khu vực Trường Sa”, bài báo cho hay.
Trong thời gian từ ngày 16/5 đến 1/8, Trung Quốc sẽ huy động số lượng lớn tàu hải cảnh, ngư chính, hải giám và các tàu chấp pháp địa phương tăng cường phối hợp tuần tra, nhằm thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Ngư trường quần đảo Trường Sa là ngư trường chính của ngư dân Việt Nam. Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cấm đánh bắt cá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam tại ngư trường này.

“Canh bạc nghìn tỷ đô” của Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trong một bài viết, tạp chí Mỹ The National Interest cho rằng Trung Quốc đang chơi “canh bạc nghìn tỷ đô”, với mưu đồ khống chế Biển Đông.

Với việc ráo riết “đắp đảo” và xua đuổi máy bay, tàu thuyền nước ngoài ở Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc bộc lộ mưu đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nhằm khống chế Biển Đông có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.  
“Canh bac nghin ty USD” cua Trung Quoc o Bien Dong
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông. 
Báo cáo hàng năm của Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh đang "cưỡng ép cường độ thấp" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Báo cáo nêu rõ: "Trung Quốc thường sử dụng các "bước tiến nhỏ" để tăng cường kiểm soát hiệu quả các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.

Tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư

(Kiến Thức) - Theo Cảnh sát bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), ngày 15/5 ba tàu tuần tra Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư và ở đó hai tiếng đồng hồ .

Trước đó, Cục Hải Dương Quốc gia Trung Quốc thông báo, ba tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lần lượt mang số hiệu là 2350, 2305 và 2102.
Tau tuan tra Trung Quoc xam nhap lanh hai Senkaku/Dieu Ngu
 Tàu tuần tra biển Trung Quốc.
Trong khi đó, Đơn vị Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản số 11 ở Naha, tỉnh Okinawa, xác nhận rằng, vào khoảng 9h (giờ địa phương) ngày 15/5, ba tàu tuần tra Trung Quốc đã tiến vào vùng biển 12 hải lý của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ba tàu nói trên lưu lại khu vực nói trên khoảng hai tiếng đồng hồ và đến trưa mới rời đi.