![]() |
Cảnh hoàng hôn nếu sao Arcturus thay thế Mặt trời. |
![]() |
Cảnh hoàng hôn nếu sao Arcturus thay thế Mặt trời. |
Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu km nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất.
![]() |
Cường độ các cơn bão trong năm 2050 sẽ vô cùng khủng khiếp. |
![]() |
Dấu hiệu chứng minh sự tồn tại của vật chất tối. |
![]() |
Nhà hát huyện Đan Phượng. |
![]() |
Hiện tượng "ảo nhật" còn được gọi là Sundogs hay Mock Sun (mặt trời giả). |
Hiện tượng thiên thể hiếm hoi xuất hiện ở Mông Cổ này cho bạn cảm giác như đang nhìn thấy 3 mặt trời khác nhau trên bầu trời.
Cảnh quay cho thấy, mặt trời thực nằm ở giữa 2 quầng sáng được cho là mặt trời ảo bên cạnh. Hiện tượng này được gọi là "ảo nhật" (tên tiếng Anh là "Anthelion"). Ảo nhật xảy ra khi ánh sáng mặt trời đi qua tinh thể tuyết trong không khí.
Các nhà khoa học tại một trung tâm khí tượng địa phương cho biết, hiện tượng ảo nhật chỉ có thể xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn âm 30 độ C và không khí được làm đầy bằng các tinh thể mây, hơi nước và nước đá.
Ngoài ra, hiện tượng này còn được gọi với cái tên Sundogs hay Mock Sun (mặt trời giả). Những đốm sáng có màu xuất hiện ở hai bên của mặt trời. Sundogs hình thành khi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi các tinh thể nước đá hình lục giác có đường kính lớn hơn 30 micromet nằm ngang.
Sundogs thường xuất hiện khi mặt trời tiến đến gần đường chân trời. Khi ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các tinh thể băng, nó bị bẻ cong 22 độ trước khi chiếu tới mắt chúng ta. Kết quả của quá trình này là hiện tượng ảo nhật.