Trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết thế nào cho an toàn, đỡ tắc đường?

Các phương tiện ùn ùn đổ về, các cửa ngõ tắc cứng đã trở thành "đặc sản" của nhiều thành phố lớn sau mỗi kỳ nghỉ Tết.

Vào đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm nay, tại nhiều tuyến đường cửa ngõ một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM đã chứng kiến cảnh tượng ùn tắc "kinh hoàng" nhiều giờ đồng hồ. Đây không phải cảnh tượng hiếm gặp mỗi dịp trước và sau Tết bởi lượng người đổ ra/vào thành phố quá đông trong cùng một thời điểm .

Tro lai thanh pho sau ky nghi Tet the nao cho an toan, do tac duong?
Dòng xe nhích từng mét trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội) sau những kỳ nghỉ lễ Tết (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài đến hết ngày 6/2 (mùng 6 Tết). Vậy nên ngay từ lúc này, nhiều gia đình đang chuẩn bị “khăn gói” quay trở lại thành phố, trở lại với sinh hoạt thường nhật. 

Dưới đây là một số lời khuyên giúp hành trình trở về thành phố của bạn được an toàn, thuận lợi và hạn chế rơi vào cảnh tắc đường:

1. Kiểm tra phương tiện trước khi khởi hành

Khi trở lại với thành phố sau dịp nghỉ Tết, không thể tránh được tình trạng đông xe cùng đổ dồn về các tuyến đường cửa ngõ ngay cả trong giờ thấp điểm. Việc tắc đường quá lâu có thể dẫn tới chiếc xe bị nóng máy, nặng có thể chết máy giữa đường khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục. 

Không những vậy, điều này còn khiến tình hình ùn tắc giao thông càng trở nên phức tạp hơn. Do vậy, hãy dành một chút thời gian kiểm tra kỹ các chi tiết trên xe trước khi khởi hành.

Tro lai thanh pho sau ky nghi Tet the nao cho an toan, do tac duong?-Hinh-2
Dành vài phút kiểm tra xe và đổ "kha khá" xăng sẽ khiến hành trình được an toàn, an tâm hơn. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Cũng giống như việc kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi xa, bạn cần “soi” qua các chi tiết như: Lốp xe, phanh, ắc quy, nước làm mát động cơ, nước rửa kính, đèn xe,... nhằm đảm bảo chiếc xe của bạn đang có trạng thái hoạt động tốt nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro không đáng có trên đường.

Bạn cũng nên đổ đầy bình nhiên liệu trước khi trở lại thành phố, tránh việc dừng chờ lâu trên các tuyến cao tốc, đường vành đai trong tình trạng bình xăng cạn kiệt.

2. Nên xuất phát sớm hơn

Tâm lý thông thường của nhiều gia đình là muốn hưởng trọn vẹn thời gian nghỉ Tết, do đó hầu hết đều bắt đầu xuất phát vào buổi chiều của ngày nghỉ cuối cùng (mùng 6 Tết). Lượng phương tiện ô tô, xe máy quá lớn cùng đổ về thành phố trong một thời điểm sẽ khiến các cửa ngõ kẹt cứng. Thông thường, thời điểm từ 15h-21h sẽ là thời gian "nóng bỏng" nhất trên các tuyến cửa ngõ sau mỗi kỳ nghỉ dài.

Do vậy, nếu không có việc gì quá cấp thiết, bạn nên thay đổi thời điểm xuất phát để chuyến đi được “dễ thở” hơn. Có thể căn giờ trở lại thành phố từ buổi sáng hoặc "chắc ăn" hơn là từ ngày hôm trước. Điều này vừa khiến chúng ta có nhiều thời gian nghỉ ngơi, vừa tránh cảnh ùn dài hàng giờ đồng hồ trên đường. 

Tro lai thanh pho sau ky nghi Tet the nao cho an toan, do tac duong?-Hinh-3
Vào ngày cuối cùng của nhưng đợt nghỉ lễ, dòng phương tiện lại chen chúc nhau đổ về các thành phố. (Ảnh: Phạm Hải)

3. Chọn lộ trình thích hợp

Chọn lộ trình thích hợp cũng là điều rất quan trọng khi trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết. Thông thường, sẽ có nhiều tuyến đường để vào được thành phố mà bạn có thể đi, không nhất thiết phải là trục đường chính và gần nhất.

Khi chuẩn bị đến các điểm rẽ, lái xe có thể tham khảo thông tin trên radio hoặc sử dụng ứng dụng Google map để cập nhật, kiểm tra tình trạng ùn tắc nhằm lựa chọn cung đường hợp lý nhất.

4. Giữ khoảng cách an toàn, không phanh gấp

Trong trường hợp gặp phải cảnh ùn tắc trên đường, bạn cũng đừng nôn nóng bởi sự mất kiên nhẫn không làm bạn đi nhanh hơn được. Đặc biệt chú ý đó là giữ khoảng cách an toàn bởi xe phía trước có thể phanh gấp bất cứ lúc nào mà nếu không chú ý, bạn rất dễ đâm vào. Khi đó, lỗi sai hoàn toàn thuộc về bạn.

Khi đi đường tắc, bạn cũng nên hạn chế tối đa việc phanh gấp, sẽ khiến xe phía sau đâm phải, rất mất thời gian để giải quyết và làm cảnh tắc đường thêm trầm trọng.

Tro lai thanh pho sau ky nghi Tet the nao cho an toan, do tac duong?-Hinh-4
Khi trở lại thành phố, lái xe nên đi đúng làn đường, phần đường của mình và tuân theo sự điều tiết của lực lượng chức năng. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

5. Không lái xe kiểu "điền vào chỗ trống"

Mỗi khi đường đông, một thói xấu mà nhiều lái xe mắc phải là kiểu “điền vào chỗ trống”. Hễ thấy làn bên cạnh có khoảng trống là chuyển làn sang, tạt đầu xe phía sau để “ngoi” lên trên.

Trên thực tế không hiếm gặp trường hợp ô tô đi cả vào làn khẩn cấp hoặc vào phần đường dành cho xe máy. Nếu chỉ vì nóng vội mà chuyển làn, tạt đầu các xe khác sẽ rất dễ xảy ra va chạm, càng khiến ùn tắc thêm khủng khiếp hơn.

Lời khuyên của những lái xe có kinh nghiệm là hãy bình tĩnh, cố gắng đi đúng là đường và chỉ chuyển làn khi thực sự cần thiết, tránh gây ức chế cho những người tham gia giao thông xung quanh. Đồng thời, tuân thủ tuyệt đối theo sự điều tiết, phân luồng của các lực lượng chức năng.

Và cuối cùng, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất sau tay lái. Sự nóng vội, ức chế hay mất tập trung vừa không giúp bạn đỡ tắc đường hơn, lại có thể làm hại bạn và những người xung quanh.

Hà Nội: Những công trình giao thông nào sẽ hoàn thành trong năm 2022?

Dự kiến, trong năm 2022, TP Hà Nội sẽ hoàn thành hàng loạt công trình, dự án giao thông lớn đưa vào vận hành góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Ha Noi: Nhung cong trinh giao thong nao se hoan thanh trong nam 2022?
 Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Dự kiến đưa vào khai thác đoạn trên cao vào tháng 12/2022. Trước đó, tháng 11/2021, Cát Linh - Hà Đông trở thành tuyến tàu điện đầu tiên ở thủ đô vận hành thương mại.
Ha Noi: Nhung cong trinh giao thong nao se hoan thanh trong nam 2022?-Hinh-2
 Ngày 29/11/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát công trường và yêu cầu vận hành đoạn trên cao dự án này vào năm 2022. Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho hay hiện tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 74%, trong đó đoạn trên cao 89,5% và đoạn đi ngầm 33%. Đoạn trên cao dài 8,5 km từ Depot Nhổn đến ga S8 (Đại học Giao thông Vận tải).

Tìm về Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946-1947) nay xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Tim ve Nha may in tien dau tien cua Viet Nam

Tìm về xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình trong những ngày đầu năm Nhâm Dần, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã được đến thăm Khu Di tích đồn điền Chi Nê và Nhà máy tin tiền, nơi từng đặt nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam.

Tim ve Nha may in tien dau tien cua Viet Nam-Hinh-2
Từ năm 1893, thực dân Pháp đã lên khai phá và lập nhiều đồn điền ở Lạc Thủy để bóc lột nhân dân lao động. Nằm ven dòng sông Bôi hiền hòa, thơ mộng, đồn điền cà phê Chi Nê của nhà tỉ phú người Pháp Enet Bô-ren rộng tới 7.331 ha, có chiều dài 13 km và rộng hơn 9 km với những cánh rừng cà phê, xoan, trẩu, chè bạt ngàn. Tại đây, Bô-ren đã cho xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, khu chuồng trại trâu, bò... 

Dấu ấn Liên Xô giữa lòng núi non trùng điệp Cao Bằng

Nằm lọt thỏm trong lòng dãy Phia Oắc, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), mỏ thiếc Tĩnh Túc là dấu ấn đậm nét của Liên Xô còn lại ở vùng địa đầu Tổ quốc.

Dau an Lien Xo giua long nui non trung diep Cao Bang

Từ thành phố Cao Bằng, ngược Quốc lộ 34 khoảng 50 km sẽ đến mỏ thiếc Tĩnh Túc, nằm ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Ra đời từ năm 1955 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, Mỏ thiếc Tĩnh Túc (nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng) trở thành nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời kỳ đó. Đây cũng được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu của Việt Nam.