Top 5 căn cứ quân sự bí mật hàng đầu thế giới

Các nước trên thế giới xây dựng căn cứ quân sự bí mật với những chức năng, nhiệm vụ không được công khai, hay cất giấu những vũ khí tối mật. 

Dưới đây là 5 căn cứ mà Sputnik đề cập là những căn cứ bí mật nổi tiếng nhất được phát hiện trong thế kỷ trước.
Khu vực 51 của Mỹ
Căn cứ không quân huyền thoại của Mỹ nằm ở Nevada được nhiều người biết đến với cái tên Khu vực 51. Suốt hàng chục năm, không ai biết tới sự tồn tại của Khu vực 51, bởi nó không có mặt trên bất cứ bản đồ địa chính nào của Mỹ.
Khu vực 51. Ảnh: CCO
Khu vực 51. Ảnh: CCO 
Căn cứ này nổi tiếngvới các câu chuyện liên quan đến đĩa bay (UFO), người ngoài hành tinh và các cơ quan bí mật của chính phủ.
Tuy nhiên, theo các thông tin công khai, căn cứ này được sử dụng như một bãi thử nghiệm và huấn luyện các loại máy bay quân sự bí mật của Mỹ như các loại U-2, A-12, SR-71 và F-177 của Lockheed Martin. Có thể hình dáng của một số chiếc máy bay đã khiến căn cứ này bị đồn là có liên quan đến người ngoài hành tinh.
Căn cứ Hải quân vịnh Guantanamo
Căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo của Mỹ nằm trên đất Cuba. Đây cũng là nơi có nhà tù quân đội nổi tiếng của Mỹ chuyên giam giữ những tù nhân nghi là phiến quân hay khủng bố mà Mỹ bắt được trong cuộc chiến chống khủng bố của nước này.
Guantanamo. Ảnh: AFP/Hải quân Mỹ
Guantanamo. Ảnh: AFP/Hải quân Mỹ 
Căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo là nơi lưu trú của gần 10.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ của Mỹ và có thể “cất giấu” được tới 50 tàu chiến. Căn cứ có diện tích 117km2, trong đó 1/3 là thuộc mặt nước của vịnh Guantanamo. Phần “biên giới” trên bộ với Cuba bị ngăn cách bởi 3 vòng rào kẽm gai cao 2,5m và dài 27km, trải rộng trên khoảng diện tích 800ha trong đó 300ha được gài mìn.
Căn cứ hải quân Du lâm
Nằm ở bờ biển phía Nam trên đảo Hải Nam, một tổ hợp lớn dưới lòng đất có tên gọi căn cứ hải quân Du Lâm chỉ được thế giới biết đến cách đây 1 thập kỷ khi một số cơ quan tình báo thông tin về việc xây dựng căn cứ này của Quân đội Trung Quốc. Các ảnh chụp qua vệ tinh căn cứ này được công bố năm 2008.
Căn cứ Hải quân Du Lâm ở Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: Global Digital
 Căn cứ Hải quân Du Lâm ở Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: Global Digital
Căn cứ Hải quân Du Lâm được cho là một thành phần quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Căn cứ này có thể “giấu” tới 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Khu vực cầu cảng của căn cứ Du lâm đủ lớn để tiếp nhận tàu sân bay.
Tổ hợp núi Cheyenne
Nằm sâu dưới lớp đá granite, căn cứ quân sự này được ví như một “Pháo đài nước Mỹ”. Căn cứ được bảo vệ khỏi tác động của động đất và các vụ nổ vởi một hệ thống phức tạp các giếng khổng lồ và ống nối có thể giữ ổn định cho các tổ hợp của căn cứ này.
Tổ hợp núi Cheyenne. Ảnh: CCO
Tổ hợp núi Cheyenne. Ảnh: CCO 
Tổ hợp núi Cheyenne trước đây được sử dụng làm nơi thu thập thông tin từ vệ tinh, cùng các cảm biến đặt trên mặt đất và truyền dữ liệu về Bộ Chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD). Năm 2008, NORAD được chuyển tới căn cứ không quân Peterson. Hiện tại căn cứ quân sự ở núi Cheyenne được sử dụng như một trung tâm tư lệnh hỗ trợ.
Olavsvern
Olavsvern là căn cứ bí mật của Hải quân Hoàng gia Bỉ. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, căn cứ Olavsvern được sử dụng các tàu ngầm Mỹ tuần tra trên Đại Tây Dương.
Căn cứ Olavsvern. Ảnh:NTB Scanpix
 Căn cứ Olavsvern. Ảnh:NTB Scanpix
Căn cứ Olavsver được xây dựng sâu trong núi và thông ra biển nhờ một đường hầm. Căn cứ bị đóng cửa năm 2009 và đến năm 2011, nó được bán cho một chủ sở hữu tư nhân với giá 18 triệu USD.

Mục kích cuộc hành quân ở Syria của Quân đội Mỹ

(Kiến Thức) - Đoàn xe thiết giáp cùng 500 lính đặc nhiệm quân đội Mỹ đã triển khai đến thành phố Manbij phía bắc Syria để tham chiến chống phiến quân IS.

Muc kich cuoc hanh quan o Syria cua Quan doi My
 Đoàn xe thiết giáp của Quân đội Mỹ đã tiến tới ngoại ô thành phố Manbij nằm ở phía bắc Syria để tham chiến cùng lực lượng Liên Quân trong nỗ lực xóa sổ phiến quân IS. Nguồn ảnh: Sina.
Muc kich cuoc hanh quan o Syria cua Quan doi My-Hinh-2
 Tổng cộng phía Mỹ đã huy động 500 lính đặc nhiệm quân đội tham gia cuộc hành quân này. Nguồn ảnh: Sina.

Việt Nam chọn mua tiêm kích nào từ phương Tây?

Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới của Nga vừa ra bản báo cáo về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2020, Việt Nam có thể đưa vào trang bị các dòng chiến đấu cơ do phương Tây chế tạo.

Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới (ЦАМТО) của Nga vừa dự báo trong giai đoạn từ 2017 - 2020, Việt Nam sẽ chỉ chi khoảng 2,33 tỷ USD để nhập khẩu vũ khí Nga. Nguồn ảnh: Báo Phòng không - Không quân.
 Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới (ЦАМТО) của Nga vừa dự báo trong giai đoạn từ 2017 - 2020, Việt Nam sẽ chỉ chi khoảng 2,33 tỷ USD để nhập khẩu vũ khí Nga. Nguồn ảnh: Báo Phòng không - Không quân.