Trung Quốc lại đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông

(Kiến Thức) -Trung Quốc ngày 28/12 tuyên bố đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới tác nghiệp tại một địa điểm mới trên Biển Đông.

Trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) ngày 28/12 ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 thuộc Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) sẽ tiến hành tác nghiệp khoan thăm dò tại giếng Lăng Thủy 24-1-1, khu vực có tọa độ 17°29′32″N/110°57′11″E,  từ ngày 28/12 đến 10/2/2016.
Trung Quoc lai dua gian khoan 981 vao Bien Dong
Trung Quốc lại đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông.
MSA cho biết thêm, giàn khoan 981 sẽ hoạt động xung quanh tọa độ trên với bán kính khoảng 2km, cấm các tàu khác vào trong khu vực tọa độ trên.

Trước đó, Cục hải sự quốc gia Trung Quốc (MSA) đã thông báo giàn khoan Hải Dương 981 từ ngày 21/10 đến 20/11 sẽ tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 18-1-1, vị trí 17°34′38″.6N/110°55′31″.2E.

Trung Quoc lai dua gian khoan 981 vao Bien Dong-Hinh-2
Vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 

Việc Trung Quốc hồi tháng 5/2014 trái phép  đưa giàn khoan 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông đã khiến quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi chưa từng thấy.

Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan 981 hồi tháng 6/2015 được cho là cách bờ biển Việt Nam 104 hải lý.

Giàn khoan nước sâu 981 trị giá 1 tỷ USD thuộc sở hữu của CNOOC, một công ty quốc doanh và là hãng sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.

Hải quân TQ ồ ạt tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông

Trung Quốc đã ồ ạt tiến hành một loạt các cuộc tập trận ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong những ngày qua.

Hải quân Trung Quốc những ngày qua đã ồ ạt tiến hành một loạt các cuộc tập trận ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 13/12 tuyên bố đây là các cuộc tập trận thường xuyên.
"Hải quân Trung Quốc những ngày gần đây đã triển khai một hạm đội tới các vùng biển ở Biển Đông, theo tuyến đường Tây Thái Bình Dương, để tiến hành tập trận. Động thái này là sự triển khai thông thường theo kế hoạch huấn luyện của Hải quân năm nay", Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo trong một tuyên bố ngắn.

Trung Quốc đưa tàu tiếp tế lớn nhất đến Biển Đông

(Kiến Thức) -Ngày 23/11, Trung Quốc đã đưa tàu tiếp tế lớn nhất của lục quân tới “thành phố Tam Sa”, nhằm tăng cường khả năng tiếp tế cho các đảo ở  Biển Đông.

Tờ chinanews.com (24/11) cho biết, chiếc tàu mang số hiệu GY820 là tàu tiếp tế  lớn nhất của Lục quân Trung Quốc. Tàu này dài 90m, rộng 14,6m, độ giãn nước 2.700 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.000 hải lý và có chỗ đáp cho máy bay trực thăng. Tàu GY820 sẽ đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển trang thiết bị hạng nặng, tiếp tế vật tư, vũ khí và nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ tại cái gọi là  “thành phố Tam Sa".
Trung Quoc dua tau tiep te lon nhat den Bien Dong
 Tàu tiếp tế lớn nhất của Lục quân TQ GY820
Năm 2012, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" có trụ sở chính ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa với mục đích quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc, chủ yếu là do chính sách gây hấn của Bắc Kinh trong những vụ tranh chấp lãnh thổ gần đây.

Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng mạnh hơn trước các hành động đe dọa chủ quyền bằng việc Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Dong Nam A ngay cang “khong than thien” voi Trung Quoc
 Phản ứng trên tàu Philippines sau khi vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Trong vụ kiện Trung Quốc kéo dài hai năm qua, cuối cùng Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague cũng đã chấp nhận đơn kiện của Philippines và đứng ra xét xử vụ này, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. PCA tuyên bố rằng vụ án này thuộc thẩm quyền của tòa và sẽ lắng nghe lập luận của Manila chống lại tuyên bố thâu tóm Biển Đông của  Trung Quốc, trong cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” vô cùng phi lý và trái với những qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các chuyên gia pháp lý tự tin rằng Philippines có thể giành chiến thắng trong vụ kiện này, khi PCA  bác bỏ phần lớn các lập luận của Trung Quốc trong các buổi điều trần sơ bộ.