Trung Quốc: F-35 còn lâu mới đấu nổi J-20

(Kiến Thức) - Chuyên gia Trung Quốc nhận định, tiêm kích tàng hình F-35 của Nhật Bản khó có khả năng đối đầu được với tiêm kích hạm J-20.

Theo tạp chí Aviation Week (Mỹ) và tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, tiêm kích hạm tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể được phát triển và trang bị cho tàu sân bay của nước này.
Trước đó, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nước này có thể phát triển biến thể tiêm kích hạm tàng hình dựa trên J-20 được định danh là XJZ-20B. Mẫu thiết kế này có thể dùng kiểu cánh ngược, bố trí vũ khí cả trong thân và cánh.
Ảnh đồ họa J-20 phóng tên lửa không đối không.
Ảnh đồ họa J-20 phóng tên lửa không đối không.
Điều này làm cho Nhật Bản cảm thấy lo ngại, theo báo chí Nhật Bản, đối thủ số 1 của máy bay chiến đấu thế hệ mới thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) chính là J-20 của Trung Quốc. Vì vậy Nhật Bản sẽ sử dụng tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ để đối phó với J-20.
Tạp chí Aviation Week suy đoán, tiêm kích J-20 đã qua nhiều lần bay thử nghiệm, dự kiến trong vòng 4 đến 5 năm nữa có thể được biên chế lượng lớn máy bay này cho Quân đội Trung Quốc. Loại máy bay này có khả năng tàng hình và tuần tra với tốc độ siêu thanh, ngoài ra còn được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, có khả năng đối chọi với cả F-22 của Mỹ.
Cũng theo tạp chí này, biến thể hoạt động trên tàu sân bay của J-20 có thể được biên chế phục vụ vào khoảng năm 2020, mà tốc độ trang bị cho Hải quân Trung Quốc mỗi năm đạt 20 chiếc.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản chỉ ra, thông tin Trung Quốc bắt đầu phát triển biến thể tiêm kích hạm J-20 đã thu hút sự quan tâm của Nhật Bản. Dự án F-X (máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo) của Lực lượng phòng vệ trên không (JASDF) của Nhật Bản tiếp nhận nhận 3 ứng cử viên gồm: F/A-18E/F, F-35 và Eurofighter Typhoon.
Chuyên gia Trung Quốc tự tin cho rằng F-35 khó có thể là đối thủ với J-20.
 Chuyên gia Trung Quốc tự tin cho rằng F-35 khó có thể là đối thủ với J-20.
JASDF khi xem xét đến 3 loại máy bay chiến đấu này, không chỉ xem xét tính năng trên đất liền của nó, mà còn quan tâm đến biến thể trên hạm của nó. Xét đến biến thể tiêm kích J-20 của Trung Quốc, cuối cùng Nhật Bản đã lựa chọn F-35, vì 2 loại máy bay kia khi đối phó với máy bay J-20 sẽ gặp bất lợi.
Về vấn đề này, chuyên gia trang thiết bị không quân của Trung Quốc Tống Tâm Chi cho rằng, tính năng của F-35 có lẽ không thể cạnh tranh được với máy bay J-20 của Trung Quốc.

J-20 còn chưa “kham nổi”, Trung Quốc đã tính chế J-20B

(Kiến Thức) -Trong khi chương trình phát triển J-20 còn chưa hoàn thành, Trung Quốc dường như đang tính tới việc phát triển biến thể J-20B.

“Át chủ bài” tiêu diệt J-20 của Nhật sắp bay thử

ATD-X sẽ bay thử vào năm 2014

Trực thăng Z-9 Trung Quốc vãi đạn tấn công mục tiêu

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một số hình ảnh hoạt động tập trận bắn đạn thật của trực thăng chiến đấu Z-9 mang rocket và súng máy tấn công mục tiêu.

Theo Hoàn Cầu, đây là cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô nhỏ có sự tham gia của phi đội 4 trực thăng Z-9 tổ chức tấn công thâm nhập thấp, tiêu diệt mục tiêu mặt đất.
Theo Hoàn Cầu, đây là cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô nhỏ có sự tham gia của phi đội 4 trực thăng Z-9 tổ chức tấn công thâm nhập thấp, tiêu diệt mục tiêu mặt đất.  
"Trong quá trình tấn công bằng đạn thật, chủ yếu sử dụng phương thức tấn công thâm nhập thấp - bổ nhào - bắn, vì ở độ cao tiêu chuẩn dễ bị pháo mặt đất của "đối phương" tấn công”, đại diện đơn vị tham gia bắn đạn thật cho biết. Còn theo Trung đoàn Trưởng Mâu Xuân Giang, để phát huy lợi thế tác chiến trên không siêu thấp của trực thăng, trung đoàn đã tìm ra phương thức tấn công chiến thuật trên không siêu thấp. Tập trận lần này, trung đoàn tăng độ khó trong tập trận, mô phỏng triển khai môi trường thực chiến, kiểm tra toàn bộ ý thức và khả năng thực chiến của phi công khi tấn công.
 "Trong quá trình tấn công bằng đạn thật, chủ yếu sử dụng phương thức tấn công thâm nhập thấp - bổ nhào - bắn, vì ở độ cao tiêu chuẩn dễ bị pháo mặt đất của "đối phương" tấn công”, đại diện đơn vị tham gia bắn đạn thật cho biết. Còn theo Trung đoàn Trưởng Mâu Xuân Giang, để phát huy lợi thế tác chiến trên không siêu thấp của trực thăng, trung đoàn đã tìm ra phương thức tấn công chiến thuật trên không siêu thấp. Tập trận lần này, trung đoàn tăng độ khó trong tập trận, mô phỏng triển khai môi trường thực chiến, kiểm tra toàn bộ ý thức và khả năng thực chiến của phi công khi tấn công.