Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(Kiến Thức) - Cả hai Tổng thống Mỹ Obama và người đồng cấp Nga Putin đều có mặt trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới 2014 do tạp chí Time bình chọn.

Một số chính trị gia nổi tiếng trên thế giới cũng lọt vào danh sách năm nay bao gồm: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Angela Merkel, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, hay Ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm John Kerry…
Thông qua bài viết mang tựa đề “Lãnh đạo Nga Putin: Người thách thức phương Tây” đăng tải trên tạp chí Time, cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright đã mô tả Tổng thống Putin sẽ “là một nhân tố khó nhằn đối với NATO và là nguồn cơn của sự chia rẽ trong nội bộ châu Âu. Ngoài ra, Tổng thống Putin còn là một nguyên do khiến phương Tây giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.
Tổng thống Obama bắt tay Tổng thống Putin trong một sự kiện trước đây.
 Tổng thống Obama bắt tay Tổng thống Putin trong một sự kiện trước đây.
Ngoài ra, bà Albright còn cho rằng, tầm ảnh hưởng của ông Putin một phần tăng lên là do bởi chính những động thái can thiệp gần đây của Nga vào Ukraine. Thực vậy, tỷ lệ ủng hộ trong nước dành cho nhà lãnh đạo Putin, theo một khảo sát gần đây của Levada, đạt ở mức khá cao 80%. Năm ngoái, tạp chí Forbes và tờ báo The Times của Anh đều ghi danh ông Putin vào danh sách những người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Cây bút chuyên về chính trị của tờ Time Joe Klein nhận xét, quả thực, năm qua đánh dấu một năm khó khăn và đầy thách thức trong sự nghiệp chính trị của Obama, bao gồm cuộc nội chiến Syria, chương trình cải tổ y tế Obamacare, …
Đặc biệt, “người lộ mật” Edward Snowden là một trong số những nhân vật trẻ tuổi lọt vào danh sách này. Theo Time, Snowden là người góp công lớn trong việc vén bức màn bí mật về các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Các tên tuổi đình đám khác trên thế giới như Giáo hoàng Francis, ngôi sao nhạc Pop Miley Cyrua, nữ diễn viên Hollywood Amy Adams, ngôi sao bóng đá Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo… cũng lọt vào danh sách này.

Miền đông Ukraine tất bật chuẩn bị đối phó quân chính phủ

(Kiến Thức) - Người biểu tình và lực lượng Tự vệ Donetsk sẵn sàng trước chiến dịch “chống khủng bố” của chính phủ Ukraine.

Một phần tử vũ trang đứng gác bên xe bọc thép BTR-D ở thành phố Slavyansk. Ngày 16/4, đã có 6 xe bọc thép của Quân đội Ukraine cùng kíp lái chuyển sang ủng hộ người biểu tình.

Một phần tử vũ trang đứng gác bên xe bọc thép BTR-D ở thành phố Slavyansk. Ngày 16/4, đã có 6 xe bọc thép của Quân đội Ukraine cùng kíp lái chuyển sang ủng hộ người biểu tình.

Muôn kiểu tường nhà lạ đời ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Người Ấn Độ xây dựng những bức tường độc đáo, kỳ dị từ những vật liệu hết sức đơn giản.

Một người phụ nữ dán những bánh phân bò lên tường để sấy khô ở thành phố Allahabad, miền bắc Ấn Độ vào ngày 16/4.
Một người phụ nữ dán những bánh phân bò lên tường để sấy khô ở thành phố Allahabad, miền bắc Ấn Độ vào ngày 16/4. 
Một phụ nữ Ấn Độ giáo chạm tay vào bức tường đá cẩm thạch của ngôi đền Alopidevi khi cô cầu nguyện trong ngày đầu tiên của lễ hội Navratri dài 9 ngày ở thành phố Allahabad, miền bắc Ấn Độ (diễn ra vào tháng 3/2014).
Một phụ nữ Ấn Độ giáo chạm tay vào bức tường đá cẩm thạch của ngôi đền Alopidevi khi cô cầu nguyện trong ngày đầu tiên của lễ hội Navratri dài 9 ngày ở thành phố Allahabad, miền bắc Ấn Độ (diễn ra vào tháng 3/2014). 
Người lao động làm việc tại một mỏ gạch đá ong ở huyện Ratnagiri vào năm 2011.
 Người lao động làm việc tại một mỏ gạch đá ong ở huyện Ratnagiri vào năm 2011.
Công nhân xây dựng bức tường cho hầm lò tại mỏ quặng sắt Bedara Bhommanahalli ở huyện Karnataka, thuộc bang Chitradurga, miền nam Ấn Độ vào tháng 11/2012.
 Công nhân xây dựng bức tường cho hầm lò tại mỏ quặng sắt Bedara Bhommanahalli ở huyện Karnataka, thuộc bang Chitradurga, miền nam Ấn Độ vào tháng 11/2012.
Học sinh chơi đùa bên cửa sổ của một lớp học được xây dựng từ bùn, bao xi măng cũ và gỗ tái chế tại trường Aman Setu, thành phố Pune, phía Tây Ấn Độ vào tháng 7/2011.
Học sinh chơi đùa bên cửa sổ của một lớp học được xây dựng từ bùn, bao xi măng cũ và gỗ tái chế tại trường Aman Setu, thành phố Pune, phía Tây Ấn Độ vào tháng 7/2011.
Các ngón tay của người phụ nữ trong tình trạng thôi miên được nhìn thấy qua một bức tường lưới tại đền thờ Sufi Saint Nizamuddin Auliya, ở New Delhi vào tháng 2/2010.
 Các ngón tay của người phụ nữ trong tình trạng thôi miên được nhìn thấy qua một bức tường lưới tại đền thờ Sufi Saint Nizamuddin Auliya, ở New Delhi vào tháng 2/2010.
Bức tường gạch của một ngôi nhà ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Varanasi vào tháng 6/2007.
Bức tường gạch của một ngôi nhà ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Varanasi vào tháng 6/2007. 
Những cậu bé ngồi bên cạnh một bức tường ở Dharavi thuộc thành phố Mumbai - một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á vào tháng 1/2014.
 Những cậu bé ngồi bên cạnh một bức tường ở Dharavi thuộc thành phố Mumbai - một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á vào tháng 1/2014.
Một người chăn cừu du mục đứng nghe nhạc từ điện thoại di động của mình trên một con đường ở Noida, ngoại ô New Delhi vào tháng 2/2012.
 Một người chăn cừu du mục đứng nghe nhạc từ điện thoại di động của mình trên một con đường ở Noida, ngoại ô New Delhi vào tháng 2/2012.
Thiếu nữ bên bức tường bị phá vỡ gần đường ray xe lửa ở Mumbai vào tháng 2/2012.
 Thiếu nữ bên bức tường bị phá vỡ gần đường ray xe lửa ở Mumbai vào tháng 2/2012.
Một người phụ nữ nhìn từ phía sau một bức tường gạch của ngôi nhà mình trong khu phố cũ của Delhi vào tháng 5/2013.
 Một người phụ nữ nhìn từ phía sau một bức tường gạch của ngôi nhà mình trong khu phố cũ của Delhi vào tháng 5/2013.
Một bức tường gần ga Bandra ở Mumbai được chụp vào tháng 12/2012.
 Một bức tường gần ga Bandra ở Mumbai được chụp vào tháng 12/2012.