Trung Quốc "hối" Triều Tiên trở lại bàn đàm phán 6 bên

(Kiến Thức) - Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên Wu Dawei đã tới Bình Dưỡng vào đầu tuần này.

Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên Wu Dawei.
Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên Wu Dawei.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, chuyến thăm của Wu Dawei nhằm mục đích thảo luận với chính phủ Triều Tiên về việc khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Hồng Lỗi cho biết, tình hình trên bán đảo Triều Tiên gần đây bớt căng thẳng với các cam kết và đối thoại thay thế cho chính sách đối đầu trước đó. Đây là điều không dễ để có được và tất cả các bên cần tôn trọng và duy trì những gì đã đạt được.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các bên cần tăng cường cam kết và đối thoại hơn nữa cũng như đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực giải tỏa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Tất cả các bên quan tâm nên tham gia một nỗ lực chung để tái khởi động các cuộc đàm phán 6 bên.
Ông Lỗi cũng kêu gọi các bên trở lại vị trí của họ như được xác định trong Tuyên bố chung 19/9 được ký kết năm 2005. Theo đó, Triều Tiên cam kết từ bỏ tất các vũ khí hạt nhân đang có và các chương trình hạt nhân.
Các cuộc đàm phán 6 bên, bao gồm Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản, đã bị tạm hoãn từ cuối năm 2008.

Nhật tăng cường tính chiến đấu của Lực lượng phòng vệ

(Kiến Thức) - Sau khi chi mạnh tay trang bị vũ khí, Nhật lại chuẩn bị tổ chức cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn nhằm nâng cao khả năng đổ bộ của Lực lượng phòng vệ.

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hoãn chuyến thăm châu Á hồi đầu tháng 10, những đồng minh thân cận trong khu vực đã băn khoăn liệu nước Mỹ có trở nên suy thoái do tác động của chính phủ Mỹ đóng cửa hay không. Đồng thời, họ cũng bày tỏ quan ngại liệu một ngày không xa nước Mỹ có đủ sức làm “bá chủ” trên đấu trường quốc tế.
Những nhà lãnh đạo Nhật có lẽ cũng bày tỏ sự quan ngại về vấn đề trên, nhưng họ giả vờ “làm ngơ”. Thậm chí, ngay cả khi Washington trở nên lo lắng với việc giải quyết tình hình, Ủy ban Tư vấn Nhật Bản - Mỹ (gọi tắt là SCC) thông báo về khả năng “cải tạo” mối liên minh giữa hai nước. Như một phần trong nỗ lực cải cách, quân đội Nhật sẽ gánh vác thêm nhiều trọng trách liên quan tới tình hình an ninh chung, điều mà chính phủ Mỹ và các nhân vật bảo thủ của Nhật chờ đợi đã lâu.

Lý do Thụy Sĩ thành "đất hứa" của gái mại dâm?

(Kiến Thức) - Lý do các cô gái quyết định chọn Thụy Sĩ làm nơi hành nghề vì chính sách cởi mở trong nhập cư và nơi này coi mại dâm là hợp pháp.

Kinh tế suy thoái nhiều năm đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha (TBN) tăng cao, hiện nay ở mức 26%. Do vậy, nhiều người dân nước này đã di cư sang nước khác để tìm cơ hội làm việc, trong số đó còn có cả gái mại dâm. Những cô gái bán hoa của xứ sở bò tót thường sang Thụy Sĩ để tiếp tục làm việc, nơi nghề mại dâm là hợp pháp.
Theo số liệu thống kê của tổ chức The Local, số lượng gái mại dâm TBN đăng ký hành nghề hợp pháp ở Thụy Sĩ đang tăng lên đáng kể. Cảnh sát thành phố Geneva cho hay, năm 2010 chỉ có 80 gái mại dâm người TBN hành nghề hợp pháp. Tuy nhiên, tới nay, con số này đã tăng gấp 4 lần.