Trung Quốc điều tàu chiến tới ngoài khơi Syria

Một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn cùng 1.000 lính thủy đánh bộ đã đến Biển Đỏ, trên đường tới Địa Trung Hải ngoài khơi Syria.

Tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.
Tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.
Truyền thông Israel ngày 6/9 dẫn lời một số nguồn tin hải quân phương Tây cho biết Bắc Kinh đã bí mật triển khai nhiều tàu chiến đến vùng biển đối diện với Syria. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần triển khai lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông trong lịch sử hải quân nước này.
Cùng ngày, người phát ngôn Hải quân Nga cho biết việc nước này tăng cường tàu chiến tại Địa Trung Hải nhằm đối phó mọi diễn biến bất ngờ nào, sau khi tàu khu trục trang bị tên lửa Smetlivy lên đường đến Địa Trung Hải.
Từ ngày 4/9, Moscow đã thông báo điều 6 tàu chiến tới tăng cường cho đội tàu của Nga ở Địa Trung Hải.
Trước đó, theo AFPReuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố cuộc khủng hoảng Syria cần được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị thay vì một cuộc tấn công quân sự.
Tại cuộc gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), ông Tập Cận Bình nêu rõ: "Giải pháp chính trị là con đường đúng đắn duy nhất cho cuộc khủng hoảng Syria, và một cuộc tấn công quân sự không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Chúng tôi hy vọng các nước nên cân nhắc kỹ trước khi hành động."
Tổng thống Obama đã không chịu nhượng bộ trước sức ép của các nhà lãnh đạo G-20 muốn Mỹ từ bỏ kế hoạch không kích Syria, cho thấy sự chia rẽ sâu sắc đang phủ bóng lên các nỗ lực vực dậy nền kinh tế thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh G-20. Một nguồn tin hội nghị nói: "Đã diễn ra một cuộc thảo luận dài với sự chia rẽ rõ ràng trong Nhóm (G-20)".
Trong khi đó, theo AFPTHX, Nga đã lên tiếng cảnh báo việc Mỹ nhắm tới mục tiêu kho vũ khí hóa học của Syria trong bối cảnh Washington D.C xem xét sử dụng vũ lực trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Với mối quan ngại riêng, chúng tôi nhận thức được thực tế rằng các cơ sở hạ tầng quân sự đang bảo vệ tính toàn vẹn và an toàn của kho vũ khí hóa học Syria đang là mục tiêu tiềm tàng trong các cuộc tấn công quân sự".

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Tấn công Syria là vô nghĩa

(Kiến Thức) - Trong bài viết cho CNN, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich nhận định rằng Syria đang đánh lạc hướng sự chú ý vào các vấn đề thực sự của nước Mỹ.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich:Tấn công Syria là vô nghĩa.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich:Tấn công Syria là vô nghĩa.
Theo cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, Tổng thống Barack Obama đã làm đúng khi yêu cầu Quốc hội tranh luận và bỏ phiếu một đề xuất hành động về an ninh quốc gia. Nhưng thật không may, ông Obama lại chọn sai chủ đề để tranh luận cấp quốc gia. Bắn mấy quả tên lửa vào Syria chỉ là một hành động chiến thuật và sẽ không làm thay đổi lịch sử. Tổng thống Obama đã cam kết rằng cuộc tấn công này là “hạn chế” và không nhằm lật đổ chế độ Assad.

“Chiến tranh hoá học” Syria trên mặt trận thông tin

(Kiến Thức) - Theo Bộ Ngoại giao Nga, tình trạng “nóng bỏng” liên quan đến Syria là dựa trên những thông tin sai lệch và sự thật bị bóp méo.

 
Một trong những định hướng của "trò chơi bẩn” trên bình diện thông tin là nhằm chống Nga. Trong đó, người ta cố gắng xuyên tạc chính sách của Moscow và chủ ý bóp méo lịch sử quan hệ Nga-Syria. Bộ Ngoại giao Nga đã phê phán chiến dịch đó là "đòn tập trung tổng lực” trong lĩnh vực thông tin.

Yếu tố Mỹ trong căng thẳng TQ-Philippines ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Mỹ vừa triển khai mấy trăm binh sĩ ở đảo Mindanao, miền Nam Philippines, để huấn luyện lực lượng vũ trang Philippines chống khủng bố.

Lính Mỹ và Philippines tập trận phối hợp chiếm đảo.
Lính Mỹ và Philippines tập trận phối hợp chiếm đảo.
Đây là bước đi đầu tiên tới việc thành lập liên minh quân sự Mỹ-Philippines. Trong khi đó, mỗi bên lại chạy theo lợi ích riêng.