Trưa 3/7: Thêm 330 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh 249 ca

Bản tin dịch COVID-19 trưa 3/7 của Bộ Y tế cho biết, có thêm 330 ca mắc COVID-19 tại 16 địa phương. Riêng TP Hồ Chí Minh tiếp tục chiếm nhiều nhất với 249 ca.

Trong số 330 ca mắc mới (tính từ 6h đến 12h30 ngày 3/7), có 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại An Giang. 329 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (249), Bình Dương (32), Phú Yên (12), Đồng Tháp (12), Nghệ An (7), Lâm Đồng (4), Vĩnh Long (3), Long An (2), Trà Vinh (2), Khánh Hòa (1), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bình Phước (1), An Giang (1), Đắc Lắk (1); trong đó 280 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tính đến 12h30 ngày 3/7, Việt Nam có tổng cộng 16.853 ca ghi nhận trong nước và 1.837 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 15.283 ca, trong đó có 4.621 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trua 3/7: Them 330 ca mac COVID-19, TP Ho Chi Minh 249 ca
Riêng TP Hồ Chí Minh tiếp tục chiếm nhiều nhất với 249 ca. Ảnh: Sức khỏe Đời sống. 
Cụ thể, Khánh Hòa: Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, địa chỉ tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, là F1 của BN14249, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 1/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Người này đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.
12 ca ghi nhận tại tỉnh Phú Yên là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 1-2/7 dương tính với SARS-CoV-2.
Hai ca bệnh ở Long An: Một ca trong khu vực đã được phong tỏa, một ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 29/6 dương tính với SARS-CoV-2.
Đồng Tháp: 10 ca bệnh là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước, một ca có tiền sử đi về từ tỉnh Bình Dương, một ca có tiền sử đi về từ tỉnh Tiền Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 29-30/6 dương tính với SARS-CoV-2.
Nghệ An: Đây là các trường hợp F1, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 2-3/7 dương tính với SARS-CoV-2.
Vĩnh Long: Hai ca có tiền sử đi về từ tỉnh Đồng Tháp, một ca là F1 của BN17948. Kết quả xét nghiệm ngày 3/7 dương tính với SARS-CoV-2. Các bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á.
Bạc Liêu: Bệnh nhân nam, 6 tuổi, địa chỉ tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 2/7 dương tính với SARS-CoV-2. Bé đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Bắc Ninh: Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, địa chỉ tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; là F1 của BN15475, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 3/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
Bình Phước: Bệnh nhân nam, 39 tuổi, địa chỉ tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; có tiền sử đi về chợ Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 01/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Người này đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Bình Dương: 5 ca là các trường hợp F1; 14 ca liên quan công ty tại TP Thủ Dầu Một; 8 liên quan công ty tại thị xã Bến Cát; một ca liên quan công ty tại TP Thuận An; 4 ca đang điều tra dịch tễ.
TP.HCM: 206 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 43 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Lâm Đồng: Đây là các trường hợp F1 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 3/7 dương tính với SARS-CoV-2.
Trà Vinh: Đây là các trường hợp F1 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 3/7 dương tính với SARS-CoV-2. Họ đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1, tỉnh Trà Vinh.
An Giang: Bệnh nhân nam, 39 tuổi, địa chỉ tại huyện An Phú, tỉnh An Giang; là F1 của BN17600, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 01/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Người này đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Đắk Lắk: Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, địa chỉ tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, là F1 của BN15921 đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 2/7 dương tính với SARS-CoV-2.
Sáng 3/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, thành phố đang triển khai chiến dịch lấy mẫu tầm soát cộng đồng trên diện rộng để đánh giá nguy cơ dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng kịch bản 10.000, thậm chí là 15.000 giường phục vụ điều trị khi cần thiết. Việc tiếp nhận điều trị bệnh được phân theo 3 tầng: không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; có triệu chứng; triệu chứng nặng, nguy kịch. Tăng cường kiểm soát, siết chặt các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các khu vực trọng yếu như bệnh viện, khu vực sản xuất.
"Người dân cần tuân thủ đúng các quy định của Chỉ thị 10 của UBND TP, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K của Bộ Y tế khi ra khỏi nhà. Tuân thủ quy định trong khu vực phong toả, khu cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình", HCDC khuyến cáo.
Theo Sở Y tế TP.HCM, Bộ Y tế đã điều động khoảng 2.000 cán bộ, nhân viên gồm 500 bác sĩ, 1.500 điều dưỡng và kỹ thuật viên chi viện thành phố chống dịch COVID-19. 
>>> Mời độc giả xem thêm video Một công nhân ở Đắk Lắk trở về từ TPHCM mắc Covid-19

Nguồn: ANTV

Viettel, Vinaphone, Mobifone mở gói cước hỗ trợ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19

(Kiến Thức) - Các doanh nghiệp viễn thông di động Viettel, Vinaphone, Mobifone đã xây dựng và triển khai các gói cước Covid, theo đó với mỗi gói cước được đăng ký/gia hạn thành công, doanh nghiệp sẽ trích ra 5.000 đồng để ủng hộ vào Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19.

Dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, làn sóng mới của Covid với các ca nhiễm chủng virus mới từ Anh và Ấn Độ, có tốc độ lây lan nhanh đặc biệt đang tàn phá nặng nề các nước láng giềng và trong khu vực, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vắc xin” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế.
Để kìm chế dịch bệnh hiệu quả, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu sớm tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để chiến thắng đại dịch COVID-19.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?

Sống chung với dịch COVID-19 là ý kiến của nhiều người sau gần 2 năm Việt Nam chống chọi lại đại dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sống chung với đại dịch, chúng ta phải đảm bảo được điều kiện phủ sóng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Làn sóng dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Số lượng ca mắc mới ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 11.794 ca (tính đến 6h sáng 26/6). Nhiều tỉnh, thành có số lượng ca mắc mới lớn như TP HCM 2.958 ca, Bắc Giang 5.530, Bắc Ninh 1.599.
“Đã đến lúc, chúng ta cần phải sống chung với dịch COVID-19” – là ý kiến được đưa ra sau gần 2 năm cả nước chống chọi cùng đại dịch.