TQ toan tính “kiểm soát thực tế Biển Đông” với lộ trình 2 bước

Bắc Kinh đã đẩy nhanh kế hoạch thiết lập sức mạnh quân sự ở Biển Đông từ 3 năm trước, với một loạt các bước đi xây dựng.

Video Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông (Nguồn video VTC):
Những diễn biến gần đây ở Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đang ráo riết thực hiện tham vọng chủ quyền phi lý ở vùng biển có tầm quan trọng chiến lược này, nổi lên trong số đó là “quân sự hóa” khu vực và “dân sự hóa” chủ quyền.
Kế hoạch thiết lập sức mạnh quân sự ở Biển Đông được Bắc Kinh đẩy nhanh từ 3 năm trước, với một loạt các bước đi xây dựng, tăng cường vũ trang các cứ điểm cách xa đất liền, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Nỗ lực trị giá nhiều tỉ USD này (cải tạo, bồi đắp trái phép các đảo, đá, thiết lập các hệ thống vũ khí) gây gia tăng căng thẳng tại khu vực, thách thức trật tự quân sự thực tế ở Tây Thái Bình Dương được hình thành kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Tựu chung lại, Bắc Kinh muốn tiến gần đến mục tiêu thiết lập một vùng đệm an ninh vượt khỏi giới hạn bó hẹp bờ biển đại lục, ganh đua sức mạnh với Mỹ trên các đại dương, trước hết là ở Thái Bình Dương.
“Trung Quốc muốn biến (Biển Đông) thành hồ tắm. Họ muốn vùng biển này là của riêng mình, để có thể tiến hành các hoạt động quân sự và tuần tra tàu thuyền qua lại mà không phải lo lắng đến sự hiện diện hải quân các nước tại khu vực và Mỹ”, Marc Lanteigne, chuyên gia cao cấp tại Viện các vấn đề Quốc tế Na Uy nhìn nhận.
Một báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) theo đơn đặt hàng từ Quốc hội Mỹ cũng khẳng định, Bắc Kinh muốn hoàn tất kế hoạch biến Biển Đông thành “ao nhà” vào năm 2030. Điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện hồi tháng 2/2016, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harris Jr, nói rằng những hành động gần đây của Trung Quốc đã làm thay đổi “bối cảnh tác chiến ở Biển Đông”, tạo lập thế bá chủ ở Đông Á. Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James R. Clapper thì dự báo Trung Quốc sẽ sớm đạt tới khả năng phóng tầm sức mạnh quân sự áp đảo tại khu vực chỉ trong 1-2 năm tới.
TQ toan tinh “kiem soat thuc te Bien Dong” voi lo trinh 2 buoc
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn - một trong những "đảo nhân tạo" mà Trung Quốc đã xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters-TTXVN 
Tiến trình quân sự hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng các bước đi tuần tự. Đó là việc bồi đắp, xây dựng “đảo nhân tạo” trái phép trên nền các cấu trúc đá, rạn san hô ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, khởi đầu từ đầu năm 2014 và gia tăng đột biến trong quãng thời gian hơn một năm qua. Gần như đồng thời, Trung Quốc cho cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều cảng nước sâu, cầu tàu, đường băng phục vụ cho việc đậu đỗ, đồn trú của tàu chiến, máy bay. Mới nhất là việc triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ở đảo Phú Lâm, trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh chụp vệ tinh còn cho thấy, quân đội Trung Quốc cũng đã triển khai trạm radar quan sát cao tần ở đá Châu Viên, Trường Sa, một trong 7 “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc vừa hoàn tất, có tầm bao quát hàng trăm km, vươn tới cả eo biển Malacca.
Hoạt động cải tạo, gia cố mới này có thể chưa gây ra đe dọa lớn đối với Washington, khi quân đội Mỹ dư sức thổi bay các cứ điểm này một khi nổ ra xung đột tức thời. Thế nhưng mối nguy nằm ở chỗ, nếu bước đi “quân sự hóa” này không bị kiềm tỏa, Trung Quốc sẽ lấn tới bước hiện thực hóa kiểm soát đối với cả một vùng biển có diện tích ngang với Mexico, cùng với đó là sự áp đảo quân sự tuyệt đối trước các nước, bên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, tiềm ẩn nguy cơ chạy đua vũ trang và bùng phát xung đột tại khu vực.
Giới phân tích nhận định, kế hoạch xây dựng, quân sự hóa Biển Đông chưa tới bước cuối cùng. Không dừng lại ở Phú Lâm hay Hoàng Sa, Bắc Kinh có thể sẽ đưa chiến đấu cơ, tên lửa đất đối không, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, tàu chiến và tàu hải cảnh cỡ lớn ra đóng cứ, đồn trú tại các “đảo nhân tạo” vừa được xây mới. Giới chức quân sự Mỹ lo ngại, rất có thể Trung Quốc sẽ cho xây dựng các trạm cung cấp xăng, nhiên liệu cỡ lớn tại các chốt quân sự này. Về mặt chiến lược, các hệ thống phức hợp này cho phép Bắc Kinh đạt tới ngưỡng chống “phong tỏa, tiếp cận khu vực” (A2AD), có khả năng phong tỏa, kiềm chế lực lượng quân sự Mỹ ở Biển Đông, gây khó khăn cho Lầu Năm góc trong việc trợ giúp các đồng minh tại khu vực, ví như Philippines. Xét dưới góc độ kĩ thuật, những “cứ điểm” quân sự trên biển này giúp tàu chiến, máy bay của Trung Quốc gia tăng tầm hoạt động ở Trường Sa, tác chiến với thời gian lâu hơn, nhờ không phải quay về đất liền để tiếp liệu, tiếp tế hậu cần - chuyên gia Gregory B.Poling thuộc CSIS bình luận.

Chùm ảnh cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn lớn nhất

(Kiến Thức) - Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc đã khởi động cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat
Các lính thủy đánh bộ Mỹ - Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn với nhiệm vụ đổ bộ bờ biển ở Pohang, Hàn Quốc.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-2
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc khởi động cuộc tập trận quy mô lớn thường niên mang tên "Giải pháp then chốt" và "Đại bàng non" từ ngày 7/3 nhằm kiểm tra khả năng phòng thủ trước Triều Tiên.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-3
Hàn Quốc cho hay, đây sẽ là cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng 1/2016 và phóng tên lửa tầm xa vào tháng trước.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-4
Trong khi đó, Triều Tiên bác bỏ những lời chỉ trích về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Tuần trước, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh quân đội nước này sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ “kẻ thù”.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-5
Được biết, cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn lần này có sự tham gia của khoảng 17 nghìn lính Mỹ và hơn 300 nghìn lính Hàn Quốc.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-6
Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho rằng, đợt tập trận này là “động thái chiến tranh”, đồng thời, tuyên bố chuẩn bị cho cuộc phản công quân sự tổng lực.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-7
Nguồn tin tiết lộ với Yonhap rằng Seoul và Washington lần đầu tiên cũng sẽ đưa vào chương trình tập trận kế hoạch tác chiến mới OPLAN 5015 vừa được ký kết.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-8
Ngoài ra, Hàn Quốc và Mỹ cũng khởi động cuộc tập trận đổ bộ chung diễn ra 2 năm/lần mang tên Ssangyong với sự tham gia của hơn 5.000 lính Hàn Quốc và khoảng 12.200 binh sĩ Mỹ.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-9
Hình ảnh trong cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Dự kiến, các cuộc tập trận "Giải pháp then chốt" và "Đại bàng non" sẽ lần lượt kết thúc vào ngày 18/3 và 30/4.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-10
Seoul và Washington khẳng định cuộc tập trận thường niên này hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, song Bình Nhưỡng coi đây là cuộc tập dượt nhằm chuẩn bị cho các hành động tấn công Triều Tiên.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-11
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” về các cuộc tập trận của Mỹ-Hàn Quốc.

Chum anh cuoc tap tran chung My-Han lon nhat-Hinh-12
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp an ninh mạng khẩn cấp ngày 8/3 để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ mối đe dọa tấn công mạng nào từ phía Triều Tiên, sau khi phát hiện bằng chứng Bình Nhưỡng cố xâm nhập vào điện thoại di động của Hàn Quốc.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Mỹ sẽ thách thức TQ ở Biển Đông mạnh mẽ hơn

(Kiến Thức) - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, ngày 27/1 cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở ở Washington) hôm 27/1, Đô đốc Harris tin rằng hoạt động tuần tra của tàu khu trục USS Lassen trong vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn cuối tháng 10 năm ngoái đã thách thức một số tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh đối với Biển Đông.
My se thach thuc Trung Quoc o Bien Dong manh me hon
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ.
 Đô đốc Harris khẳng định Hải quân Mỹ sẽ thực hiện nhiều hoạt động tương tự trong tương lai và ở cấp độ cao hơn, qua đó thách thức yêu sách của Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn.