Triều Tiên: Vũ khí hạt nhân là dành cho Mỹ

(Kiến Thức) - Đó là tuyên bố của trưởng phái đoàn Triều Tiên trong cuộc hội đàm liên triều hôm 9/1 khi đại diện Hàn Quốc nhắc đến phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Reuters, đại diện phái đoàn Triều Tiên tham dự hội đàm cấp cao liên Triều hôm 9/1 cho biết sẽ không thảo thuận vấn đế vũ khí hạt nhân với Seoul vì loại vũ khí này của Bình Nhưỡng là dành cho Mỹ, chứ không phải dành cho Hàn Quốc “người anh em” của họ.
Trong một tuyên bố chung sau 11 giờ hội đàm, đại diện Triều Tiên chỉ cam kết sẽ cử một phái đoàn đại biểu đến tham dự Thế vận hội Mùa đông 2018 diễn tại Pyeongchang, Hàn Quốc vào đầu tháng 2 tới. Tuy nhiên, phía Triều Tiên cũng tỏ ra không hài lòng khi Hàn Quốc đề cập tới vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son Gwon (trong ảnh) tỏ ra khá gay gắt khi Hàn Quốc nhắc đến vấn đề vũ khí hạt nhân. Ảnh: Stars and Stripes.
 Trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son Gwon (trong ảnh) tỏ ra khá gay gắt khi Hàn Quốc nhắc đến vấn đề vũ khí hạt nhân. Ảnh: Stars and Stripes.
Dù vậy trong thời gian tới hai bên vẫn sẽ tiến hành các cuộc gặp song phương nhằm giải quyết một số vấn đề an ninh và giảm thiểu các xung đột không đáng có giữa hai miền, phía Bình Nhưỡng cũng cho biết vấn đề giải trừ quân bị sẽ không nằm trong các cuộc gặp này.
"Tất cả vũ khí của chúng tôi bao gồm bom nguyên tử, bom hydro và tên lửa đạn đạo chỉ nhằm vào Mỹ, chứ không phải vào anh em của chúng tôi (Hàn Quốc), cũng như Trung Quốc và Nga", ông Ri Son Gwon – đại diện phái đoàn Triều Tiên trong cuộc hội đàm hôm 9/1 cho biết.
Mời độc giả xem video: Toàn cảnh cuộc hội đàm liên Triều đầu tiên sau hai năm gián đoạn. (
"Đây không phải là vấn đề giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, và việc nhắc đến nó có thể sẽ gây ra hậu quả tiêu cực và hủy hoại những bước tiến mà chúng ta đã đạt được trong ngày hôm nay”, Ông Ri nhấn mạnh khi Hàn Quốc đưa vấn đề vũ khí hạt nhân ra thảo luận, thậm chí đại diện Triều Tiên còn tỏ rõ thái độ gay gắt về vấn đề này.
Trong thông cáo chung phía Triều Tiên cho biết, đoàn đại biểu mà họ dự định cử tham dự Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc sẽ bao gồm quan chức, vận động viên, đội cổ động, nghệ sỹ biểu diễn, khán giả, một đội trình diễn võ Taekwondo và các nhà báo. Trong khi đó Hàn Quốc sẽ hỗ trợ, cung cấp đầy đủ nơi ăn chốn ở và các phương tiện cần thiết cho đoàn Triều Tiên tham dự sự kiện.
Dù còn nhiều bất đồng nhưng cuộc hội đàm liên Triều đầu tiên sau hai năm diễn ra khá suôn sẻ. Ảnh: The Independent.
 Dù còn nhiều bất đồng nhưng cuộc hội đàm liên Triều đầu tiên sau hai năm diễn ra khá suôn sẻ. Ảnh: The Independent.
Seoul thậm chí còn xem xét tạm thời dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên tạo điều kiện cho nước này tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Roh Kyu Deok nói trong phiên họp thứ hai của đối thoại cấp cao liên Triều hôm 9/1.
Tuyên bố chung cũng đề cập đến những trao đổi khác giữa hai nước, trong những lĩnh vực không được nói rõ, và các cuộc đàm phán cấp cao khác để cải thiện quan hệ.

Tuyết phủ trắng sa mạc Sahara và lời cảnh báo từ thiên nhiên

(Kiến Thức) - Đây là lần thứ ba trong gần 40 năm qua, người dân ở Ain Sefra, Algeria, được chứng kiến cảnh tuyết phủ trắng xóa trên sa mạc Sahara nóng nhất hành tinh.

Theo Mirror ngày 8/1, tuyết rơi dày tới 40 cm đã xuất hiện trên một số khu vực của sa mạc Sahara ở Ain Sefra, Algeria. Ảnh: Mirror.
 Theo Mirror ngày 8/1, tuyết rơi dày tới 40 cm đã xuất hiện trên một số khu vực của sa mạc Sahara ở Ain Sefra, Algeria. Ảnh: Mirror.

Đây là lần thứ ba trong vòng 37 năm, thị trấn Ain Sefran chứng kiến cảnh tuyết phủ trắng những đụn cát đỏ rực trên sa mạc nóng nhất thế giới. Ảnh: Mirror.
 Đây là lần thứ ba trong vòng 37 năm, thị trấn Ain Sefran chứng kiến cảnh tuyết phủ trắng những đụn cát đỏ rực trên sa mạc nóng nhất thế giới. Ảnh: Mirror.

“Chúng tôi thực sự rất kinh ngạc khi thức dậy và nhìn thấy tuyết rơi. Mưa tuyết rơi cả ngày 7/1 và bắt đầu tan chảy vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày”, Karim Bouchetata chia sẻ. Ảnh: Mirror.
 “Chúng tôi thực sự rất kinh ngạc khi thức dậy và nhìn thấy tuyết rơi. Mưa tuyết rơi cả ngày 7/1 và bắt đầu tan chảy vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày”, Karim Bouchetata chia sẻ. Ảnh: Mirror.

Vào năm 2016, thị trấn được mệnh danh này “Cửa ngõ vào sa mạc” này đã chứng kiến đợt tuyết rơi dày ngay sau ngày lễ Giáng sinh, gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn. Ảnh: Mirror.
 Vào năm 2016, thị trấn được mệnh danh này “Cửa ngõ vào sa mạc” này đã chứng kiến đợt tuyết rơi dày ngay sau ngày lễ Giáng sinh, gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn.  Ảnh: Mirror.

Hồi tháng 1/2017, mưa tuyết lại rơi ở thị trấn Ain Sefra. Nhiều em nhỏ thích thú làm người tuyết và chơi trượt tuyết trên những cồn cát trắng xóa trên sa mạc. Ảnh: Mirror.
 Hồi tháng 1/2017, mưa tuyết lại rơi ở thị trấn Ain Sefra. Nhiều em nhỏ thích thú làm người tuyết và chơi trượt tuyết trên những cồn cát trắng xóa trên sa mạc.  Ảnh: Mirror.

Cách đây gần 30 năm, vào ngày 18/2/1979, một trận bão tuyết kéo dài nửa giờ đã đổ bộ thị trấn Ain Sefra. Ảnh: Mirror.
Cách đây gần 30 năm, vào ngày 18/2/1979, một trận bão tuyết kéo dài nửa giờ đã đổ bộ thị trấn Ain Sefra.  Ảnh: Mirror.

Được biết, thị trấn Ain Sefra nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển và được bao quanh với dãy núi Atlas. Ảnh: Mirror.
 Được biết, thị trấn Ain Sefra nằm ở độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển và được bao quanh với dãy núi Atlas.  Ảnh: Mirror.

Hiện tượng tuyết rơi rất hiếm gặp tại thị trấn này. Ảnh: Mirror.
 Hiện tượng tuyết rơi rất hiếm gặp tại thị trấn này.  Ảnh: Mirror.

Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở Ain Sefra rơi vào khoảng từ 6 đến 12 độ C. Ảnh: Mirror.
  Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở Ain Sefra rơi vào khoảng từ 6 đến 12 độ C. Ảnh: Mirror.

Một số bức ảnh khác ghi lại hiện tượng hiếm gặp tuyết rơi trên sa mạc Sahara. Ảnh: Mirror.
Một số bức ảnh khác ghi lại hiện tượng hiếm gặp tuyết rơi trên sa mạc Sahara. Ảnh: Mirror.

Nhìn hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng mình đang ở giữa sa mạc Sahara. Ảnh: Mirror.
 Nhìn hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng mình đang ở giữa sa mạc Sahara. Ảnh: Mirror.

Tuyết phủ trắng những đồi cát ở sa mạc Sahara. Ảnh: Mirror.
Tuyết phủ trắng những đồi cát ở sa mạc Sahara.  Ảnh: Mirror.

Ngay giữa trưa tại sa mạc tuyết vẫn không hề tan, khi nền nhiệt xuống thấp Ảnh: Mirror.
Ngay giữa trưa tại sa mạc tuyết vẫn không hề tan, khi nền nhiệt xuống thấp Ảnh: Mirror.
Mời độc giả xem video: Tuyết rơi trắng xóa ở sa mạc Sahara, Algeria năm 2017 (Nguồn: Daily Mail)

Thảm bại ở Syria: đội quân thánh chiến đổ dồn về Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hàng nghìn tay súng thánh chiến từng tham chiến ở Trung Đông đang tìm cách trở về Trung Quốc, đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia của nước này.

Theo Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) ngày 8/1, phát biểu tại diễn đàn về quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào cuối tháng 12, người đứng đầu Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc Ji Zhiye cho biết nước này đã và đang đối mặt với nguy cơ lớn về các mối đe dọa công khủng bố. Ảnh: AP.
 Theo Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) ngày 8/1, phát biểu tại diễn đàn về quan hệ quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào cuối tháng 12, người đứng đầu Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc Ji Zhiye cho biết nước này đã và đang đối mặt với nguy cơ lớn về các mối đe dọa công khủng bố. Ảnh: AP.

Ông Ji ước tính, khoảng 30.000 phần tử thánh chiến từng chiến đấu tại Syria đã rời khỏi chiến trường này và trở về quê hương, trong đó có Trung Quốc. Ảnh: Sofrep.
 Ông Ji ước tính, khoảng 30.000 phần tử thánh chiến từng chiến đấu tại Syria đã rời khỏi chiến trường này và trở về quê hương, trong đó có Trung Quốc. Ảnh: Sofrep.

Được biết, Trung Quốc đã đặt trong tình trạng báo động cao hơn về các vụ tấn công khủng bố kể từ nửa cuối năm 2015 khi phiến quân IS mở rộng địa bàn sang Trung Á và Đông Nam Á, trong đó có việc chúng lập căn cứ tại Philippines. Ảnh: SCMP.
Được biết, Trung Quốc đã đặt trong tình trạng báo động cao hơn về các vụ tấn công khủng bố kể từ nửa cuối năm 2015 khi phiến quân IS mở rộng địa bàn sang Trung Á và Đông Nam Á, trong đó có việc chúng lập căn cứ tại Philippines. Ảnh: SCMP. 

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, theo hãng Fars (Iran), trong 24 giờ qua, Quân đội Syria đã giành được quyền kiểm soát thêm nhiều khu vực chiến lược ở Đông Nam Idlib từ tay các phần tử khủng bố HTS. Ảnh: FNA.
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, theo hãng Fars (Iran), trong 24 giờ qua, Quân đội Syria đã giành được quyền kiểm soát thêm nhiều khu vực chiến lược ở Đông Nam Idlib từ tay các phần tử khủng bố HTS. Ảnh: FNA.

“Quân đội Syria cũng tiêu diệt nhiều tay súng HTS, đồng thời phá hủy các trang thiết bị quân sự của bọn chúng”, nguồn tin cho hay. Ảnh: AMN.
 “Quân đội Syria cũng tiêu diệt nhiều tay súng HTS, đồng thời phá hủy các trang thiết bị quân sự của bọn chúng”, nguồn tin cho hay. Ảnh: AMN.

Al Masdar News cho biết thêm, lực lượng chính phủ Damascus đã giải phóng hơn 400 km2 diện tích lãnh thổ ở Idlib kể từ khi phát động chiến dịch quân sự cách đây hai tuần. Ảnh: AMN.
 Al Masdar News cho biết thêm, lực lượng chính phủ Damascus đã giải phóng hơn 400 km2 diện tích lãnh thổ ở Idlib kể từ khi phát động chiến dịch quân sự cách đây hai tuần. Ảnh: AMN.

Còn tại Damascus, nguồn tin quân sự ngày 8/1 xác nhận, Quân đội Syria đã đập tan cuộc tấn công quy mô lớn của phiến quân ở Đông Ghouta, đồng thời tiêu diệt nhiều chiến binh khủng bố. Ảnh: FNA.
 Còn tại Damascus, nguồn tin quân sự ngày 8/1 xác nhận, Quân đội Syria đã đập tan cuộc tấn công quy mô lớn của phiến quân ở Đông Ghouta, đồng thời tiêu diệt nhiều chiến binh khủng bố. Ảnh: FNA.

Trong khi đó, tại tỉnh Hama, phiến quân IS đã chiếm được 13 thị trấn từ tay nhóm khủng bố có liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda và tiếp tục tiến đánh Aleppo. Ảnh: AMN.
Trong khi đó, tại tỉnh Hama, phiến quân IS đã chiếm được 13 thị trấn từ tay nhóm khủng bố có liên hệ với mạng lưới Al-Qaeda và tiếp tục tiến đánh Aleppo. Ảnh: AMN.