Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo vào biển Nhật Bản

(Kiến Thức) - Báo Hàn Quốc cho biết, ngày 10/3, Triều Tiên phóng hai quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào biển Nhật Bản.

Hãng Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin ngày 10/3, Triều Tiên phóng hai quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào biển Nhật Bản từ thành phố Wonsan.
Đây là vụ phóng tên lửa lần thứ hai của Triều Tiên sau khi Liên Hợp Quốc tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm khắc mới đối với Bình Nhưỡng. Hai quả tên lửa được bắn với tầm bay khoảng gần 500 km.
“Quân đội đang theo dõi chặt chẽ tình hình và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích của Triều Tiên", Bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Trieu Tien lai phong ten lua dan dao vao bien Nhat Ban
 Triều Tiên thử hệ thống tên lửa. Ảnh KCNA.
Trước đó, ngày 9/3, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố, Triều Tiên đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo.
“Các đầu đạn hạt nhân đã được tiêu chuẩn hóa để lắp vừa vào tên lửa đạn đạo bằng cách thu nhỏ chúng”, KCNA dẫn phát biểu của ông Kim trong chuyến thị sát một đơn vị sản xuất vũ khí hạt nhân.
Ngày 2/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua lệnh trừng phạt nghiêm khắc mới nhằm vào Triều Tiên, sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư vào tháng 1/2016 và phóng vệ tinh hồi tháng trước.
Video Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H (Nguồn The Guardian):

Ngắm những “bông hồng thép” của biệt kích dù Nga

Không chỉ có sắc đẹp tuyệt trần, những "bông hồng thép" thuộc lực lượng biệt kích dù của Nga còn khiến cho đối phương kinh hồn bạt vía.

Ngam nhung
Những học viên nữ xinh đẹp của Học viện biệt kích dù Nga, Ryazan. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Sắc đẹp kiêu sa của một nữ chiến binh. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Giây phút giải lao của những nữ học viên biệt kích dù Ryazan. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Giây phút giải lao của những nữ học viên. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Một nữ học viên xinh đẹp trên lưng ngựa. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Những học viên nữ xinh đẹp của Học viện biệt kích dù Ryazan của Nga. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Không chỉ có sắc đẹp mà những học viên nữ này còn thành thạo sử dụng những vũ khí chết chóc. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
(Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Một lính bắn tỉa xinh đẹp thuộc lực lượng biệt kích dù. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
Sắc đẹp kết hợp với sự nguy hiểm. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Ngam nhung
(Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)

Quân đội Syria tái chiếm khu vực chiến lược ở tỉnh Homs

(Kiến Thức) - Quân đội Syria vừa giành lại quyền kiểm soát khu vực chiến lược tại tỉnh Homs từ tay phiến quân IS.

Hãng Fars (Iran) đưa tin ngày 9/3, quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát một phần thành phố al-Quaryatayn và một ngọn đồi chiến lược tại tỉnh Homs khi tiếp tục tấn công vào nhóm khủng bố IS.
Quan doi Syria tai chiem khu vuc chien luoc o tinh Homs
Binh sĩ quân đội Syria.

Triều Tiên sẽ phóng tên lửa to gấp đôi Unha-3

(Kiến Thức) - Triều Tiên có kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh (có thể to gấp đôi tên lửa phóng vệ tinh Unha-3) vào thời điểm chưa xác định.

Triều Tiên khẳng định họ có quyền thực hiện nghiên cứu không gian bằng cách mà các chuyên gia phân tích gọi là vụ thử tên lửa.
“Việc phát triển không gian vì mục tiêu hòa bình là quyền hợp pháp của quốc gia có chủ quyền được luật pháp quốc tế công nhận. Đảng và nhân dân Triều Tiên quyết tâm thực thi quyền này bất kể các quốc gia khác nói gì”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin.

Bi thương những góa phụ Ấn Độ bị ruồng rẫy

(Kiến Thức) - "Người vợ nên chết sớm hơn chồng để không phải sống những tháng ngày chẳng khác gì địa ngục sau này", một góa phụ Ấn Độ bị ruồng rẫy cho biết.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray
Hàng nghìn góa phụ Ấn Độ, đa phần bị gia đình ruồng rẫy, đang sống trong điều kiện tồi tàn ở thành phố Vrindavan và Mathura. Vrindavan còn được mệnh danh là “Thành phố của những góa phụ” với hơn 20 nghìn góa phụ đang “nương náu” nơi đây.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-2
“Con cái ruồng bỏ tôi sau khi chồng tôi qua đời. Tôi từng phải ngủ ngoài đường trước khi tới Vrindavan. Những góa phụ ở đây chính là gia đình của tôi”, bà Subudra Dasi, 67 tuổi, chia sẻ.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-3
Cụ Maya Rani, 80 tuổi, buồn rầu: “Tôi cảm thấy rất cô độc. Là góa phụ chính là điều nguyền rủa lớn nhất đối với phụ nữ”.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-4
Dù sống chen chúc trong những căn phòng chật chội ở đây nhưng các góa phụ coi nhau như người thân trong gia đình.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-5
“Tôi không còn nhớ được bất cứ điều gì về quê hương của mình nữa. Tôi đang chờ sang thế giới bên kia để được giải thoát”, cụ Rada Dasi, 82 tuổi, chia sẻ.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-6
“Sau khi chồng mất, tôi đã về nhà bố mẹ đẻ nhưng họ lại đối xử với tôi thật tàn nhẫn. Tôi bị đánh đập, bỏ đói.  Quãng thời gian tôi sống cùng họ giống như một cơn ác mộng. Tôi đã bỏ chạy và từ đó Vrindavan trở thành nhà của tôi”, cụ bà Meera Dasi, 73 tuổi, nhớ lại.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-7
“Năm tôi 18 tuổi thì chồng qua đời. Tôi bị nhà chồng đuổi khỏi nhà vì họ sợ rằng tôi sẽ đòi chia tài sản. Thậm chí em trai tôi cũng không muốn tôi sống cùng gia đình nó vì cho rằng góa phụ sẽ mang lại nỗi bất hạnh. Và sau đó tôi đến Vrindavan”, góa phụ Arti Mistri, 65 tuổi, kể về hoàn cảnh của bà.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-8
“Năm 9 tuổi, tôi bị ép lấy một người đàn ông 40 tuổi. Ông ấy qua đời vài năm sau đó và tôi trở thành góa phụ. Tôi đã bị cạo đầu và phải đi ăn xin. Cuối cùng, tôi bỏ chạy và tới Mathura cùng những góa phụ khác”, cụ Pingela Maiti, 85 tuổi, ngậm ngùi.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-9
“Tôi thấy buồn khi nghĩ rằng khi tôi chết đi, không ai buồn rầu và thương xót” là tâm sự của cụ Moloya Boyragi, 85 tuổi.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-10
“Sau khi chồng qua đời, tôi nhờ bố mẹ chăm sóc cho bốn đứa con vì tôi không muốn chúng bị tổn thương vì tôi. Ai cũng cho rằng góa phụ là những người mang lại điềm gở”, cụ Lolita Debnath, 90 tuổi, chia sẻ.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-11
“Tôi chưa bao giờ khi rằng sẽ phải đi ăn xin. Nhưng sau khi chồng qua đời và tôi bị đuổi ra khỏi nhà, tôi đã phải làm điều đó. Một người đàn ông tốt bụng đã giúp tôi đi tàu từ Bengal tới đây”, bà Subudra Gosh, 65 tuổi, cho hay.

So phan cua nhung goa phu An Do bi ruong ray-Hinh-12
Được biết, những góa phụ thường phải đi ăn xin hoặc hát dạo trong các ngôi đền để kiếm tiền mua thực phẩm.

Chỗ ở mới cho người tị nạn trên biên giới Pháp-Anh

(Kiến Thức) - Nhiều người tị nạn mắc kẹt trên biên giới Pháp-Anh đã  chuyển đến ở trong các cabin làm bằng ván ép của tổ chức từ thiện Médecins Sans Frontières (MSF).

Cho o moi cho nguoi ti nan tren bien gioi Phap-Anh
 Đại gia đình anh Daisam mới chuyển về căn nhà làm bằng ván ép số 212 cảm thấy khá vui khi chuyển tới nơi ở mới. Dẫu rằng, phòng nhỏ này không có điện và nước, nhưng họ cho biết, cuối cùng cũng có một nơi ở mà họ gọi là nhà. Tuy nhiên, anh cho biết, gia đình anh sẽ sớm tìm cách vượt biên từ Pháp sang Anh.