Trung-Nhật sắp đối đầu “nảy lửa”

(Kiến Thức) - Diễn đàn Shangri-La ở Singapore cuối tháng này sẽ chứng kiến cuộc đối đầu “nảy lửa” giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh.

Thủ tướng Shinzo Abe, đã lên nắm quyền năm 2012, sẽ có bài phát biểu quan trong ở Diễn đàn đối thoại an ninh thường niên Shangri-La. Ông Abe là một người có lập trưởng tư tưởng và từng không ít lần tuyên bố về kế hoạch tăng cường vai trò của quân đội, đi ngược lại với hiến pháp hòa bình của nước này sau Chiến tranh Thế giới 2.
Thủ tướng Nhật Abe (trái) và bà Phó Oánh.
Thủ tướng Nhật Abe (trái) và bà Phó Oánh.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã cử bà Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và giờ đảm đương chức Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại, vốn nổi tiếng là một nhà ngoại giao cứng rắn và có tài hoạt ngôn. Nhiều chuyên gia dự đoán, bà Phó Oánh sẽ là nhân tố để chống lại các phát ngôn quyết đoán hơn từ phía Tokyo.
Ngay trước khi ông Abe lên nắm quyền, căng giữa Trung-Nhật đã bùng phát từ cách đây 2 năm bởi các tuyên bố chủ quyền của hai nước liên quan tới hòn đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Mối quan hệ này tiếp tục leo thang sau khi ông Abe tới viếng thăm ngôi đền tranh cãi Yasukuni hồi tháng 12/2013.
“Chúng ta hiểu rằng, Trung Quốc mong muốn tiếp tục tham gia diễn đàn Shangri-La và sẽ cử một đoàn đại diện có tiếng nói tới tham dự sự kiện này. Và bà Phó Oánh là một minh chứng cho điều đó. Trong khi đó, bài phát biểu của ông Abe tại diễn đàn trên sẽ thực sự thu hút nhiều sự quan tâm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc”, Tim Huxley, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế trụ sở ở Singapore, cho hay.

Hồ sơ Trung, Nhật tranh chấp biển Hoa Đông

(Kiến Thức) -Tranh chấp trên Biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku luôn là điểm nóng khó tháo gỡ trong quan hệ Trung - Nhật.

Toàn cảnh nhóm quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) không có người ở, nằm rải rác, cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300 km về phía tây nam và 200 km về phía đông bắc Đài Loan.

  Toàn cảnh nhóm quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) không có người ở, nằm rải rác, cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300 km về phía tây nam và 200 km về phía đông bắc Đài Loan.

Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư là một vấn đề nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như giữa Nhật Bản và Đài Loan.
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư là một vấn đề nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như giữa Nhật Bản và Đài Loan. 

Mỹ thừa nhận cung cấp vũ khí cho lính Ukraine

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) thừa nhận việc cung cấp các trang thiết bị cho lính biên phòng Ukraine.

“Cho đến nay, thông qua quỹ Giảm thiểu Đe dọa của Bộ Quốc phòng (DOD), Mỹ đã chuyển các máy bơm nhiên liệu, hàng rào dây thép gai, các phụ tùng thay thế, ống nhòm và các thiết bị thông tin liên lạc cho lính biên phòng Ukraine để phục vụ công tác giám sát và đảm bảo biên giới”, Đại tá Mỹ Steven Warren phát biểu trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc tối muộn 6/5.
Lính biên phòng Ukraine. (Ảnh minh họa)
Lính biên phòng Ukraine. (Ảnh minh họa)
Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng xác nhận trên trang website chính thức rằng, các khoản tiền dùng để mua sắm các thiết bị trên cho Ukraine được trích từ kho bạc Mỹ. “Lính biên phòng của Ukraine đã nhận được một số lượng lớn các thiết bị do Mỹ tài trợ, mà họ đã yêu cầu từ trước đó”, trích dẫn thông báo đăng tải trên website.

6 con số khiến châu Âu “giơ cao đánh khẽ” Nga

(Kiến Thức) - Liên quan tới vụ khủng hoảng ở Ukraine, trong khi Mỹ mạnh tay đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, thì các nước châu Âu lại "đánh khẽ" lên nước này.

1. 39,717 tỷ USD là số tiền đầu tư vào Nga trong năm 2012 từ các nước như Hà Lan, Ireland, Cộng hòa Síp và đại công quốc Luxembourg, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nga. Số liệu trên cho thấy, 4 quốc gia nhỏ bé thuộc Liên minh châu Âu (EU) trên chiếm tới hơn 3/4 vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đổ vào Nga, và làm lung lay sự đóng góp của các nền kinh tế lớn như Đức hay Mỹ vào xứ sở Bạch dương.
1. 39,717 tỷ USD là số tiền đầu tư vào Nga trong năm 2012 từ các nước như Hà Lan, Ireland, Cộng hòa Síp và đại công quốc Luxembourg, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nga. Số liệu trên cho thấy, 4 quốc gia nhỏ bé thuộc Liên minh châu Âu (EU) trên chiếm tới hơn 3/4 vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đổ vào Nga, và làm lung lay sự đóng góp của các nền kinh tế lớn như Đức hay Mỹ vào xứ sở Bạch dương.