Trung Quốc cho nổ đê chắn nước để chuyển hướng dòng lũ

Quân đội Trung Quốc phải cho nổ một con đê ở thành phố Lạc Dương nhằm chuyển hướng dòng nước lũ đang tấn công tỉnh Hà Nam.

AP cho biết con đê chắn nước Yihetan bị phá nổ vào đêm 20/7. Theo CNN, việc phá đê được thực hiện theo đề nghị của chính quyền địa phương, do lượng nước từ cơn mưa lớn khiến nó "có thể bị vỡ bất cứ lúc nào".
Trước đó, quân đội cảnh báo xuất hiện một vết nứt dài 20 m trên đê chắn nước Yihetan, khiến nó có nguy cơ sụp đổ .
Trong khi đó, trận mưa được nhà chức trách Trung Quốc miêu tả là "nghìn năm có một" đang làm gián đoạn mọi hoạt động tại tỉnh Hà Nam.
Trung Quoc cho no de chan nuoc de chuyen huong dong lu
Xả lũ tại đập Xiaolangdi ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, vào ngày 5/7. Ảnh: AFP. 
Ít nhất 10 tàu chở theo 10.000 hành khách bị dừng hoạt động trên đường ray, trong đó 3 con tàu bị dừng hơn 40 giờ đồng hồ.
Tại Bệnh viện Đại học Trịnh Châu, điện bị cắt do mưa lớn khiến hàng trăm máy thở tại đây dừng hoạt động. Hơn 600 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện này phải chuyển tới các cơ sở khác.
Khoảng 100.000 cư dân di tản khỏi Trịnh Châu. Hệ thống đường sắt và đường bộ bị gián đoạn nghiêm trọng. Các đập nước, hồ chứa dâng cao tới mức báo động.
Mưa lớn được dự báo sẽ tiếp tục tại tỉnh Hà Nam trong 3 ngày tới. Quân đội Trung Quốc phải triển khai 3.000 binh sĩ trợ giúp nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ tại tỉnh Hà Nam.
Tới nay, ít nhất 25 người thiệt mạng vì trận mưa lịch sử ở tỉnh Hà Nam. Trong số các nạn nhân nói trên, 12 người chết khi một tuyến tàu điện ngầm bị nước lụt nhấn chìm tại thủ phủ Trịnh Châu.
Bốn nạn nhân khác thiệt mạng trong vụ đổ sập nhiều ngôi nhà vì mưa lớn ở thành phố Củng Nghĩa.
Trung Quốc thường phải đối mặt với mưa lớn vào mùa hè. Tuy vậy, tình trạng đô thị hóa, xây đập tràn lan và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nông thôn được cho là khiến tình hình lũ lụt thêm trầm trọng.

Cận cảnh cuộc sống ở thủ đô Haiti sau vụ ám sát tổng thống

(Kiến Thức) - Hãng Reuters đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc sống của người dân ở thủ đô của Haiti sau khi Tổng thống nước này, ông Jovenel Moise, bị ám sát.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong
 Vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise hôm 7/7 khiến tình hình an ninh và y tế tại nước này trở nên bất ổn hơn. (Nguồn ảnh: Reuters)

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-2
 Những bức ảnh được Reuters đăng tải dưới đây phần nào cho thấy cuộc sống của người dân ở Port-au-Prince - thủ đô của Haiti - những ngày qua.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-3
 Cảnh sát Haiti đứng gác tại một giao lộ ở Port-au-Prince, ngày 18/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-4
Một bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti hôm 16/7. Được biết, Haiti là một trong số ít các quốc gia trên thế giới, và duy nhất ở châu Mỹ, vẫn chưa triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.  

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-5
 Bên trong một khu chợ đường phố Petion-Ville ở Port-au-Prince ngày 18/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-6
 Người phụ nữ bán hàng tại khu chợ ở thủ đô Haiti hôm 17/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-7
 Ô tô, xe máy xếp hàng dài chờ đổ xăng ở Port-au-Prince ngày 17/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-8
 Trạm xăng đông đúc ở Port-au-Prince ngày 17/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-9
Người bán than củi tại chợ Petion-Ville ngày 18/7. 

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-10
Người phụ nữ chuẩn bị đồ ăn tại khu chợ ở Port-au-Prince ngày 17/7. 

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-11
  Bé gái mang bình nước lấy từ một con suối trở về nhà. 
Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-12
 Người đàn ông mang chú dê đi bán tại một khu chợ ở Port-au-Prince, ngày 17/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-13
 Người phụ nữ chùm kín mặt tại một khu chợ ở Port-au-Prince.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-14
 Mọi người ngồi trên trên phương tiện giao thông công cộng thường được gọi là tap-tap ở Port-au-Prince, ngày 18/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-15
 Một khu dân cư ở Port-au-Prince ngày 17/7.

Can canh cuoc song o thu do Haiti sau vu am sat tong thong-Hinh-16
 Một khu phố ở thủ đô Haiti khi màn đêm buông xuống.

Nhật Bản dọn "bãi chiến trường" sau trận mưa lũ lịch sử

(Kiến Thức) - Sau trận mưa lũ lịch sử khiến hơn 200 người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích, người dân Nhật Bản bắt tay vào việc dọn dẹp hậu quả của trận lũ để sớm trở lại cuộc sống thường nhật.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 13/7 thông báo, số người thiệt mạng trong trận mưa lũ ở Nhật Bản những ngày qua đã tăng lên 204 người và hàng chục người khác vẫn mất tích. (Nguồn ảnh: Reuters)

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-2
 Ngoài ra, khoảng 5.000 người dân Nhật Bản bị mất nhà cửa trong trận mưa lũ ở khu vực miền trung và tây nước này. Hiện tại, người dân Nhật Bản đang bắt tay vào thu dọn “bãi chiến trường” ngổn ngang mà trận lũ để lại.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-3
Người dân địa phương dọn bùn đất và đống đổ nát tại một khu vực bị ảnh hưởng bởi trận mưa lũ vừa qua tại thị trấn Mabi, Kurashiki, tỉnh Okayama, ngày 13/7. 

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-4
 Một thanh niên ngồi nghỉ trong quá trình thu dọn đống đổ nát ngổn ngang ở thị trấn Mabi.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-5
Những chiếc đồng hồ đeo tay được tìm thấy tại khu vực sạt lở đất sau mưa lớn ở thị trấn Kumano, tỉnh Hiroshima, ngày 11/7. 

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-6
 Người dân địa phương tập kết rác tại một địa điểm ở thị trấn Mabi ngày 12/7.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-7
 Một cư dân lau dọn nhà cửa sau mưa lũ ở thị trấn Mabi.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-8
Công tác dọn dẹp hậu quả của trận lũ đang diễn ra khẩn trương. 

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-9
Rác thải của các hộ gia đình được tập kết tại một bãi rác tạm thời ở Kurashiki, tỉnh Okayama ngày 13/7. 

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-10
 Nhật Bản sẽ cần thời gian để xử lý đống rác thải khổng lồ này.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-11
 Người phụ nữ mang rác đi vứt tại thị trấn Mabi ngày 13/7.

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-12
Cận cảnh bãi rác ngổn ngang sau trận mưa lũ nghiêm trọng ở Nhật Bản

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-13
Mọi người tập trung dọn bùn đất và đống đổ nát tại một ngôi nhà ở Mabi hôm 13/7. 

Nhat Ban don “bai chien truong” sau tran mua lu lich su-Hinh-14
Rất nhiều tủ lạnh hỏng sau trận mưa lũ được tập kết tại một bãi rác ở Kurashiki. 

Ảnh mới nhất mưa lũ ở Trung Quốc: Biển nước mênh mông

(Kiến Thức) - Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, mưa lũ ở Trung Quốc đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và mất tích, gây thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong
 Trung Quốc đang đối mặt với đợt mưa lũ dài nhất và lớn nhất trong gần 60 năm qua. Ảnh: AP.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-2
Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, mưa lũ ở Trung Quốc đã khiến hơn 200 người thiệt mạng hoặc mất tích, gây thiệt hại ước tính 25 tỷ USD và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người. Ảnh: AP. 

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-3
 Ngày 18/8, trực thăng đã được huy động để giải cứu người dân bị mắc kẹt tại nhiều khu vực vì mưa lũ sau khi nước sông tràn bờ. 

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-4
 Theo Tân Hoa Xã, sáng 18/8, giới chức ở Tứ Xuyên đã nâng cảnh báo khẩn cấp lên cấp 1, mức cao nhất trong thang cảnh báo 4 cấp, khi tỉnh này đang đối mặt với trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 70 năm.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-5
Lần đầu tiên sau hàng chục năm, lũ lụt dâng cao chạm chân tượng Phật khổng lồ 1.000 năm tuổi ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên. Ảnh: THX.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-6
Khu dân cư tại thị trấn Biko ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, bị nước lũ bao vây hôm 18/8. Ảnh: AP. 
Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-7
 Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi một khu phố bị ngập ở Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, ngày 18/8. Ảnh: AP.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-8
 Trong khi đó, đập Tam Hiệp đối mặt với lũ lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: THX.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-9
 Dự kiến, ngày 20/8, lưu lượng nước đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp sẽ chạm mức 76.000 m3/giây – lớn nhất kể từ khi đập này được xây dựng. Ảnh: THX.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-10
 Trùng Khánh cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ năm nay ở Trung Quốc. Khoảng 60.000 dân tại thành phố này đã được sơ tán để đảm bảo an toàn. Ảnh: THX.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-11
 Ảnh chụp từ trên cao cho thấy một khu vực ngập lụt ở Ciqiko, Trùng Khánh, ngày 18/8. Ảnh: THX.

Anh moi nhat mua lu o Trung Quoc: Bien nuoc menh mong-Hinh-12
 Tình hình mưa lũ trên các sông chính của Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp trong khi nước này đang hứng chịu bão Higos. Ảnh: THX.