Trung Quốc đe dọa sẽ tiêu diệt hàng chục xe tăng T-90 Ấn Độ

Trung Quốc hứa sẽ đánh bại hàng chục xe tăng T-90 do Nga sản xuất phục vụ trong Quân đội Ấn Độ tại biên giới nước này.

Truyền thông khu vực đã cho biết trong tình cảnh leo thang của cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc, Quân đội Ấn Độ đã điều động một lượng lớn thiết giáp tới điểm nóng, trong đó có cả những xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 tối tân.
Phía Ấn Độ kỳ vọng rằng những cỗ chiến xa này sẽ giúp lực lượng vũ trang của mình giành ưu thế trên chiến trường. Mặc dù vậy ở chiều ngược lại, phía Trung Quốc không xem trọng động thái trên.
Trung Quoc de doa se tieu diet hang chuc xe tang T-90 An Do
 Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng "đón tiếp" các xe tăng T-90 tối tân của Ấn Độ
Truyền thông Trung Quốc cho biết xe tăng T-90 xuất hiện vài ngày trước gần biên giới nước này sẽ bị phá hủy toàn bộ trong vòng vài phút nếu Ấn Độ kéo chúng vào khu vực giao tranh, cố gắng khiêu khích Trung Quốc.
Theo ấn phẩm Sohu, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự diện rộng, hàng chục xe tăng T-90 sẽ bị tiêu diệt.
"Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Ấn Độ, Quân đội Ấn Độ tiếp tục triển khai hàng chục ngàn binh sĩ đến khu vực Ladakh, và cũng gửi một số lượng lớn xe tăng tối tân T-90 tới địa điểm này".
"Quân đội Ấn Độ đã tạo ra tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mặt trận. Kể từ đầu tháng này, họ đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở xung quanh thung lũng Gallevan và cũng đã lắp đặt tên lửa phòng không quanh khu vực".
"Bây giờ Ấn Độ đã một lần nữa sử dụng các bước đi cũ của mình, đó là triển khai một số lượng lớn binh sĩ, trong một thời gian dài New Delhi đang chuẩn bị cho các hoạt động quân sự lớn tại đây. Rõ ràng, Ấn Độ có ý định leo thang xung đột và sự hủy diệt đang chờ họ", báo cáo của ấn phẩm Sohu.
Tuy nhiên, bản chất chính xác sự tự tin của Trung Quốc liên quan đến việc đánh bại xe tăng T-90 vẫn chưa được biết, nhưng cần lưu ý rằng trên chiến trường Syria, T-90 đã thể hiện khả năng sống sót đáng kinh ngạc trước vũ khí chống tăng tối tân.
Ngoài ra cần phải làm rõ rằng tại thời điểm này có một tình huống cực kỳ căng thẳng ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và mặc dù các cuộc đụng độ mở đã tránh được, giới chuyên gia vẫn cho rằng bất kỳ sự khiêu khích nào cũng sẽ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng.

"Toát mồ hôi" nghe chuyên gia Trung Quốc "tự sướng" về xe tăng Type 99A

(Kiến Thức) - Cụ thể, truyền thông Trung Quốc khẳng định từ khả năng mang giáp cho tới hoả lực của xe tăng chủ lực Type 99A đều vượt trội hơn các loại xe tăng hiện đại nhất của Mỹ, Nga hiện tại. Khẳng định Type 99A là xe tăng tốt nhất thế giới.

Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, xe tăng chủ lực Type 99 của Trung Quốc có sức mạnh về hoả lực cũng như bọc giáp vượt trội hơn mọi loại xe tăng chủ lực của Nga và Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.
 Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, xe tăng chủ lực Type 99 của Trung Quốc có sức mạnh về hoả lực cũng như bọc giáp vượt trội hơn mọi loại xe tăng chủ lực của Nga và Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.

Vì sao "tên lửa hành trình" V-1 Buzz không cứu nổi Đức quốc xã?

(Kiến Thức) - Phiên bản đầu tiên của tên lửa hành trình hiện đại ngày nay chính là bom bay V-1 Buzz của Đức quốc xã; mặc dù sở hữu loại vũ khí rất hiện đại này, tại sao Hitler không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến?

Vi sao

Đến đầu năm 1944, Quân đội Đức quốc xa chỉ còn là cái bóng của những gì nó đã có từ đầu cuộc chiến. Nhưng Quốc trưởng Hitler vẫn quyết tâm trả đũa cho các cuộc không kích của quân Đồng minh vào các thành phố của Đức; mục tiêu trả đũa là các thành phố của Anh, đặc biệt là Thủ đô London.

Vi sao

Nhưng trong thế “sức cùng, lực kiệt”, các loại máy bay chiến đấu của Đức đã bị hao hụt nhiều bởi cuộc chiến, nên Không quân Đức không thể mở các cuộc ném bom ồ ạt như giai đoạn đầu của cuộc chiến. Ảnh: Máy bay Anh ném bom xuống Hamburg trong chiến dịch Gomorrah.

Vi sao

Để thực hiện đòn trả đũa của Hitler, các kỹ sư Đức do F.Dieseler đứng đầu, đã phát triển một loại vũ khí hoàn toàn mới, đó là bom bay, có mã FZG-76, thường được biết dưới cái tên V-1; đây chính là phiên bản tên lửa hành trình đầu tiên của thế giới.


Vi sao

Về nguyên tắc hoạt động, nó hoàn toàn giống các loại tên lửa hành trình hiện đại ngày nay, nhưng do công nghệ khi đó còn hạn chế, cơ cấu dẫn đường của V-1 tương đối đơn giản; thậm chí các kỹ sư Đức còn căn cứ vào lượng nhiên liệu, để tính toán điểm rơi cho V-1.


Vi sao

Chính vì có cơ cấu dẫn đường quá đơn giản, nên bom bay V-1 có mức chính xác rất thấp; có lẽ dấu ấn nổi bật nhất của V-1 đó là tiếng kêu của động cơ. Nhưng ở trong mức độ nào đó, V-1 vẫn là loại vũ khí “đe dọa” đối với dân chúng nước Anh.


Vi sao

Trong thế cùng quẫn, nhằm cứu vãn sự sụp đổ của nhà nước Đức quốc xã, những nhà khoa học Đức bị giới cầm quyền thúc ép, để tìm ra biện pháp nâng cao mức chính xác của V-1; cách giải quyết vấn đề này là phát triển loại V-1 phóng từ máy bay có người lái; đây cũng là phiên bản đầu tiên của loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay hiện nay.


Vi sao

Bộ Tổng hành dinh của Quân đội Đức đã ra lệnh cho Đơn vị nghiên cứu đặc biệt Kampfgruppe 200; đơn vị này sẽ sử dụng một số sân bay mà Quân đội phát xít Đức đang chiếm đóng tại châu Âu, để thành lập một số đơn vị sử dụng loại bom bay V-1 mới này.


Vi sao

Nhưng nỗ lực đầu tiên của Đức đã gặp thất bại, khi chiếc máy bay chiến đấu Focke Wulf FW-190 mang bom, được sử dụng trong các thử nghiệm với bom bay V-1 quá dễ bị tổn thương trước máy bay chiến đấu của phe đồng minh. Trọng lượng của V-1 đã khiến Focke Wulf  bay chậm và kém cơ động hơn nhiều.


Vi sao

Một ý tưởng “điên rồ” hơn đó là cải tạo quả bom bay V-1 thành một loại máy bay “cảm tử”, khi cải tạo tên lửa V-1 để có thể mang theo một phi công; thật ra ý tưởng này không phải tồi, khi V-1 có tốc độ nhanh hơn bất kỳ loại máy bay nào sử dụng động cơ piston khi đó, lại mang một đầu đạn nặng gần một tấn.

 
Vi sao

Với một phi công điều khiển, quả bom “cảm tử” này, sẽ có thể tìm thấy bất kỳ mục tiêu nào, dù nhỏ đến đâu và với lượng nổ đủ để phá hủy mục tiêu. Có lẽ đây cũng là ý tưởng của các thiết bị dẫn đường “thông minh” trên tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hay Kaliber của Nga hiện nay.