Trùm mafia Nhật Bản bị bắt vì lộ hình xăm trên mạng

Sau 14 năm lẩn trốn, cuối cùng trùm mafia khét tiếng Nhật Bản cũng sa lưới.

Shigeharu Shirai, 72 tuổi, trùm mafia Nhật Bản, lẩn trốn suốt 14 năm qua ở Thái Lan. Mới đây, ông trùm yakuza này đã bị bắt giữ ở khu chợ Lopburi khi đang ra ngoài mua sắm.
Theo Daily Mail, vụ bắt giữ được thực hiện sau khi những hình xăm trên người của Shirai được vô tình chia sẻ trên mạng xã hội và khiến ông ta “nổi tiếng bất đắc dĩ”. Cảnh sát thu thập thông tin và nhanh chóng xác định đây là trùm mafia lẩn trốn bấy lâu nay.
Shirai và hình xăm chằng chịt trên người.
 Shirai và hình xăm chằng chịt trên người.
Shirai bỏ trốn khỏi Nhật Bản năm 2003 sau khi giết một người trong cuộc đụng độ giữa các băng nhóm mafia. Ông này cũng tham gia nhiều vụ việc thanh trừng đẫm máu khác.
Bức ảnh của Shirai được một cư dân mạng Thái Lan đăng tải khi trùm mafia cởi trần, để lộ hình xăm và ngón tay bị chặt một đốt. Đây là những dấu hiệu rất rõ ràng để nhận biết ai là thành viên của băng đảng yakuza khét tiếng.
Ngay sau khi bức ảnh được chia sẻ, có hơn 10.000 người đã đăng tải lại bức ảnh này và nhanh chóng thu hút sự chú ý của cảnh sát Nhật Bản. Sau đó, họ liên lạc với cảnh sát Thái Lan và Shirai bị bắt.
Shirai thú nhận mình là ông trùm của băng nhóm Kodokai, theo thông tin được cảnh sát Thái Lan công bố. Nhóm Kodokai là một nhánh của tổ chức xã hội đen Yamaguchi-gumi lớn nhất Nhật Bản.
Mafia Nhật Bản thường kiếm tiền bằng hoạt động đánh bạc, bảo kê, buôn bán chất cấm, mại dâm, vay nặng lãi cho tới tham nhũng. Không giống nước ngoài, yakuza Nhật Bản được phép tồn tại và thậm chí có trụ sở riêng.

Hình ảnh biểu tình dữ dội bùng phát ở Hy Lạp

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người đã đổ ra đường phố thủ đô Athens để biểu tình phản đối các cải cách mới của Quốc hội Hy Lạp.

Theo Reuters, ngày 12/1, hàng nghìn đã đổ ra đường phố ở trung tâm thủ đô Athens để biểu tình phản đối các cải cách mới của Quốc hội Hy Lạp, trong đó có quy định về hạn chế quyền đình công. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo Reuters, ngày 12/1, hàng nghìn đã đổ ra đường phố ở trung tâm thủ đô Athens để biểu tình phản đối các cải cách mới của Quốc hội Hy Lạp, trong đó có quy định về hạn chế quyền đình công. (Nguồn ảnh: Reuters)

Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Athens đã ngừng hoạt động hôm 12/1 do các cuộc đình công phản đối cải cách mới của chính phủ Hy Lạp, gây ra tình trạng ách tắc giao thông tại thành phố 3,8 triệu dân này.
 Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Athens đã ngừng hoạt động hôm 12/1 do các cuộc đình công phản đối cải cách mới của chính phủ Hy Lạp, gây ra tình trạng ách tắc giao thông tại thành phố 3,8 triệu dân này.

Dự luật dự kiến được Quốc hội Hy Lạp thông qua ngày 15/1 sẽ cắt giảm trợ cấp gia đình hay làm cho việc tổ chức đình công khó hơn,…
 Dự luật dự kiến được Quốc hội Hy Lạp thông qua ngày 15/1 sẽ cắt giảm trợ cấp gia đình hay làm cho việc tổ chức đình công khó hơn,…

Được biết, nhiều cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện cũng bị đình trệ do các bác sĩ nghỉ làm.
Được biết, nhiều cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện cũng bị đình trệ do các bác sĩ nghỉ làm. 

Chính phủ Hy Lạp cho biết họ cần thực hiện các cải cách này để nhận các khoản giải ngân tiếp theo của gói cứu trợ.
 Chính phủ Hy Lạp cho biết họ cần thực hiện các cải cách này để nhận các khoản giải ngân tiếp theo của gói cứu trợ.

Đụng độ đã xảy ra bên ngoài tòa nhà Quốc hội khi một số người biểu tình cố tiếp cận tòa nhà.
 Đụng độ đã xảy ra bên ngoài tòa nhà Quốc hội khi một số người biểu tình cố tiếp cận tòa nhà.

Cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình.
 Cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình.

Trước đó, hàng trăm thành viên của PAME đã tập trung bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính vào tối 11/1 để phản đối dự luật liên quan đến cải cách.
Trước đó, hàng trăm thành viên của PAME đã tập trung bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính vào tối 11/1 để phản đối dự luật liên quan đến cải cách.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động Hy Lạp bên ngoài tòa nhà Quốc hội.
 Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động Hy Lạp bên ngoài tòa nhà Quốc hội.

Dự luật mới đã gây bất bình cho nhiều người dân Hy Lạp, những người đã và đang phải chịu tình trạng thu nhập và điều kiện sống giảm sút.
Dự luật mới đã gây bất bình cho nhiều người dân Hy Lạp, những người đã và đang phải chịu tình trạng thu nhập và điều kiện sống giảm sút.

Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp ngăn cản người biểu tình tiếp cận tòa nhà Quốc hội.
Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp ngăn cản người biểu tình tiếp cận tòa nhà Quốc hội. 

Người biểu tình Hy Lạp đối đầu với lực lượng an ninh nước này.
 Người biểu tình Hy Lạp đối đầu với lực lượng an ninh nước này. 
Mời độc giả xem video biểu tình phản đối cải cách ở Hy Lạp (Nguồn: Reuters)

Bị coi là súc vật, trùm mafia khát khao trở lại làm người lương thiện

Louis Ferrante - ông trùm mafia khét tiếng nước Mỹ từng có rất nhiều quyết định sai lầm trong cuộc đời nhưng may mắn là anh đã kịp dừng lại đúng lúc.

Ngày 15/9/2011, Louis Ferrante có bài phát biểu tại Hội nghị Nhân lực ở thành phố New York. Bản thân Ferrante cũng không bao giờ nghĩ rằng một tên tội phạm đường phố thất học lại có ngày được ngồi bên cạnh nhà kinh tế học đoạt giải Nobel sáng lập ra AOL - Daniel Kahneman và Nitin Nohria, hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard.

Kinh hãi trong nhà tù “địa ngục trần gian” ở Ai Cập

(Kiến Thức) - Theo các tù nhân từng sống sót ra khỏi nhà tù Al-Qanater, nhà tù này không khác gì “địa ngục trần gian” ngay giữa trung tâm thủ đô Cairo, Ai Cập.

Theo báo Daily Mail ngày 10/11, Laura Plummer, một phụ nữ Anh 33 tuổi, đã bị kết án ba năm tù vì mang thuốc giảm đau vào Ai Cập. Dù bản án này không quá nặng nhưng nơi Laura phải thụ án lại là nhà tù Al-Qanater nơi được mô tả là địa ngục trần gian ở Cairo. (Nguồn ảnh: Daily Mail)
Theo báo Daily Mail ngày 10/11, Laura Plummer, một phụ nữ Anh 33 tuổi, đã bị kết án ba năm tù vì mang thuốc giảm đau vào Ai Cập. Dù bản án này không quá nặng nhưng nơi Laura phải thụ án lại là nhà tù Al-Qanater nơi được mô tả là địa ngục trần gian ở Cairo. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Nhà tù Al-Qanater là một trong những nhà tù có tình trạng tồi tệ nhất thế giới, khi nó luôn trong tình trạng quá tải và điều kiện mất vệ sinh.
Nhà tù Al-Qanater là một trong những nhà tù có tình trạng tồi tệ nhất thế giới, khi nó luôn trong tình trạng quá tải và điều kiện mất vệ sinh. 

Một tù nhân từ thụ án trong Al-Qanater cho biết, Laura sẽ phải “hối lộ” bạn tù nếu muốn được ngủ trên giường tầng và chỉ được phép ra khỏi phòng giam hai lần một tuần.
 Một tù nhân từ thụ án trong Al-Qanater cho biết, Laura sẽ phải “hối lộ” bạn tù nếu muốn được ngủ trên giường tầng và chỉ được phép ra khỏi phòng giam hai lần một tuần.

Pete Farmer, 45 tuổi, là một công dân Anh từng bị giam trong nhà tù này trong hai năm trước khi được phóng thích hồi tháng 11/2017. Tiết lộ nếu đến Al-Qanater bạn sẽ không bao giờ muốn quay lại Ai Cập.
 Pete Farmer, 45 tuổi, là một công dân Anh từng bị giam trong nhà tù này trong hai năm trước khi được phóng thích hồi tháng 11/2017. Tiết lộ nếu đến Al-Qanater bạn sẽ không bao giờ muốn quay lại Ai Cập.

Chính Pete nói rằng, Laura sẽ phải ngủ trên sàn nhà trong phòng giam chật chội hoặc “hối lộ” cho bạn tù để có thể được ngủ trên giường.
 Chính Pete nói rằng, Laura sẽ phải ngủ trên sàn nhà trong phòng giam chật chội hoặc “hối lộ” cho bạn tù để có thể được ngủ trên giường.

“Cô ấy sẽ chỉ được phép ra khỏi phòng giam hai lần trong tuần và mỗi lần từ 2 đến 3 tiếng. Cô ấy cũng sẽ phải hối lộ cho quản tù hay những tù nhân khác để đảm bảo sự an toàn cho bản thân”, Pete nói thêm.
 “Cô ấy sẽ chỉ được phép ra khỏi phòng giam hai lần trong tuần và mỗi lần từ 2 đến 3 tiếng. Cô ấy cũng sẽ phải hối lộ cho quản tù hay những tù nhân khác để đảm bảo sự an toàn cho bản thân”, Pete nói thêm.

Ngoài ra, trong 15 ngày đầu thụ án, người thân của các tù nhân sẽ không được vào thăm.
 Ngoài ra, trong 15 ngày đầu thụ án, người thân của các tù nhân sẽ không được vào thăm.

Các tù nhân ngủ trên giường tầng trong phòng giam chật chội. Được biết, đồ ăn trong nhà tù Al-Qanater rất tệ, chỉ có cơm là ăn được.
 Các tù nhân ngủ trên giường tầng trong phòng giam chật chội. Được biết, đồ ăn trong nhà tù Al-Qanater rất tệ, chỉ có cơm là ăn được.

Điều kiện sống trong nhà tù địa ngục này rất khủng khiếp, dịch bệnh tràn lan và tù nhân phải sống chung với những con rệp, rận.
Điều kiện sống trong nhà tù địa ngục này rất khủng khiếp, dịch bệnh tràn lan và tù nhân phải sống chung với những con rệp, rận.

“Tôi thực sự cảm thấy lo ngại cho cô ấy. Thật khó có thể diễn tả điều kiện trong đó khủng khiếp như thế nào. Đó không phải là nhà tù mà là địa ngục thì đúng hơn”, Pete nói.
“Tôi thực sự cảm thấy lo ngại cho cô ấy. Thật khó có thể diễn tả điều kiện trong đó khủng khiếp như thế nào. Đó không phải là nhà tù mà là địa ngục thì đúng hơn”, Pete nói.