Triều Tiên: Mỹ đang xoay trục khỏi Châu Á

(Kiến Thức) - Cung cách xử lý vấn đề vũ khí hóa học Syria của Mỹ có thể khiến cho Triều Tiên cảm thấy tự tin, đối đầu hơn.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phấn khởi trước sự lúng túng của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Syria.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phấn khởi trước sự lúng túng của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Syria.
Bruce Klingner , nhà nghiên cứu cao cấp tại Heritage Foundation, nhận định: “Bình Nhưỡng cho rằng những lời lẽ táo bạo của Tổng thống Obama... khó có thể hỗ trợ bằng hành động quân sự quan trọng”. Ông nói thêm: “Bình Nhưỡng sẽ tính đến sự thụ động của Mỹ trong việc ra quyết định đối đầu với Washington và Seoul trong tương lai”.
Các quan chức Mỹ thường nhấn mạnh Triều Tiên, Iran và Hezbollah đang theo dõi cung cách phản ứng của Mỹ đối với các vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực quốc tế .
Tìm kiếm hỗ trợ của Quốc hội Mỹ cho kế hoạch hành động quân sự của mình, chính quyền Obama đã đối mặt với sự phản đối can thiệp quân sự mạnh mẽ . Thăm dò dư luận nhiều lần cho thấy công chúng Mỹ, vốn đã quá chán ngán chiến tranh, chống lại hành động quân sự ở nước ngoài.
Theo chuyên gia Klingner, ban lãnh đạo Triều Tiên cảm thấy được khích lệ trước phản ứng của Mỹ đối với tình hình Syria. Ông nói: “Khi quyết định từ bỏ thái độ hòa hoãn hiện tại để theo đuổi một chính sách đối đầu hơn, Bắc Triều Tiên có thể cảm thấy được khích lệ bởi các cuộc tranh luận của Mỹ về vấn đề Syria”.
Đó là chưa kể Mỹ đang phải chật vật với vấn đề ngân sách quốc phòng. Ông Klingner nói: “ Bắt buộc cắt giảm quốc phòng 500-600 tỷ USD, cộng với khoản cắt giảm chi tiêu quân sự 480 tỷ USD mà chính quyền Obama áp đặt trước đó sẽ cản trở khả năng của Mỹ trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên”.
Klingner cho biết Bắc Triều Tiên sẽ phát hiện ra “độ vênh” giữa tuyên bố “xoay trục” sang Châu Á với thực tế là không có sự gia tăng lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Bình Nhưỡng có thể đi đến kết luận rằng Mỹ đang “xoay trục” khỏi Châu Á.

Kế hoạch phá hủy kho vũ khí hóa học Syria

Nga trao cho Mỹ kế hoạch 4 bước, phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria, trong đó Damascus sẽ phải tham gia Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW).

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã thảo luận về vũ khí hóa học Syria tại Geneva.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đã thảo luận về vũ khí hóa học Syria tại Geneva.
Nhật báo Kommersant dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết Washington đã nhận được kế hoạch 4 bước này hôm 10/9, trước khi Nga công bố kế hoạch này với báo giới.

Triều Tiên rút ra bài học gì từ khủng hoảng Syria?

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Syria sẽ ảnh hưởng như thế nào đến CHDCND Triều Tiên và Bình Nhưỡng sẽ rút bài học nào từ cuộc khủng hoảng Syria?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nhà bình luận Andrei Lankov - một giáo sư người Nga nhiều năm nay giảng dạy tại Đại học Kongming ở Seoul, bài học đầu tiên mà ban lãnh đạo Triều Tiên rút ra từ kinh nghiệm Syria là sự cần thiết phải duy trì răn đe hạt nhân. Bình Nhưỡng có đủ cơ sở để tin rằng, nếu chính quyền Assad sở hữu số lượng đầy đủ đầu đạn hạt nhân cũng như các phương tiện mang thì không thể nói về sự can thiệp của Mỹ và NATO ở Syria.

Chiến sự ở miền Nam Philippines trở nên ác liệt

(Kiến Thức) - Chiến sự ở miền Nam Philippines trở nên ác liệt, khi quân chính phủ tìm cách tái chiếm những vị trí nằm trong tay phiến quân Hồi giáo, sau một tuần đụng độ.

Quân chính phủ Philippines tiến đánh các vị trí bị phiến quân chiếm giữ ở thành phố cảng triệu dân Zamboanga.
Quân chính phủ Philippines tiến đánh các vị trí bị phiến quân chiếm giữ ở thành phố cảng triệu dân Zamboanga. 
Giao tranh ngày 14/9 rõ ràng đã phá vỡ một thỏa thuận ngưng bắn mà Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay nói đã đạt được với thủ lĩnh phiến quân Nur Misuari tối Thứ Sáu (13/9).