Triều Tiên truyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán 6 bên

Ngày 20/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Triều Tiên sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

Thông báo này được đưa ra bởi ông Choe Ryong Hae, đặc phái viên của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở Moscow.
Ông Lavrov dẫn lời đặc phái Triều Tiên rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng nối lại đàm phán sáu bên mà không cần kèm theo điều kiện tiên quyết. “Chúng tôi nhận được cam kết từ đại diện cấp cao của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên rằng, Bình Nhưỡng sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán 6 bên mà không cần điều kiện trước”ông Lavrov nói.
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và an ninh trước việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố họ có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 2003. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều cuộc họp diễn ra với sáu quốc gia tham gia: Trung Quốc (chủ nhà), Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản.
Những cuộc đàm phán vào năm 2003-2007 gần như không có tiến triển gì. Đến vòng đàm phán thứ 5, Triều Tiên đã đồng ý đóng của các cơ sở hạt nhân để đổi lấy các viện trợ về lương thực và nhiên liệu, đồng thời bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Thỏa thuận này đã nhanh chóng bị phá vỡ vào năm 2009 khi Mỹ và các nước liên quan cáo buộc Triều Tiên thử tên lửa hạt nhân và áp lệnh trừng phạt nước này trong khi nước này nói đây là một vụ phóng vệ tinh thông thường. Ngay lập tức, Triều Tiên trục xuất tất cả giám sát viên các nước ở Triều Tiên, đồng thời tuyên bố mở cửa lại các cơ sở hạt nhân.
Thời điểm đó, Triều Tiên tuyên bố không bao giờ tham gia bất cứ một đàm phán cũng như ký kết nào với các bên liên quan nữa.Động thái mới này của Triều Tiên cho thấy sự cấp tiên của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un.

Ly khai Ukraine yêu cầu đường ranh giới DPR phải chạy qua Donetsk

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tuyên bố, đường ranh giới giữa họ và quân chính phủ Ukraine phải chạy qua đường ranh giới của tỉnh Donetsk.

“Đường phân giới cắm mốc giữa chúng tôi và Kiev phải chạy theo đường ranh giới của tỉnh Donetsk. Nếu đường đó chạy theo hướng khác, chúng tôi sẽ không công nhận biên giới này”, hãng thông tấn Ria Novosti dẫn lại phát biểu của người đứng đầu DPR, ông Zaharchenko Alexander.
Lực lượng ly khai đứng chờ ở điểm trao trả tù binh. (Ảnh minh họa)
Lực lượng ly khai đứng chờ ở điểm trao trả tù binh. (Ảnh minh họa)
Ông Zaharchenko cho biết, họ sẽ trả lại Kiev hai thành phố là Slavic và Mariupol, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định lập trường trên của mình.

Hai cách để Nga dẫn đến chiến tranh với phương Tây

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Mỹ, "các hành vi khiêu khích" của Nga có thể dẫn đến chiến tranh do tai nạn hoặc đánh giá sai mức độ chịu đựng của NATO.

Kể từ tháng 3, Nga đã thực hiện gần 40 hành động quân sự nhằm đối phó với phương Tây và NATO, bao gồm cả việc một chiếc máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận tàu chiến Mỹ tại Biển Đen trong khủng hoảng Ukraine.
Mức độ chưa từng có của những lần khiêu khích này có thể dẫn tới chiến tranh, ông Tom Nichols, giáo sư tại ĐH Hải quân Mỹ nhận định.