'Trò phù thủy' của cựu sếp ngân hàng GPBank gây thiệt hại 3.900 tỷ

 Nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT GPBank sử dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định, gây thiệt hại cho NH này 3.900 tỷ đồng.

Từ ngày 19-29/12, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo: Tạ Bá Long (SN 1955, quê Ninh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank); Đoàn Văn An (SN 1958, quê Hải Dương, nguyên Phó chủ tịch HĐQT GPBank); Phạm Quyết Thắng (SN 1973, quê Hải Dương, nguyên TGĐ GPBank); Nghiêm Tiến Sỹ (SN 1973, quê Thái Bình, nguyên Phó TGĐ GPBank); Nguyễn Anh Dung (SN 1978, ở Hà Nội, nguyên kế toán trưởng GPBank) và Nguyễn Ngọc Nam (SN 1976, ở Hà Nội, nguyên GĐ công ty Sao Bắc) ra xét xử tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Chiều 29/12, HĐXX tuyên phạt bị cáo Tạ Bá Long: 5 năm tù; Đoàn Văn An: 13 năm; Phạm Quyết Thắng: 5 năm; Nguyễn Anh Dung: 3 năm tù treo; Nguyễn Ngọc Nam: 5 năm tù cùng tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng bị cáo Nghiêm Tiến Sỹ bị truy tố tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng). HĐXX cho rằng, trong khi ký vào giấy tờ giải ngân, ông này đã không xem xét việc hợp đồng có đủ cơ sở pháp luật hay không.
Vì vậy, HĐXX khẳng định, hành vi của bị cáo phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng chứ không phải cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng như VKS truy tố. HĐXX tuyên phạt bị cáo Sỹ 4 năm tù.
Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa. 
Theo cáo trạng, GPBank tiền thân là ngân hàng CP Nông thôn Ninh Bình và được phép chuyển đổi tên gọi cũng như mô hình hoạt động thành NH Thương mại vào năm 1993. Sau 12 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, vào năm 2014, GPBank có vốn điều lệ là 3.018 tỷ đồng.
Trong số 903 cổ đông, GPBank có 11 pháp nhân và 3 trong số đó có vốn nhà nước. Riêng Tạ Bá Long cùng nhóm cổ đông liên quan sở hữu 34,99% vốn điều lệ, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Đoàn Văn An cùng nhóm cổ đông liên quan nắm giữ 55,32% vốn điều lệ, tương ứng hơn 1.669 tỷ đồng.
"Trò phủ thủy"
Năm 2009 và 2010, để có tiền tăng vốn điều lệ của GPBank theo quy định từ Chính phủ và để có tiền sử dụng vào những việc khác, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã sử dụng 3 "công ty sân sau" của mình (Thành Trung, Đại Lải và Chí Linh) phát hành 3.380 trái phiếu bán cho công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực (EVNFinance), thu về 3.380 tỷ đồng.
Số tiền này được Tạ Bá Long và Đoàn Văn An sử dụng hơn 2.611 tỷ đồng để nhóm cổ đông của 2 người này mua cổ phần tăng vốn điều lệ GPBank lên 2.000 tỷ đồng năm 2009 và 3.018 tỷ đồng năm 2010.
Hai đại gia ngân hàng này đã dùng hơn 512 tỷ đồng để trả lãi trái phiếu và phí tư vấn phát hành trái phiếu. Còn lại hơn 255 tỷ đồng, bị cáo Long và An dùng để đầu tư, kinh doanh.
Sau khi được NHNN chấp thuận việc GPBank tăng vốn điều lệ lên 3.018 tỷ đồng, do không có tiền để trả tiền gốc và tiền lãi cho EVNFinance, bị cáo Long và An đã bàn cách rút tiền của GPBank để lấy tiền trả nợ.
Cụ thể, hai đại gia này đã dùng công ty Thành Trung và công ty Sao Bắc ký thỏa thuận đặt cọc mua 58% tòa nhà Capital Tower ở 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội và hợp đồng hợp tác đầu tư dự án trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở An Khánh Sao Bắc GPBank để rút 3.900 tỷ đồng của GPBank. Số tiền này được Long và An dùng trả nợ gốc và lãi cho EVNFinance, và chi tiêu hết.
Đến ngày khởi tố vụ án (13/7/2015), công ty Thành Trung và Sao Bắc còn nợ GPBank tổng số hơn 3.898 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán.
Theo cơ quan điều tra, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã sử dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT GPBank làm trái quy định của luật Các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho GPBank 3.900 tỷ đồng gốc và hơn 858 tỷ đồng tiền lãi.
Liên quan đến vụ án, các bị cáo Phạm Quyết Thắng, Nghiêm Tiến Sỹ, Nguyễn Anh Dung và Nguyễn Ngọc Nam đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, đã ký các chứng từ của các ủy nhiệm chi... nhằm giúp Tạ Bá Long và Đoàn Văn An thực hiện hành vi phạm tội.
Đến nay, gia đình Tạ Bá Long đã bán tài sản khắc phục cho GPBank được hơn 864 tỷ đồng; gia đình Đoàn Văn An khắc phục hơn 83 tỷ đồng.

Nghỉ Tết dương: Giới trẻ mê mẩn với cánh đồng hoa tím lạ

Tết dương, trên cánh đồng hoa tím ở thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh (Gia Lai) thu hút nhiều các bạn trẻ ghé thăm và chụp cho mình những tấm hình đẹp.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cánh đồng hoa tìm xuất hiện tại một số ruộng lúa cạn nước không thể gieo sạ. Lúc này, loài cỏ lạ này bắt đầu lan rộng và đồng loạt bung hoa phủ tím cả một không gian yên bình.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cánh đồng hoa tìm  xuất hiện tại một số ruộng lúa cạn nước không thể gieo sạ. Lúc này, loài cỏ lạ này bắt đầu lan rộng và đồng loạt bung hoa phủ tím cả một không gian yên bình. 

Hoa mai Mỹ bạc triệu hút hồn nhà giàu Việt chơi Tết

(Kiến Thức) - Mỗi bình hoa mai Mỹ có giá vài triệu đồng nhưng nhiều khách hàng vẫn không ngại mua về chơi Tết Dương lịch vì sự mới mẻ, đẹp mắt. 

Để phục vụ Tết Dương lịch, khi đào và hoa mai vẫn chưa bung nở thì nhiều cửa hàng hoa nhập khẩu đã cung cấp cho khách hàng những bó hoa mai Mỹ đẹp mắt. Ảnh: 38 Degree Flowers.
 Để phục vụ Tết Dương lịch, khi đào và hoa mai vẫn chưa bung nở thì nhiều cửa hàng hoa nhập khẩu đã cung cấp cho khách hàng những bó hoa mai Mỹ đẹp mắt. Ảnh: 38 Degree Flowers.

Loạt sếp ngân hàng phải hầu tòa gây chấn động năm 2017

(Kiến Thức) - Hàng loạt lãnh đạo cấp cao, sếp lớn ngân hàng ngã ngựa vì vướng vào vòng lao lý, gây chấn động dư luận trong năm 2017.

1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB
Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank
Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.

3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank

Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.

4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động.
4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động. 
5. Ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik.
5. Ông Trần Sơn Nam -  nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín
Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam -  nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik. 
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.