Trung Quốc bị cô lập tại hội nghị quốc tế về Biển Đông

Trung Quốc đang bị cô lập về vấn đề tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.

Tờ The Economic Times của Ấn Độ ngày 10/11 đưa tin hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày (9-10/11) do nước này tổ chức tại thủ đô New Delhi ngay trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra từ ngày 21-22/11 ở Malaysia đã chứng kiến Trung Quốc đang bị cô lập về vấn đề tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông khi các đại biểu tham gia hội nghị, trong đó có nước chủ nhà, chỉ trích phái đoàn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế.
Trung Quoc bi co lap tai hoi nghi quoc te ve Bien Dong
 Đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. (Nguồn: wikimapia.org.
Hội nghị trên được tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và có sự tham dự của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bên cạnh Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc.
Đây là hội nghị quan trọng trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra ở Kuala Lumpur, dự kiến sẽ thảo luận kỹ về tình hình hiện nay ở khu vực Đông Nam Á phát sinh sau những hành động hung hăng của Trung Quốc.
Tại hội nghị kín trên, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách Phương Đông Anil Wadha cho hay: “Chúng ta cần phải giải quyết các tranh chấp hàng hải còn tồn đọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương một cách nhanh chóng thông qua đối thoại và dựa trên cơ sở các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế".
Ông khẳng định: "Ấn Độ phản đối bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp hàng hải và chúng tôi vẫn cam kết duy trì tự do hàng hải, quyền đi lại và bay qua, hoạt động thương mại không bị cản trở và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở những vùng biển quốc tế theo các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982… Chúng tôi cũng hy vọng rằng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) sẽ sớm được ký kết thông qua sự đồng thuận”.

Cuộc sống của các binh sỹ Syria đồn trú gần Katana

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên các phương tiện báo chí đăng tải những hình ảnh về cuộc sống của binh sỹ Syria hiện đồn trú gần thị trấn Katana.

Nhiều báo đài đã đăng tải các hình ảnh về cuộc nội chiến Syria hiện bước sang năm thứ 5 mà vẫn chưa có hồi kết. Gần đây, hãng thông tấn Ria Novosti Nga đã tung loạt ảnh ghi lại cuộc sống của binh sỹ Syria hiện cắm chốt gần thị trấn Katana, tỉnh Damascus.
 Nhiều báo đài đã đăng tải các hình ảnh về cuộc nội chiến Syria hiện bước sang năm thứ 5 mà vẫn chưa có hồi kết. Gần đây, hãng thông tấn Ria Novosti Nga đã tung loạt ảnh ghi lại cuộc sống của binh sỹ Syria hiện cắm chốt gần thị trấn Katana, tỉnh Damascus.

Những thách thức chờ đợi chính phủ mới ở Myanmar

(Kiến Thức) - Hiến pháp Myanmar đã được an bài và thắng cử áp đảo của phe đối lập khó có thể thay đổi chế độ ở quốc gia do quân đội cầm đầu này.

Theo ước tính, kết quả của cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11 ở Myanmar, cuộc bầu cử tự do đầu tiên kể từ năm 1990, cho thấy thắng lợi áp đảo của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi cầm đầu.
Nhung thach thuc cho doi chinh phu moi o Myanmar
Bà Suu Kyi vẫn chưa thoát khỏi vòng kim cô của quân đội.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước và phe đối lập vẫn có thể “thất bại trong chiến thắng” ngay cả khi kết quả kiểm phiếu cho thấy họ chiến thắng áp đảo.