Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-3?

(Kiến Thức) - Trung Quốc được cho là đang phát triển cả tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-3 để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4.

Bất luận giới quân sự phương Tây đánh giá thế nào về tiềm lực của lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quânTrung Quốc thì lực lượng này đã phát triển qua nhiều thập kỷ, và trở thành một đối thủ nặng ký không thể coi thường.
Gần đây, phát biểu tại một hội nghị tại Mông Cổ, nguyên Tổng giám đốc của Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc Đàm Tác Quân cho biết, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Trung Quốc đã nghiên cứu thành công hoàn thành. Thông tin này thu hút sự chú ý của các bên liên quan.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long bình luận, mục tiêu cụ thể của tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 sẽ được đánh dấu bằng hai chữ “cao” và “thấp”.
“Cao” nhằm chỉ tính năng cao, hiệu suất cao, không chỉ khả năng tấn công của tàu ngầm tấn công hiện đại cao hơn hẳn so với tàu ngầm thông thường mà khả năng tác chiến chống hạm, chống ngầm, chống đổ bộ cũng phải cao hơn hẳn so với tàu ngầm thông thường. Còn "thấp" là dùng để chỉ tạp âm ít, ít tiếng ồn, đây cũng là thước đo khả năng tồn tại của tàu ngầm hiện đại và cũng là thước đo về khả năng tàng hình và tấn công”, ông Đỗ Văn Long nói.
Về việc khi nào tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 có thể đưa vào sử dụng, ông Long cho rằng, nghiên cứu thành công và hoàn thiện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, quá trình từ nghiên cứu tới sản xuất và đưa vào trang bị là quá trình dài, đòi hỏi thời gian khá lâu, có thể tính tới vài năm.
“Có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành của tàu ngầm là công nghệ và chiến lược. Nếu áp lực bên ngoài, chẳng hạn như là có sự đe dọa hạt nhân thì tốc độ hoàn thành sẽ được đẩy nhanh hơn”, ông Long nói thêm.
Trong khi tên lửa DF-41 còn "chưa đâu vào đâu", Trung Quốc đã lại mơ tới biến thể hải quân JL-3. Ảnh minh họa
Trong khi tên lửa DF-41 còn "chưa đâu vào đâu", Trung Quốc đã lại mơ tới biến thể hải quân JL-3. Ảnh minh họa
Ngoài ra, bàn về loại tên lửa đạn đạo sẽ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4, có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ dùng tên lửa JL-3 thay cho loại JL-2 đang trang bị trên tàu ngầm thế hệ 2 Type 094.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 sẽ được phát triển trên cơ sở cải tiến của loại tên lửa Đông Phong 41 (DF-41) được sử dụng phóng trên mặt đất. Loại tên lửa này có tầm phóng tối đa 10.000 km, điều này có nghĩa là một khi bố trí loại tên lửa này ở khu vực biển gần bờ của Trung Quốc thì có thể tấn công bao trùm toàn châu Âu và một phần lãnh thổ của Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc phát triển 2 thế hệ tàu ngầm hạt nhân gồm: Type 091, Type 092 thuộc thế hệ 1; Type 093, Type 094 thuộc thế hệ 2. Về phần tàu ngầm hạt nhân thế hệ 3, có thể là loại cải tiến từ Type 093/094 dự kiến sẽ trang bị trong 5 năm tới.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, tới năm 2025, Hải quân Trung Quốc sẽ biên chế từ 3-4 cụm tàu sân bay. Theo biên chế, mỗi cụm tàu sân bay sẽ bố trí từ 2-3 tàu ngầm hạt nhân tấn công, như vậy Trung Quốc cần phải có từ 8-12 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Dự kiến, đến lúc đó, tàu ngầm hạt nhân đời mới (bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4) sẽ trở thành “con át chủ bài” của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.

Ba tên lửa đạn đạo TQ “chọc thủng” Mỹ

Theo tờ Nezavisimaya Gazata (trụ sở tại Moscow, Nga), lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc có khả năng sở hữu 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng tấn công nước Mỹ.

Nhận mặt các loại pháo trên tàu chiến Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc tự phát triển cho mình bộ sưu tập các loại pháo hải quân khá lớn do nước này tự sản xuất và một phần sao chép công nghệ.

Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
 Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.
 Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.