Trung Quốc chống tham nhũng, công chức xin chuyển ngành

(Kiến Thức) - Theo đài Pháp, giới công chức Trung Quốc đang đua nhau tìm cách chuyển ngành, vì chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.

Đến cuối tháng 2/2015, hơn 10.000 công chức đã gửi hồ sơ tìm việc lên một trong những trang web lớn nhất có trụ sở tại Bắc Kinh. Không chỉ do lương công chức thấp, mà còn do chính quyền Trung Quốc đang ráo riết chống  tham nhũng.
Một trong những nguyên nhân khiến công chức đua nhau bỏ nghề là chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.
Một trong những nguyên nhân khiến công chức đua nhau bỏ nghề là chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động.
Công chức Trung Quốc muốn chuyển sang làm việc cho lĩnh vực tư nhân. Từ Tết Nguyên đán cuối Tháng Hai (thời điểm tốt nhất trong năm để tìm việc làm mới ở Trung Quốc), hơn 10.000 công chức đã đăng hồ sơ tìm việc của mình lên trang Zhaopin.com, một trong những trang web tìm việc lớn nhất có trụ sở tại Bắc Kinh.
Con số này tăng 30% so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên, số lượng công chức giữ vị trí hàng đầu trên danh sách người tìm việc. Các nhân viên nhà nước nói trên quan tâm chủ yếu tới việc làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, văn phòng môi giới bất động sản hay ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân chính của việc công chức đua nhau bỏ nghề là chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện từ hai năm nay. Không còn cảnh xe công vụ, thảm đỏ và các buổi họp làm việc tại các khách sạn sang trọng. Cũng không còn chuyện nhận hối lộ hay những lời mời tới các sân golf như trước nữa.
Giới trẻ mới tốt nghiệp tìm cách lập nghiệp ở nơi khác. Năm 2010, có khoảng 1,6 triệu thanh niên nộp hồ sơ ứng viên cho 16.000 chỗ làm việc. Năm 2014, chỉ còn 1,4 triệu cho 22. 000 chỗ làm trong lĩnh vực hành chính. Rất nhiều trường đào tạo công chức đã phải đóng cửa do thiếu học viên.
Dưới thời Mao Trạch Đông, trở thành công chức là mơ ước thành đạt của hàng triệu người Trung Quốc. Có bảo hiểm y tế, có lương hưu và dù là một công việc không có lương cao, nhưng công chức lại là niềm mơ ước trong giới trẻ.
Cách đây vài tháng, chính quyền Trung Quốc đã không hạn chế tăng lương, giúp thu nhập của công chức đạt mức cao nhất kể từ năm 2006. Tuy nhiên, thu nhập của công chức thấp hơn nhiều so với những người cùng bằng cấp làm việc trong khu vực tư nhân.

Báo chí Trung Quốc chống tham nhũng

(Kiến Thức) - Ngày mai, Tòa án Tế Nam sẽ phán quyết về vụ xử cựu Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai, giữa lúc Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch bài trừ tham nhũng “đánh ruồi và đánh cọp”.

Ngày mai, Tòa án Tế Nam sẽ phán quyết về vụ xử cựu Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai.
Ngày mai, Tòa án Tế Nam sẽ phán quyết về vụ xử cựu Ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai.
Chỉ trong vòng vài tuần lễ, Trung Quốc đã loan báo hơn 10 cuộc điều tra tham nhũng. Một trong những quan chức cấp cao nhất bị điều tra gần đây là ông Tưởng Khiết Mẫn, người từng đứng đầu một ủy ban chính phủ tương đương cấp bộ, quản lý các doanh nghiệp nhà nước.

Al-Qaeda treo thưởng 20 cân vàng lấy đầu thủ lĩnh Houthi

(Kiến Thức) - 20 cân vàng là phần thưởng của Al-Qaeda cho ai bắt sống hoặc giết được thủ lĩnh  Abdel-Malek al-Houthi của quân nổi dậy Houthi.

Thủ lĩnh Abdel-Malek al-Houthi của quân nổi dậy Houthi.
 Thủ lĩnh  Abdel-Malek al-Houthi của quân nổi dậy Houthi.
Al-Qaeda treo giải thưởng 20 kg vàng cho ai bắt sống hoặc giết được thủ lĩnh  Abdel-Malek al-Houthi của quân nổi dậy Houthi, qua một đoạn video được phát trên các phương tiện truyền thông có liên quan Thứ Tư  (8/4) vừa qua.
Lãnh đạo quân nổi dậy Houthi (dòng Hồi giáo Shi'ite) là Abdel-Malek al-Houthi, người đã nắm quyền kiểm soát Thủ đô Sanaa của Yemen  năm 2014 và đang chỉ huy các cuộc tấn công tiến về miền nam nước này.
Al-Houthi được biết đến là một chỉ huy chiến trường giỏi. Ông ta cũng đã tự khẳng định được bản thân là một nhà lãnh đạo cách mạng qua những cuộc biểu tình ở Yemen năm 2011.
Thủ lĩnh Al-Houthi rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng và phát biểu với báo chí, vì vậy ông ta được coi là một nhân vật đầy bí ẩn.
Các cuộc tấn công của quân nổi dậy Houthi nhận được sự hậu thuẫn của các  binh sĩ trung thành với cựu Tổng thống Saleh, người đã bị lật đổ năm 2012, sau 33 năm cầm quyền.
Là một tổ chức khủng bố xuất thân từ dòng Hồi giáo Sunni, al-Qaeda coi quân nổi dậy Houthi và cựu Tổng thống Saleh là những kẻ dị giáo.
Tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã tấn công thị trấn Mukalla hồi đầu tháng 4/2015 và phóng thích thủ lĩnh khủng bố địa phương Khaled Batarfi.
Ngày 7/4, các chiến binh thánh chiến của al-Qaeda cũng đã tấn công đơn vị đồn trú tại một vùng hẻo lánh ở Yemen gần biên giới Ả Rập Saudi và giết chết một số binh sĩ. Các cuộc tấn công của al-Qaeda xảy ra trong bối cảnh Liên minh Ả Rập tiến hành chiến dịch không kích Yemen.