Triệt phá đường dây cá độ bóng đá giao dịch hơn 1 tỷ đồng

Ngày 13/7, Công an TP Sầm Sơn (Thanh Hoá) cho biết vừa triệt phá đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng Internet với số tiền mà các con bạc tham gia giao dịch hơn 1 tỷ đồng.

Triet pha duong day ca do bong da giao dich hon 1 ty dong
2 đối tượng Lê Nhật Anh (trái) và Nguyễn Ngọc Cường bị Công an TP Sầm Sơn bắt tạm giam. 
Bước đầu, Cơ quan CSĐT đã xác định cầm đầu đường dây cá độ bóng đá này là 2 đối tượng gồm: Lê Nhật Anh (SN 1990) Nguyễn Ngọc Cường (SN 1997) đều ở phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn.
Từ đầu mùa giải Euro 2020 và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ 2021, 2 đối tượng nói trên đã tổ chức cho hàng chục đối tượng khác trên địa bàn TP Sầm Sơn.
Để thực hiện việc đó, cả hai đã thiết lập 1 đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng Internet và thu lời bất chính hang trăm triệu đồng/ngày. Theo tài liệu ban đầu, tổng số tiền các đối tượng đã tham gia cá cược là hơn 1 tỷ đồng.
Hiện, lực lượng công an đã bắt tạm giam 2 đối tượng chính trong đường dây đánh bạc này và đang điều tra, làm rõ hành vi đánh bạc của hàng chục đối tượng khác.

“Trận đồ” cá độ mùa World cup

Sau những đường bóng kịch tính trên sân cỏ, là số phận nghiệt ngã của biết bao phận đời. Chỉ vì mê trò đen đỏ, nhiều “con thiêu thân” đã tự đưa mình và cả người thân rơi vào bi kịch.

Kỳ cuối: Sau tiếng còi là… ác mộng!

Tập thể dục giữa COVID-19, nhảy sông khi gặp công an vì sợ bị phạt

Ngày 13/7, tổ công tác của Công an TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) tuần tra, xử lý hơn 20 trường hợp không tuân thủ Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ghi nhận, tại công viên Lạc Hồngđường Hoàng Sa (TP.Mỹ Tho), lực lượng chức năng phát hiện nhiều người dân vẫn còn vô tư ra đây tập thể dục và câu cá bên bờ sông Tiền.
Tap the duc giua COVID-19, nhay song khi gap cong an vi so bi phat
 Người đàn ông đang tập thể dục thì bắt gặp lực lượng chức năng đang tuần tra.

Dân khát nước sạch, công trình bể lọc nghìn tỷ vẫn bỏ hoang

Trong khi người dân khu tái định cư Mai Sơn, xã Yên Nghiệt, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) thiếu nước sạch sinh hoạt thì công trình bể lọc cách đó không xa lại bỏ hoang không sử dụng gần chục năm nay.

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang
Công trình bể lọc nước sạch cung cấp cho khu tái định cư Mai Sơn, xã Yên Nghiệt, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) do UBND tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư và đưa vào sử dụng năm 2010 nhằm cung cấp cho người dân đến định cư tại đây. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-2

Điều đáng nói, hệ thống này chỉ dùng được 2 năm là hư hỏng mà không được sửa chữa. Đến nay, máy móc, thiết bị chẳng còn lại gì. 

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-3

Bên trong nhà máy, các bồn chứa, bể lọc cũng hư hỏng nặng nề theo thời gian do không người trông coi. Những vòi cấp nước nối vào bể lọc cũng hư hỏng hoặc thất thoát theo thời gian. 

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-4
Hệ thống bể lọc và đường ống dẫn đầu tư hàng tỉ đồng đã hoàn toàn hư hỏng, gây lãng phí trong khi người dân lại trong tình trạng thiếu nước sạch. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-5
Những ống nước do không có người trông coi đã bị mất đi. Rất nhiều trang thiết bị được đầu tư hiện đại phục vụ cho việc lọc nước cung cấp cho người dân cũng không cánh mà bay. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-6

 Thay vào đó là những cây cỏ dại mọc um tùm, những vật dụng hàng tỷ đồng nằm trơ trên mặt đất nhưng không hề được tái sử dụng và sửa chữa.

Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-7
 Trên bể không một giọt nước, thay vào đó là cây cối mọc um tùm cao hơn đầu người.
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-8
Theo ông Đinh Ngọc Khánh (trưởng thôn khu tái định cư Mai Sơn), cơn bão lịch sử năm 2008 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-9
Ban đầu khi mới đến đây, người dân rất hào hứng vì địa hình khu này bằng phẳng, rộng rãi thích hợp sinh sống. Cơ sở vật chất được xây dựng mới rất tốt. Tuy nhiên vẫn có một số điểm bất hợp lý. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-10
Theo ông Khánh, nhà máy nước sạch lấy nước từ hồ Me gần đó nhưng do nguồn nước hồ không đảm bảo vệ sinh nên người dân không muốn sử dụng. Xung quanh đập tràn của hồ là những túi rác người dân “tiện tay” ném xuống khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-11
Khi nhà máy hỏng không được sửa chữa, người dân phải khoan giếng để dùng nhưng theo ông Bùi Văn Mạnh - Chủ tịch xã Yên Nghiệt, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) thì những mạch nước trong khu này nhiễm đá vôi nhiều nên không tốt cho sức khỏe người sử dụng. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-12
Ông trưởng thôn khu tái định cư này cũng khẳng định từ khi sử dụng nguồn nước giếng khoan, đã có 7 hộ gia đình có người mắc những bệnh về sỏi thận, sỏi mật. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-13
Ông Đinh Văn Đân (người dân khu tái định cư Mai Sơn) còn cho PV thấy những viên sỏi thận ông bảo quản cẩn thận trong hộp nhỏ từ khi uống nước giếng khoan. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-14
Người dân dùng máy lọc nước rồi đun, chắt nước bảo quản tủ lạnh để dự trữ phòng những khi nắng nóng kéo dài không đủ nước sinh hoạt. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-15
Nhiều gia đình khi không đủ nước phải ra giếng làng cách đó không xa để mang về nhưng nước ít, cũng chỉ đủ cung cấp cho một vài hộ. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-16
Người dân tha thiết mong muốn có nhà máy nước sạch để đảm bảo nước sinh hoạt. Tuy nhiên, đến nay chính quyền xã đã đề xuất lên huyện nhưng chưa được thực thi. 
Dan khat nuoc sach, cong trinh be loc nghin ty van bo hoang-Hinh-17
Ông Nguyễn Quốc Tiệp – Chánh Văn phòng UBND huyện cho biết: “Công trình nước sạch cho khu tái định cư Mai Sơn do tỉnh làm chủ đầu tư, sau khi người dân đến ở thì bàn giao cho xóm quản lý nên huyện không nắm rõ”.