Tranh cãi đưa 'Bên trên tầng lầu' vào đề thi môn Ngữ văn

Mới đây, bài hát “Bên trên tầng lầu” của Tăng Duy Tân xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của tỉnh Hậu Giang. Điều này lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi về việc đưa lời bài hát vào đề thi.

Bên trên tầng lầu vào đề thi Ngữ văn

Dư luận ồn ào về đề thi của kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn ngày 1/3/2023 của tỉnh Hậu Giang. Cụ thể, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của tỉnh Hậu Giang trích hai câu hát trong ca khúc Bên trên tầng lầu (Tăng Duy Tân): Em ơi đừng khóc bóng tối trước mắt sẽ bắt em đi/ Em ơi đừng lo em ơi đừng cho tương lai vụt tắt.

Tranh cai dua 'Ben tren tang lau' vao de thi mon Ngu van
Bài hát Bên trên tầng lầu của Tăng Duy Tân xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn của tỉnh Hậu Giang.

Bài hát này luôn đứng trong vị trí top xu hướng và xuất hiện ở nhiều nền tảng mạng xã hội trong năm 2022. Đề thi yêu cầu học sinh “Trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất được gợi ra từ những lời hát trên”.

Những năm gần đây, việc đưa nhạc trẻ vào trong đề thi môn Ngữ văn thay vì những trích đoạn từ những tác phẩm văn học nổi tiếng không còn quá xa lạ. Nhưng đề thi trích lời bài hát Bên trên tầng lầu đang nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng.

Nhiều người bình luận rằng đề thi lựa chọn lời bài hát Bên trên tầng lầu là không phù hợp: “Có rất nhiều bài hay sao lại lấy bài này nhỉ, mình thấy lời với nhạc nó bắt tai thôi chứ ý nghĩ nó không sâu lắm để đến mức phân tích”, hoặc “Vớ vẩn thật sự, có thiếu tác phẩm văn học để phân tích đâu mà đi phân tích ba cái nhạc thị trường này?”.

Cô Thanh Hoài Thanh, cựu giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ mong muốn có thêm nhiều địa phương đưa nhạc trẻ vào đề thi. Cô mong muốn nhiều tỉnh sẽ đưa được lời bài hát vào đề thi, không chỉ đưa ca dao, tục ngữ…

“Âm nhạc và nhạc trẻ sẽ khiến cho những bạn học sinh trong xã hội bây giờ dễ dàng bắt nhịp, cảm nhận và đưa ra cảm xúc phù hợp với thời đại. Nhưng với hai câu hát được đưa vào đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn ở tỉnh Hậu Giang, tôi thấy chưa phù hợp. Để nói được những ví dụ về đời sống và xã hội, giáo viên cũng cần phải đưa ra những câu văn đầy đủ, ý nghĩa sâu sắc tạo cho học sinh tư tưởng, nhận thức", giáo viên Hoài Thanh nhận định.

Cân nhắc đưa nhạc trẻ vào đề thi

Trước đó, lời bài hát Lạc trôi của Sơn Tùng MTP, Đom đóm của Jack được đưa vào đề thi môn Ngữ văn cũng khiến cộng đồng mạng dậy sóng, cho rằng ý nghĩa của những ca khúc trên không đủ giá trị để học sinh cảm nhận và phân tích.

Tranh cai dua 'Ben tren tang lau' vao de thi mon Ngu van-Hinh-2
Bài hát Đom đóm và Lạc trôi từng xuất hiện trên đề thi.

Cô Đặng Phương Thảo, giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Hồng Bàng (Hải Phòng) chia sẻ với Tiền Phong: “Việc đưa lời bài hát vào đề thi, nhất là những bài hát nhạc trẻ được yêu thích là một trong những cách đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận đời sống thực tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn lời bài hát để đưa vào đề thi cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản: tính khoa học, tính giáo dục, tính thời sự, tính thẩm mỹ, tính thử thách".

Giáo viên Đặng Phương Thảo cho rằng lời bài hát trong đề thi học sinh giỏi tỉnh Hậu Giang chưa đáp ứng được các yêu cầu trên, cả về nội dung và hình thức.

Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên nêu quan điểm cần tìm hiểu rõ đề thi hướng tới việc phân tích tác phẩm văn học nghệ thuật, hay bình luận về hiện tượng thời sự, xã hội. Nếu mục tiêu là phân tích tác phẩm, cần rất thận trọng khi lựa chọn. Bởi một tác phẩm có giá trị phải được thẩm định kỹ lưỡng trước khi giới thiệu với học sinh.

Tranh cai dua 'Ben tren tang lau' vao de thi mon Ngu van-Hinh-3
Chi Pu - nhân vật giải trí nhiều tranh cãi từng xuất hiện trong đề bài môn Ngữ văn của học sinh.

"Việc sử dụng những tác phẩm không có giá trị văn học trong bài học, bài thi môn văn sẽ không mang lại ý nghĩa giáo dục. Tuy nhiên nếu mục tiêu của bài thi là nêu quan điểm về các hiện tượng, vấn đề thời sự trong đời sống văn hóa, nghệ thuật, việc học sinh được bình luận, bày tỏ ý kiến trước các vấn đề đương đại cũng là một cách tích cực giúp các em làm sắc sảo thêm kỹ năng tư duy phản biện", chuyên gia cho biết.

Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cũng khuyến cáo đề thi, bài học cần phải có mục tiêu giáo dục rõ ràng. Việc liên hệ bài học tới những vấn đề thời sự là một trong những cách thức để tạo sự cuốn hút với học sinh, cho các em không gian sáng tạo, nhưng nếu lạm dụng những vấn đề còn tranh cãi thay vì những giá trị đã được công nhận, giáo viên sẽ khiến học sinh lạc lối, và mục tiêu giáo dục hoàn toàn không đạt được.

Hưng Yên: Chưa cấp phép, chợ nông sản Sông Hồng ngang nhiên hoạt động

Dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng chợ nông sản Sông Hồng (tỉnh Hưng Yên) của Cty CP Xây dựng Thương mại và Vật liệu Sông Hồng vẫn vô tư hoạt động.

Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, nhiều tháng nay, chợ nông sản Sông Hồng tại xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên do Cty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Vật liệu Sông Hồng làm chủ đầu tư công khai hoạt động với quy mô hơn 200 lốt bán hàng có mái che trên diện tích gần 2ha đất dù chưa được UBND tỉnh Hưng Yên và các cơ quan quản lý cấp phép.
Hung Yen: Chua cap phep, cho nong san Song Hong ngang nhien hoat dong
 Chợ nông sản Sông Hồng hoạt động không phép.
Theo đó, vào các khung giờ sáng và chiều hàng ngày, hàng trăm tiểu thương với nhiều lượt xe chở hàng nông sản nối đuôi nhau đổ dồn về khu chợ nông sản Sông Hồng để bốc xếp, mua bán hàng hóa rồi tỏa đi các địa phương lân cận.

Tội ác của gã chồng tàn độc từ mâu thuẫn bán phân bò

Chỉ vì mâu thuẫn sau khi bán phân bò không được vợ đưa tiền để tiêu xài, gã chồng tàn độc đã hiện nguyên hình là một kẻ sat nhân máu lạnh.

Toi ac cua ga chong tan doc tu mau thuan ban phan bo

Chiều 16/2, phía chuồng bò của gia đình chị Ma Huyền (sinh năm 1983, ngụ thôn Mlọn, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vang lên những tiếng thét thất thanh. Hàng xóm hốt hoảng chạy tới thì thấy Nay Y Tá (sinh năm 1985, quê Phú Yên, chồng chị Ma Huyền), đang dùng gậy rượt đuổi, đánh nhiều nhát vào vùng đầu chị vợ là Pơ Jum Nai Đơng (sinh năm 1973). Còn trong khu chuồng bò, ông Ya Tạo (sinh năm 1950, bố vợ Nay Y Tá), bà Ka Nhàu (sinh năm 1953, mẹ vợ Nay Y Tá) và chị Ma Huyền nằm bất động bên vũng máu. (Ảnh: CAND) 

Toi ac cua ga chong tan doc tu mau thuan ban phan bo-Hinh-2

Trước sự manh động, tay lăm lăm hung khí, hành vi hung hãn như loài cầm thú của Nay Y Tá, nhiều người chỉ biết đứng từ xa la hét, cầu cứu, yêu cầu kẻ sát nhân dừng tay. Một số người gọi điện báo cho cơ quan chức năng. Sự truy sát tới cùng của gã con rể máu lạnh đã khiến 4 thành viên phía gia đình nhà vợ bất tỉnh nhân sự. (Ảnh: Vietnamnet)