TP HCM sẽ có khoảng 100.000 - 110.000 ha đất xây đô thị đến năm 2040

(Vietnamdaily) - Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Theo đó, phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP.HCM với diện tích 2.095km2 và khu vực biển Cần Giờ.

Ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Nam giáp biển Đông.

Phạm vi nghiên cứu: bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP HCM và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, với diện tích khoảng 30.404 km2.

Dự kiến đến năm 2040, dân số toàn TP HCM khoảng 13 - 14 triệu người. Quy mô đất đai phát triển đô thị đến năm 2040 của TP dự kiến khoảng 100.000 - 110.000 ha.

Quy hoạch này nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu,...

Tính chất đô thị, TP HCM sẽ là đô thị loại đặc biệt trực thuộc trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

TP HCM se co khoang 100.000 - 110.000 ha dat xay do thi den nam 2040
Một góc TP HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của vùng phía Nam. Là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ, cả nước và khu vực biển Đông.

TP HCM là thành phố đổi mới, sáng tạo, phát triển năng động, tiên phong trong vùng đô thị lớn; trở thành trung tâm kinh tế tri thức, kinh tế biển và giao thương quốc tế của Việt Nam, trung tâm tài chính và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Hệ thống hạ tầng kết nối vùng giữa TP HCM và các địa phương lân cận sẽ được hoàn thiện từng bước và kết nối giữa các khu vực khác nhau của thành phố được đầu tư một cách chiến lược, trọng điểm và phát huy hiệu quả.

Trong đó, TP Thủ Đức được phát triển trọng tâm theo mô hình khu đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, là một trong các động lực tăng trưởng của TP HCM và khu vực.

TP HCM sẽ phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh…

Kiến nghị giao Bình Phước triển khai cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành 36.000 tỷ

(Vietnamdaily) - UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Theo quy hoạch, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có chiều dài 69 km, điểm đầu Chơn Thành (Bình Phước), điểm cuối Nút dao Gò Dưa (Vành đai 2, TP HCM). Công trình quan trọng này nhằm kết nối giao thông giữa Bình Phước, Bình Dương, TP HCM, tạo động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bình Phước, Thủ tướng đã đồng ý giao UBND tỉnh này là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư cao tốc nêu trên theo hình thức đối tác công tư (PPP). Giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài chính, Giao thông vận tải bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 để triển khai dự án.

TP HCM đầu tư 970.000 tỷ đồng vào hạ tầng giao thông trong 10 năm tới

(Vietnamdaily) - UBND TP HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2020 - 2030.

Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả giai đoạn là 970.654 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 399.700 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn khác (Trung ương, ODA, PPP...).