Trình diễn tệ hại, Israel vội vàng nâng cấp tên lửa "Vòm sắt"

(Kiến Thức) - Trước màn trình diễn tệ hại trong các đợt pháo kích vào lãnh thổ Israel trong thời gian qua, Tel Aviv đã quyết định nâng cấp hệ thống phòng thủ "Vòm sắt" mà nước này luôn tự hào.

Theo Army Recognition, phiên bản mới nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome "Vòm Sắt" do công ty Rafael của Israel chế tạo, có khả năng đánh chặn những quả đạn cối trên không chỉ trong vòng 15 giây.
Iron Dome bắt đầu được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) vào đầu năm 2011. Kể từ đó, nó trở thành hệ thống phòng thủ tên lửa được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, với tỷ lệ đánh chặn thành công lên tới gần 90%. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hệ thống phòng thủ này lại hoạt động không như những gì Israel mong muốn.
Tên lửa Vòm Sắt được phóng gần biên giới Israel. Ảnh: Rafael.
 Tên lửa Vòm Sắt được phóng gần biên giới Israel. Ảnh: Rafael.
Kể từ khi được đưa vào Không quân Israel tháng 4/2011, hệ thống Vòm Sắt đã đánh chặn thành công hơn 500 quả tên lửa được phóng từ Dải Gaza nhắm vào các khu vực miền trung và phía nam Israel.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt liên tục được cải tiến để đối phó với những mối đe dọa mới và hiện nay, nó có thể đánh chặn máy bay không người lái và đạn cối. Theo IDF, trong thời gian gần đây, hệ thống Vòm Sắt đã đánh chặn ít nhất 25 quả đạn cối được phóng từ Dải Gaza, nhưng đối với Tel Aviv con số này vẫn còn quá khiêm tốn với những gì mà họ phải hứng chịu trong các đợt pháo kích từ phía bên kia biên giới.

Mời độc giả xem thêm video: Israel triển khai hệ thống Vòm Sắt ngay sát Ai Cập năm 2013 (Nguồn: VTC14)

Dù vậy trong suốt thời gian hoạt động của mình hệ thống phòng thủ Iron Dome đã được chứng minh được khả năng tác chiến hiệu quả của mình, điều mà chưa có hệ thống phòng không nào trên thế giới làm được. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel Iron Dome có thể đánh chặn tên lửa và đạn cối,…ở phạm vi lên tới 70 km, có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Israel trang bị radar chuyên “vạch mặt” đạn pháo phản lực

(Kiến Thức) - Israel đã trang bị hệ thống radar cảnh giới ELM-2106 nhằm hạn chế nguy cơ từ các cuộc tấn công bằng đạn pháo phản lực xuất phát từ Lebanon và dải Gaza.

Tạp chí Army Recognition đưa tin, Quân đội Israel hôm 9/4 đã giới thiệu hệ thống radar cảnh giới mới có tên Wind Shield do nước này nghiên cứu phát triển. Hệ thống radar trên sẽ được trang bị cho lực lượng phòng vệ mặt đất của Israel, dự kiến Wind Shield sẽ chính thức hoạt động trong một vài tháng tới.
Lực lượng phòng vệ của Israel đóng tại khu vực biên giới sẽ là các đơn vị đầu tiên được trang bị hệ thống Wind Shield, đây một biện pháp tăng cường khả năng phòng vệ trước các cuộc tấn công liên tiếp bằng các loại đạn phản lực cũng như đạn cối vào khu vực biên giới nước này.

Giải mã thất bại ê chề của Mỹ trong "Trận Trân Châu Cảng" thứ hai

(Kiến Thức) - Ngay sau khi Không quân Mỹ tiến hành cuộc không kích vào Tokyo để "rửa hận" cho trận Trân Châu Cảng, phía Nhật đã hoảng sợ tiến hành tấn công vào vùng Alaska của Mỹ vì tin rằng, các máy bay ném bom của Mỹ xuất phát từ đây.

Quá sợ hãi trước màn không kích bằng máy bay ném bom của Mỹ vào Tokyo, kèm theo đó là sự ngờ vực không biết các máy bay Mỹ xuất phát từ đâu để có thể tấn công được Tokyo, phía Nhật đã tiến hành "Bắc Tiến", chinh phạt các đảo thuộc quần đảo Aleutian thuộc Alaska vì tin rằng các máy bay Mỹ đã xuất phát từ đây. Nguồn ảnh: BI.
Quá sợ hãi trước màn không kích bằng máy bay ném bom của Mỹ vào Tokyo, kèm theo đó là sự ngờ vực không biết các máy bay Mỹ xuất phát từ đâu để có thể tấn công được Tokyo, phía Nhật đã tiến hành "Bắc Tiến", chinh phạt các đảo thuộc quần đảo Aleutian thuộc Alaska vì tin rằng các máy bay Mỹ đã xuất phát từ đây. Nguồn ảnh: BI.