Trùng hợp kỳ lạ giữa Giáng sinh, trăng tròn và Star Wars

Lần cuối cùng trăng tròn vào Giáng sinh là năm 1977 khi phim Star Wars phát hành phần 1 New Hope.

Giáng sinh năm nay, loạt phim ăn khách Star Wars sẽ trở lại với phần 7 The Force Awakens, đồng thời chúng ta sẽ được chứng kiến trăng tròn lần đầu tiên sau 38 năm. Lần cuối cùng trăng tròn vào Giáng sinh là năm 1977 khi phim Star Wars phát hành phần 1 New Hope. Sự trùng hợp kỳ lạ này có lẽ báo hiệu sự thành công của bộ phim bom tấn được nhiều sự kỳ vọng từ khán giả.
Trung hop ky la giua Giang sinh, trang tron va Star Wars
 Giáng sinh năm nay trùng hợp thời điểm trăng tròn
Mặt trăng sẽ hoàn toàn được soi sáng bởi mặt trời vào 6 giờ 11 phút sáng theo giờ EST (11 giờ 11 phút trưa theo giờ GMT) vào ngày 25/12. Vì vậy bạn sẽ thấy mặt trăng sáng nhất vào tối hôm đó. Điều này sẽ xảy ra vào 3 ngày sau ngày ngắn nhất tại bắc bán cầu - đông chí vào ngày 22/12.
Vào lễ Giáng sinh, các nhà quan sát Anh thông qua Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ quan sát được sự chuyển động của mặt trăng từ phía Tây sang phía Đông Nam từ 5 giờ 15 phút chiều đến 5 giờ 26 phút chiều theo giờ GMT.
Trăng tròn vào Giáng sinh lần tiếp theo sẽ xuất hiện vào năm 2034, vì vậy bạn hoàn toàn có thể hy vọng phim Star Wars sẽ ra mắt phần 10 vào năm này.

Trăng tròn sẽ xuất hiện hai lần trong tháng 7

Trong tháng 7 này, người dân sẽ được chiêm ngưỡng hai lần trăng tròn trong một tháng. Người ta gọi hiện tượng lạ này là "trăng xanh".

Theo VnExpress, những người yêu thiên văn sắp sửa được chiêm ngưỡng hiện tượng lạ "trăng xanh" đầu tiên sau gần hai năm, tức trăng tròn lần thứ hai trong một tháng. Theo UPI, tháng 7 này sẽ có hai lần trăng tròn, lần đầu hôm 2/7, còn lần thứ hai sẽ xuất hiện vào ngày cuối tháng 31/7.

"Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng, không có nghĩa mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh. Một số tài liệu ghi nhận trăng có màu xanh dương vào năm 1980 và 1991 do ô nhiễm không khí (các hạt bụi làm phân tán tia sáng xanh khiến chúng ta thấy mặt trăng có màu xanh).

Lần gần nhất "trăng xanh" xuất hiện vào cuối tháng 8/2012. Dự đoán, phải đến ba năm nữa, vào tháng 1/2015, những người yêu thiên văn trên thế giới mới được chiêm ngưỡng hiện tượng này lần nữa.

Trang tron se xuat hien hai lan trong thang 7
 Hiện tượng trăng xanh sẽ xuất hiện vào cuối tháng 7 này.

"Trăng xanh” tồn tại do tháng trong Công lịch không trùng khớp với tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do Mặt trăng quay quanh Trái đất trong 29,5 ngày; còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch. Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn.

Mới đây, Trái đất cũng xảy ra hiện tượng có thêm 1 giây nhuận vào hôm nay 30/6. Theo đó, tất cả các đồng hồ trên thế giới sẽ được chèn thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày này. Nguyên nhân là do trung bình thời gian để Trái đất thực hiện xong một vòng quay quanh Mặt trời là 86.400,002 giây trong khi theo phép nhân số học thì mỗi ngày có 86.400 giây.

Sự chậm trễ hai phần nghìn giây (0,002 giây) này là do lực phanh từ sức hút tương đối giữa Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và được bù một “giây nhuận” vào ngày 30/6/2015 (thời điểm giữa năm), ghi nhận trên VTC.

Hiện tượng “Trăng lạnh” xuất hiện dịp Giáng sinh sau 38 năm

Hiện tượng trăng tròn trong tháng 12 hay còn gọi là “trăng lạnh” sẽ rơi đúng vào ngày lễ Giáng sinh năm nay sau 38 năm.

Phát ngôn viên của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết mặt trăng trong tháng này sẽ đạt mức tròn nhất vào đúng ngày ngày lễ Giáng sinh. Hiện tượng trăng tròn vào tháng 12 còn được gọi là “trăng lạnh” vì xảy ra vào tháng lạnh nhất năm.