Trẻ mắc bệnh tim vẫn cần được tiêm vắc xin

(Kiến Thức) - Việc bé 2 tháng tuổi chết sau tiêm vắcxin ở Bắc Giang khiến cha mẹ có con bệnh tim lo lắng. Chuyên gia khẳng định, trẻ bệnh tim vẫn cần tiêm chủng.

Một cháu bé 2 tháng tuổi có bệnh tim bẩm sinh ở Bắc Giang đã tử vong sau khi tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gab B và viêm phổi, viêm màng não do khuẩn Hib. Nhân viên y tế tiêm cho cháu không biết về tiền sử bệnh của cháu. Câu hỏi đặt ra là, nếu biết trẻ bị bệnh tim thì nhân viên y tế có phải tiêm vắc xin không, hay nói cách khác, trẻ có bệnh tim có nên và có cần tiêm chủng không? Loại vắc xin 5 trong 1 có phù hợp với những trẻ này?
Vẫn phải tiêm, nhưng không phải mọi vắc xin đều phù hợp
Về vấn đề này, chuyên viên tiêm chủng của Viện Kiểm định vắc xin cho biết: Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cũng cần phải tiêm chủng phòng bệnh theo lịch tiêm chủng quốc gia như những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm, cha mẹ cần thông báo với cán bộ tiêm chủng về tình trạng bệnh và mang theo bệnh án của con mình để các bác sĩ tư vấn loại vắc xin phù hợp với tình trạng của cháu bé. 
Cũng theo chuyên viên Viện Kiểm định vắc xin, trẻ bị tim bẩm sinh không nên tiêm vắc xin 5 trong 1 kể trên. Một số vắc xin khác như viêm não Nhật Bản, DPT (phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) cũng không phù hợp với trẻ có bệnh tim bẩm sinh.
Tiến sĩ Trần Kinh Trang, Phó trưởng khoa Tim mạch Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, khẳng định: "Không phải trẻ nào bị tim bẩm sinh cũng đều không được phép tiêm vắc xin. Những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có liên quan đến chuyển hóa, di truyền thì không nên tiêm chủng ngay. Còn các trường hợp thường không liên quan tới chuyển hóa, di truyền thì hoàn toàn có thể tiêm bình thường, trừ những loại vắc xin chống chỉ định cho trẻ bị bệnh tim".
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trang, có một tỉ lệ rất nhỏ trẻ bị tái phát bệnh tim do các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin. Trong trường hợp này, vai trò của vắc xin chỉ như giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Khi đó, tác động của phản ứng phụ do vắc xin làm trẻ khó thở, thiếu oxy gây tím tái. Vì thiếu oxy, tim phải co thắt nhiều, kích thích bệnh tim tái phát và có thể dẫn tới tử vong.
Tre mac benh tim van can duoc tiem vac xin
Mỗi loại vắc-xin luôn có một yêu cầu về sức khỏe khác nhau với trẻ 
Những trường hợp nào nên hoãn tiêm vắc xin?
Theo khuyến cáo của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ không nên tiêm  bất kỳ loại vắc xin nào khi sốt cao, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da mủ hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).
Trẻ mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch màng phổi, nhất là đang có bệnh ở thận như viêm thận mạn tính, trẻ mới khỏi các bệnh trên, đang trong thời kỳ hồi sức cũng chưa nên tiêm.
Ngoài ra, tùy từng loại vắc xin mà việc lùi thời gian tiêm hay lưu ý khi tiêm cũng khác nhau:
Vắc xin viêm gan B, chỉ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh nếu đã bú tốt. Đối với những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước hay sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật…, cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp có sự cố trùng hợp ngẫu nhiên. Những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cần được hoãn tiêm.
Vắc xin phòng lao: Nên tránh tiêm cho trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; trẻ đang bị bệnh cấp tính hay bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
Vắc xin DPT phòng Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Không tiêm cho trẻ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cấp tính, sốt chưa rõ nguyên nhân, các bệnh cấp và mãn tính đang ở thời kỳ tiến triển, những trường hợp có rối loạn thần kinh như co giật, viêm não và các bệnh về não, bệnh tim mạch bẩm sinh hoặc mới mắc phải, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV. 

Vắc xin 5 trog 1 Quinvaxem: Không tiêm cho trẻ phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc với vắc xin DPT (phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), vắc xin viêm gan B, mà biểu hiện là: Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ, sốc trong vòng 48 giờ, khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin, co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm.Cũng như vắc xin DPT, vắc xin này không được tiêm cho trẻ nhiễm trùng cấp tính, sốt chưa rõ nguyên nhân, các bệnh cấp tính và mãn tính đang ở thời kỳ tiến triển, những trường hợp có rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch (bẩm sinh hay mắc phải), trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm HIV.

Vắc xin phòng sởi: Nên tránh tiêm cho trẻ bị ung thư máu, suy dinh dưỡng rất trầm trọng, trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid …
Vắc xin phòng thương hàn: Nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang dị ứng trầm trọng 
Vắc xin phòng bại liệt: Tuyệt đối không được cho uống khi trẻ đang bị sốt, nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp…) hoặc bị nhiễm HIV.
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản: Không được tiêm khi trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Vắc xin sởi- rubella sẽ được tiêm miễn phí từ tháng 7

(Kiến Thức) - Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, bắt đầu từ tháng 7, vắc xin sởi- rubella sẽ được tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Như vậy từ tháng 7/2015 tổng số vắc xin tiêm miễn phí sẽ được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 12 loại.
Vắc xin tiêm miễn phí sẽ được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 12 loại.
 Vắc xin tiêm miễn phí sẽ được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 12 loại.

5 món sinh tố cho người cao huyết áp

(Kiến Thức) - Một vài món sinh tố cho người cao huyết áp dưới đây không chỉ dễ chế biến mà còn rất thơm ngon.

5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap
 Sinh tố táo. Với những người cao huyết áp, sinh tố táo giúp loại trừ natri (chất ngăn cản sự lưu thông của máu) ra khỏi cơ thể. Để làm sinh tố này, táo gọt vỏ, bỏ lõi rồi cắt từng miếng nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu vào máy ép hoa quả hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn là được. Mỗi ngày một ly sinh tố táo sẽ rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Ảnh: amthucgiadinh
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-2
 Sinh tố dưa leo. Sinh tố dưa leo rất mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, tốt cho tiêu hóa. Do chứa ít chất béo nên dưa leo tốt với người cao huyết áp. Ảnh: thammyquoctebally
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-3
 Ngoài ra, hàm lượng các chất canxi, phốt pho, axit amin và các loại vitamin trong dưa leo cũng khá cao. Dưa leo bỏ vỏ (bỏ hạt nếu không thích) rồi cho vào máy xay sinh tố xay mịn là có ngay một ly sinh tố cực ngon. Ảnh: 7monngonmoingay
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-4
 Sinh tố cần tây. Cần tây giàu canxi, sắt, phospho, protid, axit amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và bổ não. Thử nghiệm đã chứng minh cần tây có tác dụng giảm huyết áp rõ rệt. Ảnh: phunutoday
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-5
 Vì vậy, sinh tố cần tây thích hợp cho người cao huyết áp. Để làm món sinh tố này, ngoài cần tây cần có thêm táo xanh, và chanh. Táo bỏ bỏ, lõi, cắt miếng nhỏ. Chanh gọt vỏ, thái miếng. Cần tây rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu và máy ép lấy nước. Đổ ra ly và thưởng thức. Ảnh: 7monngonmoingay
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-6
Sinh tố mướp đắng. Loại sinh tố này hơi khó uống nhưng đặc biệt tốt. Mướp đắng chứa một chất có tác dụng gần như insulin, chất làm giảm đường rõ rệt nên tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Ảnh: suckhoe365 
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-7
Nước mướp đắng cũng giúp giải nhiệt, dưỡng huyết hiệu quả. Rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột rồi cho vào máy xay mịn. Để dễ uống hơn có thể nấu chín mướp đắng rồi cho vào xay. Ảnh: lamdepso. 
5 mon sinh to cho nguoi cao huyet ap-Hinh-8
 Ớt xanh Đà Lạt. Đây là loại trái cây có tác dụng phòng trị cao huyết áp khá tốt. Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, vitamin C. Các chất này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ớt xanh rửa sạch rồi cho vào máy ép lấy nước uống. Ảnh: baoapbac