Trụ điện gió ở Gia Lai bị gãy cánh: Chủ đầu tư là ai?

Sở Công thương tỉnh Gia Lai vừa xác nhận đã nắm thông tin về việc 1 trong số 22 trụ điện gió tại Nhà máy điện gió Ia Pết - Đăk Đoa 2 ngừng hoạt động do cánh quạt có hiện tượng bị nứt, gãy.

Đại diện Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết, theo báo cáo sơ bộ, trong quá trình bảo trì cánh và turbine, có sai sót quên không khóa đảo cánh nên đã gây ra sự cố do gió giật, khép cánh không kịp ở trụ 30 thuộc Nhà máy điện gió Ia Pết - Đăk Đoa 2 (H.Đăk Đoa, Gia Lai). Cánh quạt có hiện tượng bị nứt, gãy cánh.

Hiện Công an xã Ia Pết, H.Đăk Đoa đang phối hợp với công ty điện gió bảo vệ hiện trường, chờ lực lượng chức năng tới khám nghiệm, điều tra nguyên nhân.

Trụ điện gió gặp vấn đề về cánh quạt được đánh dấu tại trụ số 30, Nhà máy điện gió Ia Pết - Đăk Đoa 2.

Tru dien gio o Gia Lai bi gay canh: Chu dau tu la ai?
Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 1 và Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 2 là cụm nhà máy điện gió lớn nhất Gia Lai - Ảnh: gialai.gov.vn

Nhà máy điện gió Ia Pết - Đăk Đoa 1 do Công ty CP phong điện Ia Pết - Đăk Đoa số 1 làm chủ đầu tư; còn Nhà máy điện gió Ia Pết - Đăk Đoa 2 do Công ty CP phong điện Ia Pết - Đăk Đoa số 2 làm chủ đầu tư, đều thuộc Tập đoàn TRE (Technology Resources Energy).

Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 1 và Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 2 được khởi công từ tháng 3/2021 và hoàn thành vào cuối tháng 10/021.

Dự án Nhà máy điện gió Ia Pết-Đak Đoa 1 có công suất thiết kế gần 100 MW với 22 trụ tua bin gió (4,5 MW/trụ); tổng vốn đầu tư 3.695 tỷ đồng; sản lượng điện thương phẩm hàng năm ước tính gần 275 triệu kWh/năm, diện tích sử dụng đất là 49,2ha.

Dự án Nhà máy điện gió Ia Pết-Đak Đoa 2 có công suất thiết kế gần 100 MW với 22 trụ tua bin gió (4,5 MW/trụ); tổng vốn đầu tư 3.636 tỷ đồng; sản lượng điện thương phẩm hàng năm ước tính hơn 253 triệu kWh/năm, diện tích sử dụng đất là 37,6ha.

Đây được xem là 2 nhà máy thuộc nhóm công trình điện gió có tiến độ thực hiện nhanh nhất của cả nước và được đánh giá là điển hình về quy mô và tiến độ.

Soi hồ sơ chủ đầu tư điện gió La Gàn 10 tỷ USD

(Kiến Thức) - Chủ đầu tư dự án điện gió La Gàn 10 tỷ USD mới được thành lập cuối năm 2020, với vốn điều lệ 23,21 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT là ông Niels Christian Holst, sinh năm 1972, quốc tịch Đan Mạch.

Mới đây, Công ty CP phát triển dự án điện gió La Gàn, đơn vị phát triển dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn tại Bình Thuận đã ký 4 bản Ghi nhớ về việc hợp tác cung cấp móng cọc và cảng hậu cần với 4 nhà thầu tại Việt Nam (Tập đoàn CS Wind, Công ty TNHH MTV dịch vụ cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C), Công ty cổ phần xây lắp dầu khí miền Nam (Alpha ECC) và Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro).
Soi ho so chu dau tu dien gio La Gan 10 ty USD
 Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến chiều 24/2/2021 để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh COVID-19.
Theo Nhadautu.vn, Công ty CP phát triển dự án điện gió La Gàn (tên viết tắt LaGan Wind) được thành lập vào cuối năm 2020 với vốn điều lệ là 23,21 tỷ đồng, gồm các cổ đông sáng lập là: Công ty CP Năng lượng Dầu khí Châu Á (Asiapetro, 5%), quỹ CI NMF I COOPERATIEFU.A (thuộc Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners - CIP, nắm giữ 91%), Công ty TNHH Novasia Enegry (4%).

Nhà mái tranh nhuốm “màu thời gian” gần 2 tỷ ở Đồng Nai

Ngôi nhà là nơi bố mẹ an dưỡng tuổi già, con cháu về sum họp quây quần trong không gian xưa cũ của mái nhà tranh.

Nha mai tranh nhuom “mau thoi gian” gan 2 ty o Dong Nai
 Toạ lạc trên khu đất 900 m2 tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), ngôi nhà được thiết kế mang đậm nét hoài cổ với mái lá, tường gạch mộc. 

Cháy tuabin điện gió 70 tỷ: Việt Nam có bao nhiều nhà máy điện gió

(Kiến Thức) -  Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia.

Thông tin turbin trên một trụ điện gió của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do Công ty CP tái tạo năng lượng Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư vừa bị chập điện cháy đang gây xôn xao dư luận.
Được biết, Nhà máy điện Bình Thạnh đã được vận hành 10 năm, tuabin lắp ráp theo công nghệ của Đức, giá của mỗi tuabin khoảng 70 tỷ đồng. Mỗi cột điện gió cao từ 90 - 95m, công suất 1,5 MW/cột. Tổng trọng lượng tuabin là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn.
Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio
Hiện trường sự việc turbin trên một trụ điện gió của Nhà máy Phong điện Bình Thạnh bị cháy. 
Tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và điện mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW, trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.
Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio-Hinh-2
 Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về điện gió lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Chay tuabin dien gio 70 ty: Viet Nam co bao nhieu nha may dien gio-Hinh-3
 Các nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành tại Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Hiệp hội Điện gió toàn cầu cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á về cả gió trên bờ và trên biển. Đường bờ biển dài 3.200 km giúp Việt Nam có được nguồn tài nguyên gió tốt nhất, nổi bật là từ Ninh Thuận trở vào khu vực phía Nam. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực đã phát triển điện gió trên biển với 99 MW đã được lắp đặt.
Tuy nhiên, theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì hàng năm là 7% nhu cầu điện của Việt Nam vào khoảng 200.000GWh năm 2020 và tăng đến 327.000GWh năm 2030. Nếu phát triển tối đa các nguồn điện truyền thống thì lượng điện của Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 165.000GWh vào năm 2020 và 208.000GWh vào năm 2030.