Trung Quốc bác nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp giữa mưa lũ kỷ lục

Trung Quốc phủ nhận nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp giữa lúc có những cảnh báo về mối đe dọa đối với công trình thủy điện lớn nhất thế giới vì mưa lũ kỷ lục ở phía nam đất nước.

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia trong nước nói rằng đập thủy điện khổng lồ vẫn nguyên vẹn và có đủ khả năng để dung nạp lượng nước đổ vào hồ chứa hiện tại, sau khi lưu vực sông Trường Giang bước vào mùa mưa lũ năm nay.
Trên Global Times, Guo Xun, nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Công trình thuộc Cục Động đất Trung Quốc, nói đập Tam Hiệp có khả năng chứa lượng nước nhiều hơn nhiều so với mức đang tiếp nhận. Hiện mực nước trong hồ chứa của công trình đã đạt 147 mét, cao hơn 2 mét so với cảnh báo lũ.
Trung Quoc bac nguy co vo dap Tam Hiep giua mua lu ky luc
Xả lũ tại đập Tam Hiệp năm 2012. Ảnh: TPG/Getty. 
Theo chuyên gia này, đập được thiết kế để chịu được mực nước "nghìn năm có một" là 175 m. Ông Guo nói việc mực nước cao hơn 2 mét so với cảnh báo lũ có nghĩa là cần phải xả lũ để cân bằng lượng nước vào - ra, và đây là quy trình thông thường trong mùa mưa.
Global Times cũng nói "tin đồn rằng đập Tam Hiệp là thảm họa treo lơ lửng từ lâu đã lan truyền trên mạng ở cả trong và ngoài nước".
Trong khi mưa lớn tiếp tục trút xuống ở hơn 24 tỉnh thành Trung Quốc, một số nơi lượng mưa đạt kỷ lục 80 năm, vấn đề an toàn lại được đặt ra với đập Tam Hiệp, công trình thủy điện cao 185 mét trên sông Trường Giang, đoạn qua tỉnh Hồ Bắc.
Taiwan News dẫn lời chuyên gia thủy học Wang Weiluo cảnh báo đập Tam Hiệp có thể vỡ "bất cứ lúc nào". Thay vì bình luận về tính xác thực của hình ảnh về "khúc cong" con đập đang lan truyền trên mạng, ông nói quan ngại nghiêm trọng hơn là những vết nứt và kết cấu bê tông không đạt tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình xây dựng.
Chuyên gia này cảnh báo một khi đập vỡ, hậu quả sẽ rất khôn lường đối với người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Trường Giang và nói việc sơ tán nên diễn ra càng sớm càng tốt. Ông cũng chỉ trích chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc vì không thừa nhận mối nguy tiềm tàng từ hồ chứa công trình.
Trung Quoc bac nguy co vo dap Tam Hiep giua mua lu ky luc-Hinh-2
 Hình ảnh khu vực đập Tam Hiệp (trái) và lũ lụt tại Trùng Khánh. Ảnh: Getty/Twitter.
Theo truyền thông phương Tây, tính mạng của 400 triệu người có thể bị đe dọa nếu đập Tam Hiệp xảy ra sự cố.
Đầu tuần này, thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam, đã ban hành báo động đỏ về lũ lụt lần đầu tiên kể từ năm 1940, cảnh báo về "trận lụt siêu lịch sử". Ít nhất 40.000 người đã được sơ tán.
Hôm 21/6, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc Diệp Kiến Xuân cho hay mực nước tại ít nhất 148 con sông đã vượt mức cảnh báo lũ. Hơn 7.300 ngôi nhà đã bị cuốn trôi, ảnh hưởng đến gần 8 triệu người, thiệt hại kinh tế ước tính đã lên đến 2,9 tỷ USD.

Lực lượng cứu hộ quốc tế "đổ xô" tới Lào sau vụ vỡ đập thủy điện

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore,...đã điều lực lượng tới hỗ trợ Lào trong công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy.

Luc luong cuu ho quoc te
 Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ngày 25/7 cho biết ít nhất 26 người thiệt mạng, 131 người mất tích và hơn 6.600 người lâm vào cảnh mất nhà cửa sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào hôm 23/7. Ảnh: Guardian.

Luc luong cuu ho quoc te
Ngay sau khi sự cố vỡ đập xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khẩn trương điều lực lượng tới Lào để tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ và khắc phục hậu quả. Ảnh: Bangkok Post.

Luc luong cuu ho quoc te
 Ngày 25/7, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chính thức điều động nhiều phương tiện cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu 5 hành quân sang Lào tham gia tìm kiếm cứu nạn vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy, tỉnh Attapeu. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
Được biết, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và các đơn vị đứng chân trên địa bàn đã khẩn trương triển khai gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, Binh đoàn 15, Quân đoàn 3; huy động 26 ô tô, xe cứu thương, xuồng các loại, lực lượng quân y và Đội phẫu viện 211; gần 600 áo phao, nhà bạt, máy đẩy; 9 tấn lương khô sẵn sàng hỗ trợ giúp nước bạn Lào ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
Ngoài ra, Quân khu 5 hỗ trợ 260 triệu đồng, Binh đoàn 15 hỗ trợ 10 triệu Kíp Lào cùng trang bị thuốc đủ cứu chữa cho 500 người. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
Cũng trong ngày 25/7, Thái Lan điều lực lượng cứu hộ và gửi hàng tiếp tế đến khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố vỡ đập tại Lào. Ảnh: Bangkok Post.

Luc luong cuu ho quoc te
 Theo Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ 5 triệu baht cho các nạn nhân chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập thông qua Đại sứ quán Lào tại Bangkok. Ngoài ra, các công ty tư nhân và người dân Thái Lan đang sinh sống tại Lào đã quyên góp 1,4 triệu bath. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
 Máy bay vận tải C-130 cũng mang theo 10.000 thùng nước, 2.000 chăn mền, 49 bộ lọc nước, lương thực, thực phẩm và một số loại thuốc men tới Lào. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
 Hãng thông tấn Reuters cho hay, các đội cứu hộ Trung Quốc và Thái Lan đã tới khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập tại Lào hôm 25/7 để tham gia vào công tác tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
Được biết, hơn 30 tình nguyện viên Thái Lan mang theo lều, thiết bị lặn, thuyền cứu hộ,... đã rời Nakhon Ratchasima và tới Lào hôm 25/7. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
 Hôm 25/7, Bộ Ngoại giao Singapore cho hay Lực lượng phòng vệ Dân sự Singapore (SCDF) sẽ gửi một nhóm thành viên đến Lào để hỗ trợ cứu hộ và đánh giá các nguy cơ. Họ sẽ được trang bị thiết bị lọc nước để có nước uống sạch cho những người bị ảnh hưởng. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
 Bộ Ngoại giao Singapore cho biết thêm các lực lượng vũ trang nước này sẽ cung cấp nhu yếu phẩm và thiết bị, gồm có lều, nước uống đóng chai và thuốc men để hỗ trợ Lào. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
Ngoài ra, Chính phủ Singapore sẽ quyên góp 100.000 USD để hưởng ứng lời kêu gọi hỗ trợ nạn nhân Lào của Hội Chữ thập đỏ Singapore (SRC). Tổ chức SRC cũng sẽ quyên góp 50.000 USD. Ảnh: Reuters.

Luc luong cuu ho quoc te
 Ngày 25/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra lệnh cử một đội cứu trợ khẩn cấp tới tỉnh Attapeu, Nam Lào, hỗ trợ công tác cứu hộ khẩn cấp sau sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi. Ảnh: The Guardian.

Luc luong cuu ho quoc te
“Tổng thống đã chỉ đạo Chính phủ Hàn Quốc có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ, trong đó có việc phái một đội cứu trợ tới khu vực bị ảnh hưởng sau sự cố vỡ đập”, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Eui-kyeom, thông báo. Ảnh: AP. 

Luc luong cuu ho quoc te
 Trong khi đó, Đại sứ quán Nhật Bản tại Lào cho biết Tokyo đã viện trợ nhân đạo lều và chăn mền để hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Ảnh: Reuters.

Nhìn lại cuộc biểu tình rung chuyển nước Mỹ một tháng qua

(Kiến Thức) - Kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hôm 25/5, các cuộc biểu tình bùng phát ở thành phố Minneapolis và lan rộng ra khắp nước Mỹ suốt một tháng qua.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua
Hôm 25/6 đánh dấu một tháng kể từ sau cái chết của George Floyd - người đàn ông da màu 46 tuổi tử vong sau khi bị cảnh sát ghì cổ trong gần 9 phút tại Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở thành phố Minneapolis và sau đó lan rộng ra nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-2
Trong một tháng qua, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp 50 bang của nước Mỹ và nâng lên thành cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-3
Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra. Loạt ảnh dưới đây được Reuters đăng tải, ghi lại một số diễn biến chính trong cuộc biểu tình ở Mỹ thời gian qua. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-4
 Cảnh sát Derek Chauvin, người trực tiếp ghì cổ George Floyd, đã bị buộc tội giết người cấp độ 2; 3 cảnh sát khác tại hiện trường là Lane, Kueng và Tou Thao bị cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ 2.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-5
 Ngày 30/5, nhiều thành phố ở Mỹ, bao gồm Atlanta, Los Angeles và Philadelphia,... áp đặt lệnh giới nghiêm do các cuộc biểu tình bạo loạn.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-6
 Cũng trong ngày 30/5, người biểu tình xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ với cảnh sát bên ngoài Nhà Trắng.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-7
Ngày 4/6, cảnh sát ở Buffalo, New York, bị đình chỉ sau khi xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh ông Martin Gugino, 75 tuổi, nằm trên mặt đất do bị hai cảnh sát xô ngã trong cuộc đụng độ. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-8
Ngày 7/6, một vụ lao xe, nổ súng vào đám đông xảy ra tại Seattle, Washington, khi hàng trăm người tập trung biểu tình phản đối cái chết của George Floyd. Vụ xả súng khiến một thanh niên 27 tuổi có tên Daniel bị thương ở cánh tay. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-9
 Ngày 8/6, lễ tang của nạn nhân da màu George Floyd diễn ra tại một nhà thờ ở Houston, bang Texas. Rất đông người đã tới dự.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-10
Từ tối 8/6, hàng trăm người biểu tình ở Mỹ đã chiếm một khu vực ở quận Capitol Hill, thành phố Seattle (Washington), và gọi đó là "khu tự trị". Hành động này diễn ra sau khi cảnh sát Seattle ở tòa nhà East Precinct di chuyển rào chắn ngăn đường phố và rời đồn cảnh sát nhằm giảm bớt căng thẳng giữa người biểu tình và lực lượng hành pháp. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-11
Ngày 10/6, cảnh sát thành phố Boston, bang Massachusetts, phong tỏa khu vực xung quanh bức tượng nhà thám hiểm Christopher Columbus bị phá hoại trên đại lộ Atlantic. Được biết, phần đầu của bức tượng đã bị tháo rời và vứt xuống mặt đất. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-12
Cảnh sát Mỹ đã bắn chết thanh niên da màu Rayshard Brooks gần nhà hàng Wendy's hôm 12/6, sau khi người này được cho là đã chống trả và chĩa súng về phía cảnh sát lúc bị bắt giữ và truy đuổi. Một điều tra viên của cơ quan giám định y tế Fulton thông báo, kết quả khám nghiệm tử thi vào ngày 14/6 cho thấy Brooks, 27 tuổi, tử vong vì mất máu và chấn thương nội tạng bởi hai vết thương do súng đạn. Cái chết của anh là một vụ giết người. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-13
 Cái chết của Brooks đã khiến cư dân Atlanta phẫn nộ, đổ xuống đường biểu tình hôm 13/6.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-14
Ngày 23/6, cảnh sát Mỹ đã được triển khai để giải tán đám đông người biểu tình gần Nhà Trắng. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra bên ngoài Nhà Trắng sau khi người biểu tình quá khích tìm cách kéo đổ bức tượng của cố Tổng thống Mỹ Andrew Jackson tại Công viên Lafayette.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-15
 Gần đây, nhiều vụ kéo đổ tượng của những nhân vật lịch sử tại Mỹ có liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc đã xảy ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng những người phá hủy các di tích của Mỹ thuộc tài sản liên bang sẽ bị bắt giữ và đối mặt với án tù.