TPHCM sắp có bus đường sông liên tỉnh, hướng tới đi cả Campuchia

(Kiến Thức) - Người dân TP.HCM sắp có thêm nhiều tuyến bus đường sông đi các tỉnh. Trong đó, tuyến từ TP.HCM đi Cần Giờ và Vũng Tàu sẽ hoạt động vào cuối tháng 12.

Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết, sắp tới đây, TP.HCM sẽ mở hàng loạt tuyến vận chuyển hành khách đường sông bằng các loại hình tàu cao tốc, tàu khách du lịch, bus đường sông nội thủy và bus đường sông liên tỉnh.
Tuyến bus đường sông đầu tiên ở TP.HCM được đưa vào hoạt động từ ngày 25/11 khá hiệu quả.
Tuyến bus đường sông đầu tiên ở TP.HCM được đưa vào hoạt động từ ngày 25/11 khá hiệu quả. 
“Rộng hơn là kết nối các tuyến từ TP.HCM với các tỉnh miền Tây và xa hơn là qua Campuchia. Các tuyến này không chỉ nhằm phát triển du lịch đường sông mà còn tăng lượng khách đi lại hằng ngày qua đường thủy, giảm áp lực ùn tắc, TNGT trên đường bộ”, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở GTVT TP.HCM, chia sẻ.
Theo lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM, cuối tháng 12 tới đây, có thể TP sẽ cho hoạt động tuyến cao tốc từ bến Bạch Đằng (quận 1) đi đảo Cần Giờ (TP.HCM) và từ địa phương này sẽ kết nối đi tiếp đến thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Ảnh Lưu Đức/PLO.
Ảnh Lưu Đức/PLO. 
“Tuyến thủy nói trên sẽ chạy bằng tàu cao tốc 2 thân với sức chứa gần 100 chỗ ngồi, phòng VIP; được trang bị các tiện nghi như máy lạnh, tivi, wifi, camera,... Tàu kết hợp chở khách du lịch với hành trình đi theo chặng và các điểm dừng là Mũi Đèn Đỏ, bến phà Bình Khánh, Rừng Sác – Tam Thôn Hiệp, Thạnh An (huyện Cần Giờ) và sau đó nối chuyến sang Vũng Tàu”, Đại diện phòng Quản lý giao thông đường thủy, Sở GTVT TP.HCM cho biết.
Được biết với hành trình nói trên, sẽ rút ngắn phân nửa thời gian so với đường bộ (từ 2h30 xuống còn 1h15) từ TP.HCM về huyện Cần Giờ. Giá vé tạm tính là 200 nghìn đồng, riêng hành khách là người dân Cần Giờ hoặc cán bộ, công chức thường xuyên đi lại giữa Cần Giờ và TP.HCM sẽ được giảm 50% giá vé.

Ảnh: Di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương

(Kiến Thức) - Tối 10/12,  Lễ đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương chính thức khai mạc. Quần thể di tích này có gì đặc biệt?

Vào lúc 19h00 ngày 10/12, Lễ đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương chính thức khai mạc tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Vào lúc 19h00 ngày 10/12, Lễ đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương chính thức khai mạc tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Đặng Thị Ngọc Thịnh hát biểu tại buổi lễ.
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Đặng Thị Ngọc Thịnh hát biểu tại buổi lễ.
Với những giá trị đặc biệt lịch sử, văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, địa chất, quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-Ttg ngày 22/12/2016.
 Với những giá trị đặc biệt lịch sử, văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, địa chất, quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-Ttg ngày 22/12/2016. 
Đây là 1 trong 85 di sản quốc gia đặc biệt được xếp hạng và là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của tỉnh Hải Dương sau di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Đây là 1 trong 85 di sản quốc gia đặc biệt được xếp hạng và là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của tỉnh Hải Dương sau di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Đền An Phụ (đền Cao An Phụ) nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi An Phụ, thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn. Đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII), thờ An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong khuân viên đền Cao An Phụ cong có chùa Tường Vân thờ Phật và Trần Nhân Tông, người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thấp hơn đền An Phụ chừng 50m là tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được khởi công xây dựng vào năm 1993.
 Đền An Phụ (đền Cao An Phụ) nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi An Phụ, thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn. Đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII), thờ An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong khuân viên đền Cao An Phụ cong có chùa Tường Vân thờ Phật và Trần Nhân Tông, người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thấp hơn đền An Phụ chừng 50m là tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được khởi công xây dựng vào năm 1993.
Ngoài ra, khu vực này còn có bức trang phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao trung bình 2,5m được ghép bởi 265 viên gạch do những nghệ nhân gốm sứ ở làng Cậy, huyện Bình Giang (Hải Dương) tham gia chế tác. Lễ hội đền Cao An Phụ hàng năm được tổ chức vào 01/4(Âm lịch), đây cũng là dịp tưởng niệm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu.
 Ngoài ra, khu vực này còn có bức trang phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao trung bình 2,5m được ghép bởi 265 viên gạch do những nghệ nhân gốm sứ ở làng Cậy, huyện Bình Giang (Hải Dương) tham gia chế tác. Lễ hội đền Cao An Phụ hàng năm  được tổ chức vào 01/4(Âm lịch), đây cũng là dịp tưởng niệm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu.
Còn khu di tích khảo cổ Nhẫm Dương và các hang động thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn. Căn cứ vào kết quả khảo cổ học, tại hang động Nhẫm Dương có mật độ di vật dày đặc và quý hiếm như xương động vật, người Pongo hóa thạch, đồ đá, đồ gốm, tiền cổ... và các dấu tích hiện vật đã khẳng định loài người đã định cư liên tục ở vùng Kinh Môn từ cách đây khoảng 5 vạn năm cho đến nay.
 Còn khu di tích khảo cổ Nhẫm Dương và các hang động thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn. Căn cứ vào kết quả khảo cổ học, tại hang động Nhẫm Dương có mật độ di vật dày đặc và quý hiếm như xương động vật, người Pongo hóa thạch, đồ đá, đồ gốm, tiền cổ... và các dấu tích hiện vật đã khẳng định loài người đã định cư liên tục ở vùng Kinh Môn từ cách đây khoảng 5 vạn năm cho đến nay.
Khu vực động Kính Chủ thuộc xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn nằm ở phía Nam của dãy núi Dương Nham, Động Kính Chủ cùng hệ thống hang động của núi Dương Nham tạo thành thắng cảnh như bia ký trên vách động đã ghi “Nam thiên đệ lục động”, tức động đẹp thứ 6 trời Nam.
 Khu vực động Kính Chủ thuộc xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn nằm ở phía Nam của dãy núi Dương Nham, Động Kính Chủ cùng hệ thống hang động của núi Dương Nham tạo thành thắng cảnh như bia ký trên vách động đã ghi “Nam thiên đệ lục động”, tức động đẹp thứ 6 trời Nam. 

Mầm non Mầm Xanh hành hạ trẻ: Sẽ khởi tố thêm một bảo mẫu

(Kiến Thức) - Công an quận 12 TP.HCM đang củng cố hồ sơ vụ án để khởi tố thêm một bảo mẫu hành hạ các trẻ tại trường Mầm non Mầm Xanh.

Sáng 10/12, báo Dân Việt dẫn lời Công an quận 12 (TP.HCM) cho biết, đơn vị này đang củng cố hồ sơ để khởi tố thêm bảo mẫu Nguyễn Thị Đào (23 tuổi, đang mang thai, ngụ tỉnh Đồng Nai) về tội hành hạ người khác liên quan đến vụ việc bạo hành trẻ em ở trường Mầm non Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM).
Cung co ho so khoi to them bao mau hanh ha tre o Mam Xanh
 Bảo mẫu Phạm Thị Mỹ Linh.