Trung Quốc dùng kinh tế để xoa dịu Malaysia về Biển Đông

(Kiến Thức) - Thủ tướng Lý Khắc Cường đã mời chào Malaysia một loạt các đặc quyền kinh tế nhằm mục đích xoa dịu sự phản đối của Kuala Lumpur về  Biển Đông.

Ông Lý Khắc Cường với giới kinh doanh tại Kuala Lumpur rằng Trung Quốc sẽ mua thêm trái phiếu kho bạc của Malaysia, nâng hạn ngạch lên 50 tỷ nhân dân tệ (60,6 tỷ đô la Hong Kong) đối với việc Malaysia đầu tư vào thị trường vốn Trung Quốc và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng giá rẻ.
Trung Quoc dung kinh te de xoa diu Malaysia ve Bien Dong
Thủ tướng Malaysia Najib Razak tiếp đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở thủ đô Kuala Lumpur.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nói: “Hiện có sự biến động bất thường trên các thị trường tài chính quốc tế. Một số nước ... đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm chạp hoặc tiêu cực, tỷ lệ lạm phát cao và sự mất giá mạnh của đồng nội tệ. Để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia, điều bắt buộc là phải ổn định thị trường tài chính”.
Kinh tế của Malaysia hiện đang phải hứng chịu hậu quả của đồng nội tệ mất giá và xuất khẩu sụt giảm cũng như  vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư đối với ban lãnh đạo đất nước.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng đã trải qua nhiều cơn sóng gió, nhiễu loạn trong mùa hè vừa qua dẫn đến nghi vấn về khả năng quản lý kinh tế của ban lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Hạn mức 50 tỷ nhân dân tệ sẽ được cấp theo đề án đầu tư nước ngoài đủ điều kiện, một trong những kênh quan trọng đối với đầu tư nước ngoài ở  Trung Quốc. Phái viên kinh tế của Malaysia tại Trung Quốc, ông  Ong Ka Ting, cho biết: “Ngân hàng Trung ương Malaysia đã mong muốn đặc quyền này và chúng tôi rất ngạc nhiên trước qui mô khổng lồ của hạn ngạch (mà phía Trung Quốc đề xuất)”.
Ông Lý Khắc Cường cũng kêu gọi sự hợp tác lớn hơn về cơ sở hạ tầng, nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể cắt giảm chi phí xây dựng bằng cách cung cấp vật liệu giá rẻ. Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực và coi đây là một phần của nỗ lực mở rộng ảnh hưởng kinh tế.
Trước chuyến thăm chính thức Malaysia ngày 23/11, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã ở thủ đô Kuala Lumper để tham dự một loạt các cuộc họp khu vực với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào cuối tuần qua.
Căng thẳng leo thang trong các hội nghị cấp cao ở Kuala Lumpur, khi Bắc Kinh và Washington công khai chỉ trích lẫn nhau về các dự án hút cát đắp đảo nhân tạo “phá vỡ nguyên trạng” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại hội nghị cấp cao ở Kuala Lumper, ông Lý Khắc Cường nói Trung Quốc duy trì hòa bình và ổn định trên tuyến đường biển nhộn nhịp qua Biển Đông và các nước bên ngoài khu vực (gián tiếp đả động đến Mỹ)  nên tránh kích động căng thẳng ở vùng biển này.
Gần đây, Malaysia đã lên tiếng phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông giàu dầu mỏ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về khả năng quân sự hóa hơn nữa của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Ông Lý cũng cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Malaysia và các nước khác để chống chủ nghĩa khủng bố nhằm "mang lại một môi trường an toàn cho doanh nghiệp".
Malaysia vốn là một điểm quá cảnh phổ biến đối với những người sắc tộc Uygur chạy trốn từ Tân Cương đến Thổ Nhĩ Kỳ. Bắc Kinh cho biết nhiều người trong số này tìm cách gia nhập nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. Malaysia đã trục xuất nhiều người Uygur trở lại Trung Quốc.
Học giả Oh Ei-sun, một thành viên cao cấp của Trường  Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết các cuộc tấn công Paris gần đây và việc IS hành quyết một con tin Trung Quốc đã mang lại cho  Malaysia nhiều lý do để trục xuất người Uygur về Trung Quốc.

Hỗn loạn Trung Đông vẫn kéo dài trong thời kỳ “hậu IS”

(Kiến Thức) - Tình trạng hỗn loạn và bạo lực vẫn kéo dài ở Trung Đông, ngay cả khi liên minh chống  “Nhà nước Hồi giáo” diệt trừ được nhóm khủng bố này.

Nguyên nhân trỗi dậy của IS ở Iraq và Syria
Các thể chế và các đường biên giới ranh giới ở Trung Đông do các cường quốc thực dân Châu Âu áp đặt sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất đang bị tan rã. Điều này đã tạo ra lực ly tâm mạnh mẽ phá vỡ  chất keo kết dính các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ngày càng đối kháng với nhau.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tiêu diệt IS?”, nhật báo La Croix đề cập đến các khía cạnh chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo.

Trước hết, cần thiết lập một liên minh quốc tế thực sự để tiêu diệt IS. Ngày 16/11, phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định: “Bashar al-Assad không thể là lối thoát trong một giải pháp chính trị, nhưng kẻ thù của chúng ta ở Syria chính là Daesh (Nhà nước Hồi giáo)”.  Ông Hollande kêu gọi “tập hợp tất cả những ai có thể thực sự đấu tranh chống đội quân khủng bố này, trong khuôn khổ một liên minh quy mô và duy nhất”.
The gioi lam the nao de tieu diet IS?
Tổng thống Nga Vladinir Putin "liên thủ " với Tổng thống Pháp 
François Hollande trong cuộc chiến chống IS.
Như vậy kể từ nay, số phận của Assad đã trở nên thứ yếu. Các cường quốc - trong đó có Mỹ, Nga và Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia Ả Rập, Iran -  hôm 14/11 đã thỏa thuận về lịch trình chuyển đổi chính trị tại Syria để lập ra một chính phủ chuyển tiếp trong vòng 6 tháng tới, và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Liên minh chống thánh chiến cần phải vượt qua những bất đồng quan trọng về số phận của Tổng thống Syria và về các mục tiêu không kích.

Trung Quốc âm mưu lập “chuỗi pháo đài” ở Trường Sa

Tạp chí nghiên cứu quốc phòng nổi tiếng Janes Defense gọi các "đảo nhân tạo" do Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Trường Sa là một chuỗi pháo đài.

Mấy ngày gần đây, tình hình Biển Đông lại trở thành vấn đề được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm với việc Hội nghị cấp cao các nước ASEAN ra tuyên bố quan ngại sâu sắc trước hoạt động lấp biển tạo đảo ở Trường Sa; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố có thể cho máy bay và tàu chiến tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang cải tạo phi pháp và việc Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận hoạt động này của Mỹ, đe dọa “sẽ có những biện pháp giáng trả cần thiết”. Nguy cơ một cuộc xung đột trên Biển Đông đã gần trở nên hiện thực hơn bao giờ hết…