Trung Quốc "chặt" vây cánh của Chu Vĩnh Khang

(Kiến Thức) - Bốn quan chức cao cấp cao của ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc, đang bị điều tra tham nhũng, có quan hệ mật thiết với cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.

Ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.
 Ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.
Theo trang mạng Boxun, đầu tuần này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin  Phó Chủ tịch  Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) Wang Yongchun bị điều tra vì tội “vi phạm nghiệm trọng” kỷ luật đảng.
Thông tin xuất hiện sau vụ từ chức của 3 lãnh đạo hàng đầu ngành dầu khí Trung Quốc -  bao gồm, Li Hualin, Giám đốc công ty con Kunlun Energy thuộc CNPC; Ran Xinquan, Phó Giám đốc công ty con khác của CNPC PetroChina và Wang Daofu, Trưởng ban địa chất của PetroChina. Ba lãnh đạo ngành dầu khí bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – cụm từ ám chỉ tội tham nhũng.
Tất cả 4 lãnh đạo ngành dầu khí được cho là có liên quan đến Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và cựu Chủ nhiệm  Ủy ban Chính trị và Luật pháp Trung ương có chức năng giám sát lực lượng an ninh và thực thi pháp luật Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang từng là Tổng Giám đốc CNPC và Bộ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên. Một tài liệu do WikiLeaks rò rỉ từ năm 2009 tiết lộ chính phủ Mỹ tin rằng, ông Chu đứng đầu một nhóm các cá nhân kiểm soát các lợi ích của ngành công nghiệp dầu mỏ béo bở của Trung Quốc.
Các tin đồn liên quan đến sự sụp đổ của ông Chu, 70 tuổi đã lan tràn trên mạng internet kể từ khi đồng minh thân cận của ông là cựu Bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai bị “thất sủng”, bị mất chức hồi cuối tháng 3. Tuần trước, Bạc Hy Lai đã bị đưa ra tòa xét xử tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực. Phiên tòa xét xử đã kết thúc đầu tuần này nhưng bản án cuối cùng dành cho ông Bạc được cho là sẽ được tuyên trong vài tuần tới.
Truyền thông nước ngoài gần đây xôn xao tin đồn cho rằng, sau Bạc Hy Lai, ông Chu Vĩnh Khang sẽ là người kế tiếp bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo nguồn tin Boxun, một trong những địa điểm đầu tiên ông Chu đến thăm sau khi thôi giữ chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tháng 11 năm ngoái là mỏ dầu Daqing của CNPC.
Nguồn tin cho biết, các nhà điều tra Trung Quốc đang điều tra vụ chuyển khoản 100 tỷ nhân dân tệ (16,3 tỷ USD) mờ ám cho ông Chu và con trai ông Zhou Bin – người được tin là đã chạy sang Mỹ để trốn tội.
Boxun bình luận, dù vẫn chưa rõ liệu Chu có bị cơ quan kỷ luật Trung Quốc giám sát hay không nhưng có một điều rõ ràng là vây cánh của ông này đã bị chặt đứt.

Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Syria

Dư luận thế giới tiếp tục nóng lên về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, trong đó phần lớn dân chúng các nước phản đối phương Tây đánh Damascus.

Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.  
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của Viện dư luận xã hội Pháp công bố ngày 28/8, đa số người dân Pháp phản đối việc nước này bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng Syria.

Thị trưởng Vladivostok đề nghị dời đô về phía đông

(Kiến Thức) - Thị trưởng thành phố Vladivostok Igor Pushkarev đề nghị di chuyển thủ đô từ Moscow về phía đông.

Thị trưởng thành phố Vladivostok Igor Pushkarev đề nghị di chuyển thủ đô từ Moscow về phía đông.
 Thị trưởng thành phố Vladivostok Igor Pushkarev đề nghị di chuyển thủ đô từ Moscow về phía đông.
Điều này được ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh "Tiếng vọng Moscow" vào tối ngày 28 tháng Tám.
Theo thị trưởng Pushkarev, việc dời đô sẽ giúp giải quyết các vấn đề kinh tế của phần phía Đông đất nước cũng như vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngoài ra, ông Pushkarev còn dẫn chứng một số nghiên cứu thống kê cho thấy các quốc gia có thủ đô nằm ở phía đông thường có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn.