Trung Quốc chi hàng tỷ USD mở rộng trái phép Đá Chữ Thập

(Kiến Thức) - Theo báo chí Đài Loan, Trung Quốc bỏ ra hơn 11,5 tỷ USD cho các công trình mở rộng trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trang mạng WantChinaTimes ngày 15/5 cho biết gần một năm qua, Bắc Kinh đã nỗ lực tiến hành “hút cát đắp đảo” trái phép trên 7 bãi đá ngầm và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 
Trung Quoc chi hang ty USD mo rong trai phep Da Chu Thap
Trung Quốc chi 11,5 tỷ  USD để mở rộng trái phép Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Chỉ riêng việc mở rộng Đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef) thành “đảo” lớn nhất quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã tiêu tốn một khoản tiền được thẩm định là hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỷ USD). Đó là chưa tính đến chi phí cho các tòa nhà và các thiết bị cố định khác được xây trên bãi đá này.
Ngoài Đá Chữ Thập, Trung Quốc còn ngang ngược bồi đắp trái phép 6 bãi đá khác của Trường Sa: Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Gạc Ma (Johnson Souht Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Cụm đá Gaven (Gaven Reef ) và Đá Xu Bi ( Subi Reef ).
Báo cáo mới đây của Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ cho biết, hoạt động xây dựng chung quanh 7 bãi đá san hô đã làm cho diện tích đất ở đó từ khoảng 2 hécta tăng lên tới hơn 300 hécta. Hiện thời, các bãi này có đủ đất để xây ít nhất một sân bay nhỏ và có lẽ một sân bay khác nữa vào cuối năm nay.
Hồi đầu tuần này, Philippines ước tính những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc đã gây ra những sự tổn hại to lớn cho các rạn san hô, dẫn tới những sự thiệt hại kinh tế lên tới 100 triệu USD mỗi năm cho các nước ven Biển Đông.
Trung Quoc chi hang ty USD mo rong trai phep Da Chu Thap-Hinh-2
Đường băng sân bay mà Trung Quốc dự kiến xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập.
Theo tạp chí The Diplomat số ra ngày 14/5, Trung Quốc còn xây dựng trái phép nhiều công trình quân sự kiên cố cả ở quần đảo Hoàng Sa chứ không chỉ ở Trường Sa. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này.
Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp được hôm 17/3 cho thấy đảo Phú Lâm - bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956 và gọi là đảo Vĩnh Hưng - đang được mở rộng quy mô với đường băng và các công trình phục vụ cho sân bay quân sự.
Trong 5 tháng vừa qua, đường băng dài  2.400 m đã được thay thế hoàn toàn bằng một đường băng mới bằng bê-tông dài 2.920 m. Bên cạnh đó là đường dẫn mới dành cho máy bay, mở rộng khu vực đỗ máy bay. Công việc bồi đắp cũng đang được tiến hành tại đây.
Cách đảo Phú Lâm 80 km về phía đông nam, trên đảo Quang Hòa thuộc cụm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc xâm chiếm sau trận hải chiến với VNCH năm 1974), ảnh vệ tinh cho thấy việc bồi đắp của Trung Quốc đã làm tăng đến 50% diện tích hòn đảo kể từ tháng 4/2014. Trên đảo Quang Hòa có một đơn vị quân đội đồn trú, bốn vòm radar, một nhà máy sản xuất bê tông và một cảng biển vừa được mở rộng nhờ nạo vét và phá hủy san hô. Một con đê biển kiên cố đang được xây dựng xung quanh các công trình bồi đắp đất. Các tòa nhà mới cũng thấy xuất hiện gần đảo Duy Mộng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.

Trung Quốc ngang nhiên cắm cờ xuống đáy Biển Đông

(Kiến Thức) - Hành động cắm cờ xuống đáy Biển Đông của Trung Quốc được cho là nhằm phục vụ âm mưu đánh dấu mốc cho cái gọi là chủ quyền của TQ tại Biển Đông. 

Bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động ngang ngược tại Biển Đông. Tân Hoa Xã ngày 19/3 đưa tin, Trung Quốc lần đầu tiên đã dùng robot điều khiển từ xa cắm cờ xuống khu vực biển có độ sâu 3.000 m ở Biển Đông.
Tờ báo này cho biết, đây là một phần trong quá trình thử nghiệm các trang bị khảo sát nước sâu cho chiếc tàu công trình đa năng nước sâu đầu tiên có tên “Hải Dương 286”, do Trung Quốc chế tạo.

Trung Quoc ngang nhien cam co xuong day Bien Dong
 Tàu công trình đa năng nước sâu "Hải dương 286".

Biển Đông: Vấn đề an ninh lớn nhất châu Á

(Kiến Thức) - Biển Đông tiếp tục căng thẳng do cơn khát năng lượng-tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và trở thành vấn đề an ninh lớn nhất châu Á. 

Theo đài Pháp, mặc dù có những đánh giá khác nhau, nhưng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn.
Bien Dong: Van de an ninh lon nhat chau A
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng gay gắt. 
Đối với Trung Quốc, dầu khí Biển Đông rất quan trọng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế trong thời gian qua dẫn đến nhu cầu năng lượngcủa Trung Quốc
gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc đã phải nhập khẩu năng lượng để phát triển, kể từ năm 1988. Mặc khác về đối nội, Bắc Kinh cũng chịu áp lực của thành phần theo “chủ nghĩa dân tộc”, hối thúc Trung Quốc phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai thác Biển Đông. Quá trình công nghiệp hóa, những khó khăn gặp phải trong kế hoạch đầu tư ở nước ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến Trung Quốc chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.