TP.HCM: Các cửa hàng xăng dầu không được đóng cửa ngưng kinh doanh

Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ được ngừng bán hàng khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản.

Sở Công Thương TP.HCM vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về đảm bảo cung cấp xăng dầu trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Văn bản cho biết thực hiện Chỉ thị số 12  của Thành ủy về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ trong đó có nội dung: Chỉ những doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu và y tế, dược phẩm, lương thực thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị, cung cấp điện, nước, gas, bưu chính viễn thông, vệ sinh công cộng… được hoạt động.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược quan trọng, liên quan đến vận chuyển hàng lương thực  thực phẩm thiết yếu, các hoạt động an ninh quốc phòng, cấp cứu, sản xuất…

TP.HCM: Cac cua hang xang dau khong duoc dong cua ngung kinh doanh

Các cửa hàng xăng dầu đảm bảo kinh doanh liên tục khi TP.HCM thực hiện khi thành phố thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. ẢNH: TÚ UYÊN

Do đó, để đảm bảo cung cấp xăng dầu liên tục, thông suốt trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, Sở đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố có kế hoạch, phương án dự trữ cung ứng đảm bảo đầy đủ liên tục thông suốt.

Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, không được đóng cửa ngưng kinh doanh.

Theo quy định Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, ngoại trừ trường trường hợp liên quan đến ca lây nhiễm dịch bệnh phải ngưng kinh doanh theo yêu cầu phòng chống dịch của cơ quan y tế.

Vì vậy, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ được ngừng bán hàng khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản.

Bên cạnh đó, Sở cũng đề nghị các doanh nghiệp xăng dầu nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ Chỉ thị số 12 của Thành ủy.

Yêu cầu 100% cán bộ, nhân viên, người lao động trực tiếp kinh doanh tại các cửa hàng phải đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay và thường xuyên rửa tay sát khuẩn trong quá trình tiếp xúc, trao đổi mua bán với khách hàng.

Tuyên truyền nhắc nhở khách hàng nghiêm túc thực hiện giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, rửa tay kháng khuẩn khi tiếp xúc, giao dịch tại các cửa hàng, trụ sở doanh nghiệp.

Sở cũng khuyến khích doanh nghiệp lắp đặt màn chắn giọt bắn tại quầy thu ngân hoặc trang bị kính bảo hộ ngăn giọt bắn, găng tay cho nhân viên thu ngân, bảo vệ giữ xe… tại đơn vị.

Cởi áo tu hành, khoác áo blue xông pha lên tuyến đầu chống dịch

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, tăng ni cởi cà sa mặc áo bào cùng đánh đuổi quân xâm lăng. Khi có thiên tai, tăng ni, phật tử khắp mọi miền tới những nơi bị ảnh hưởng để hỗ trợ người dân. Thời dịch bệnh, tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse, cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch.

Coi ao tu hanh, khoac ao blue xong pha len tuyen dau chong dich
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Thời dịch bệnh, tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse, cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch.

Xăng giả tràn lan thị trường, ai chịu trách nhiệm?

Trước thực trạng hàng loạt ông trùm xăng giả bị bắt, xăng giả tràn lan trên thị trường, TS Hoàng Mạnh Hùng - nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học hình sự cho rằng nguyên nhân do chưa thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước.

Người tiêu dùng chịu thiệt thòi nhưng khó khiếu kiện
Trao đổi với PV về việc hàng trăm triệu lít xăng giả tuồn ra thị trường, người tiêu dùng là nạn nhân có thể khiếu nại đòi bồi thường hay không, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, về nguyên tắc, người tiêu dùng có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế sẽ rất khó.
“Quan trọng là người tiêu dùng phải chứng minh. Tuy nhiên, hầu hết khi mua xăng, người tiêu dùng không lấy hóa đơn để chứng minh mình mua xăng đơn vị đó. Hơn nữa lại phải chứng minh thiệt hại xe cộ thế nào, nguyên nhân có phải từ xăng hay không. Đây cũng là một vấn đề đặt ra” - TS Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Xang gia tran lan thi truong, ai chiu trach nhiem?
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết về lý thuyết có thể đòi bồi thường nhưng thực tế thì rất khó.
Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, khi người tiêu dùng khiếu kiện, chỉ có tòa dân sự mới có thẩm quyền phán quyết việc bồi thường. Song, trước tòa, người tiêu dùng phải chứng minh mua xăng ở đâu, thiệt hại thế nào, nghĩa là phải có chứng cứ.
“Thiệt cho người tiêu dùng là như vậy. Quản lý nhà nước không chặt chẽ dẫn đến việc đó nhưng thiệt hại người tiêu dùng phải chịu. Dù biết rằng dùng xăng giả sẽ ảnh hưởng động cơ ô tô, xe máy và không loại trừ khả năng dẫn đến cháy, nổ. Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn rất nhiều bất cập” – ông Hùng cho biết.
Trách nhiệm thuộc về quản lý thị trường?