Vì sao Trung Quốc bắt đầu dùng “cây gậy” với Thái Lan?

(Kiến Thức) - Sau một thời gian dùng “củ cà rốt” để ve vãn, Trung Quốc bắt đầu dùng “cây gậy” với Thái Lan vì nhiều lý do khác nhau.

Những trục trặc trong dự án đường sắt cao tốc Trung Quốc-Thái Lan đã trở thành một mối đe dọa đối với Bắc Kinh và là lý do chính khiến Trung Quốc không mời Thủ tướng Thái Lan tới hội nghị thượng đỉnh “Một vành đai, một con đường” (BRI). Xem ra, Trung Quốc bắt đầu dùng “cây gậy” với Thái Lan
Trung Quoc bat dau dung “cay gay” ham doa Thai Lan
Trung Quốc bắt đầu chuyển từ "củ cà rốt" sang "cây gậy" trong quan hệ với Thái Lan. Ảnh: Chinadailyasia 
“Tổ ong vò vẽ” trong quan hệ Trung Quốc-Thái Lan
Trung Quốc và Thái Lan đã thảo luận về dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ năm 2010, khi chính phủ Abhisit Vejjajiva nắm quyền. Thái Lan đồng ý cho phép Trung Quốc sử dụng đất trên tuyến đường sắt hiện trong 50 năm. Tuy nhiên, thoả thuận này đã bị hủy bỏ khi Quốc hội Thái Lan bị giải tán vào năm 2011.
Thỏa thuận thứ hai diễn ra dưới thời chính phủ Yingluck Shinawatra vào năm 2012, trong đó đề xuất xây dựng bốn tuyến đường sắt cao tốc từ thủ đô Bangkok đi về phía bắc, đông bắc, đông và phía nam. Tuy nhiên, dự án này đã bị chỉ trích và bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan bác bỏ vào đầu năm 2014. Cuối năm 2014, chính quyền Yingluck đã bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính quân sự.
Sau đảo chính, chính phủ quân sự Prayuth đã xem xét dự án và quyết định bắt đầu xây dựng vào tháng 5/2016 để kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Thái Lan-Trung Quốc.
Tuy nhiên, quá trình thương thuyết kéo dài đã khiến chính phủ Thái Lan đụng vào “tổ ong vò vẽ”.
Tại hội nghị cấp cao Hợp tác Thương mại Lancang-Mekong (22-24/3/2016) ở tỉnh Hải Nam, hai thủ tướng Thái Lan và Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rằng Bangkok sẽ tài trợ toàn bộ dự án thông qua các khoản vay trong nước và tốc độ cho phép của tuyến đường sắt cao tốc này sẽ là 250 km/h. Trung Quốc chỉ đầu tư 60% vào hệ thống đường sắt và đào tạo vận hành, trong đó có xây cầu và đường hầm xe lửa.
Một số bài học
Những trục trặc trong dự án đường sắt cao tốc Trung Quốc-Thái Lan cho thấy một số bài học.
Thứ nhất, kế hoạch liên kết Trung Quốc với lục địa Đông Nam Á sẽ không thể không đi qua Thái Lan. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Thái Lan có thể sử dụng lợi thế này một cách khôn ngoan để thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cấp nền kinh tế của đất nước.
Thứ hai, ban lãnh đạo Trung Quốc mới có thể không đánh giá cao những quan hệ lịch sử như những người tiền nhiệm. Do đó, Bắc Kinh ít có khả năng thỏa hiệp lợi ích quốc gia để mục đích duy trì mối quan hệ ấm áp với Bangkok.
Thứ ba, Trung Quốc từng dùng “củ cà rốt” để lôi kéo Thái Lan. Bây giờ, Bắc Kinh sẵn sàng dùng “cây gậy” . Bắc Kinh sẵn sàng hăm dọa khi các lợi ích quốc gia của Trung Quốc bị ảnh hưởng. Sự vắng mặt của thủ tướng Thái Lan tại Hội nghị thượng đỉnh BRI có liên quan trực tiếp đến sự chậm trễ của dự án đường sắt cao tốc Trung Quốc-Thái Lan. Đây có vẻ như chỉ là sự hăm dọa ngoại giao nhỏ, nhưng nó cho phép Bắc Kinh gửi một thông điệp không hài lòng với tình hình hiện tại.
Đối với Đông Nam Á, Bắc Kinh đang gây áp lực để buộc khu vực này để ủng hộ sự lãnh đạo của Trung Quốc. Trong trường hợp của Thái Lan, Bắc Kinh cũng không hài lòng về việc Bangkok vẫn quan hệ đồng minh với Washington.
Việc Bắc Kinh gây áp lực ngoại giao khiến Đông Nam Á có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đối phó với Trung Quốc trong tương lai.
Bắc Kinh gây áp lực nhiều hơn để Đông Nam Á ít nhất không cản trở lợi ích của Trung Quốc là một viễn cảnh có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, tình huống này không có lợi cho cả Trung Quốc lẫn Đông Nam Á. Cách tiếp cận trừng phạt của Trung Quốc, nếu duy trì, sẽ chỉ để lại hình ảnh tiêu cực của Trung Quốc và làm sâu sắc thêm mối nghi ngờ về ý định thực sự của Bắc Kinh trong khu vực.

Vì sao Thái Lan “đuổi” quân Mỹ khỏi đảo Phuket?

(Kiến Thức) - Đài Sputnik cho rằng việc Thái Lan “đuổi” quân Mỹ ra khỏi đảo Phuket là để đáp lại việc Wahsington gia tăng áp lực lên chính quyền quân sự nước này.

Theo Bangkok Post, Bộ Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Thái Lan đã bác bỏ yêu cầu của quân đội Mỹ về việc thiết lập một căn cứ quân sự trên đảo Phuket và đòi Lầu Năm Góc phải rút hết máy bay quân sự ra khỏi đảo này trong vòng năm ngày.
Vi sao Thai Lan “duoi” quan My khoi dao Phuket?
Người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha.  
Lực lượng Mỹ hiện diện ở Phuket để tham gia cuộc tập trận chống hạm Guardian Sea. Cuộc tập trận này đã kết thúc ngày 20/5/2015, nhưng Washington nhiều lần đề nghị Thái Lan cho phép họ thiết lập một cơ sở tại sân bay Phuket để tiến hành hoạt động cứu trợ những người Hồi giáo Rohingya rời bỏ Myanmar.

Người đầu tiên tố cáo tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã

(Kiến Thức) - Cách đây 75 năm, doanh nhân người Đức Eduard Schulte là người đầu tiên tố cáo tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã trong các trại tập trung biến thành "lò mổ".

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa

Tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã:  Lực lượng SS đã thành lập trại tập trung Auschwitz trong năm 1940 và biến thành "lò mổ" trong năm 1941 để giết hại người Do Thái. Hơn 1 triệu tù nhân đã bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz. (Nguồn: Spiegel.de) 

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-2
Bị vận chuyển như súc vật:  Những người Do Thái bị đưa đến các trại diệt chủng trong các toa tàu chở hàng từ Westerbork trong năm 1943. Đến giữa tháng 6/1943, những người Do Thái bị  vận chuyển bằng tàu hàng đến Auschwitz, với  thần chết đang chờ đợi họ.
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-3
Chuyến thăm trại tập trung Auschwitz của trùm SS Heinrich Himmlers trong tháng 6/1942 đã khiến doanh nhân Schulte chú ý và bắt đầu tiến hành điều tra. Ông đã phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã nhằm thủ tiêu hàng triệu tù nhân và quyết định tố cáo trước  toàn thế giới.
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-4
Dã man tàn bạo: Đức Quốc xã thảm sát hàng loạt người Do Thái ở làng Misoch, Ukraine. Thế nhưng, tố cáo của doanh nhân Eduard Schulte vẫn chưa đến được với công luận. 
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-5
Toàn cảnh Trại tập trung Auschwitz được chụp từ máy bay ném bom của Đồng minh. Trên thực tế, vụ ném bom của máy bay đồng minh trong năm 1944 chỉ đánh trúng nơi ở của lực lượng SS chứ không phá hủy được các lò khí độc cách đó vài cây số.  
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-6
Căm ghét Đức Quốc xã: Là một doanh nhân được kính trọng,  ông  Eduard Schulte móc nối quan hệ với nhiều quan chức cao cấp của Đức Quốc xã. Ông Schulte đã lợi dụng các mối quan hệ này để phát hiện ra kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã và tố cáo trước toàn thế giới.  
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-7
Chiến sĩ chống phát xít Ewald von Kleist-Schmenzin là một trong những người bạn thân của doanh nhân Eduard Schulte. Ông đã bị Đức Quốc xã hành quyết vào ngày 20/7/1944. 
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-8

 Đại diện Hội nghị Do Thái thế giới Gerhart Riegner tin tưởng tố cáo về kế hoạch giết người hàng loạt của Đức Quốc xã do doanh nhân Schulte cung cấp. Ngày 8/8/1942, ông Riegner đã báo động cho Tổng lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Bern, nhưng bị bỏ ngoài tai.    

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-9
Sau khi bị trì hoãn hàng tháng trời, cuối cùng tài liệu do doanh nhân Schulte đã được chuyển đến cho ông  Rabbi Stephen Wise, người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới. Sự trì hoãn này là do các quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng tài liệu này là "không đáng tin cậy" và không chịu chuyển lên cấp trên. 
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-10

Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt có bỏ qua bức điện tín về phát hiện của doanh nhân Schulte hay không. Có một điều chắc chắn là Tổng thống Roosevelt đã từ chối ra lệnh ném bom trại tập trung Auschwitz và tuyến đường sắt dẫn đến trại này. 

Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-11
Chính trị gia Sydney Silverman của Công đảng Anh là người có công đưa tài liệu Schulte đến với người sáng lập Hội nghị Do Thái thế giới Rabbi Stephen Wise, bất chấp sự ngăn cản của Bộ Ngoại giao Mỹ.  
Nguoi dau tien to cao toi ac diet chung cua Duc Quoc xa-Hinh-12
Thông cáo chính thức: Trong năm 1942, chính phủ Ba Lan lưu vong đã gửi công hàm cho các nước thành viên Liên Hợp Quốc cảnh báo về tội ác diệt chủng của Đức Quốc xã.