Tổng tuyển cử ở Hy Lạp: Chưa tìm ra lối thoát

(Kiến Thức) - Theo nhiều chuyên gia, cuộc tổng tuyển cử ở Hy Lạp chứa đựng nhiều yếu tố mong manh và chưa phải là con đường đưa nước này ra khỏi bế tắc.

Theo nhiều chuyên gia, cuộc tổng tuyển cử ở Hy Lạp vẫn chứa đựng nhiều yếu tố mong manh và dường như chưa phải là con đường tìm ra lối thoát cho Hy Lạp trong tình cảnh hiện nay..
Một cử tri Hy Lạp bỏ phiếu ở điểm bầu cử tại Athens hôm 20/9.
 Một cử tri Hy Lạp bỏ phiếu ở điểm bầu cử tại Athens hôm 20/9.
Đối thủ chính của đảng Syriza của cựu Thủ tướng Tsipras là đảng Dân chủ Mới hứa hẹn sẽ thực hiện các chính sách mà Hy Lạp cam kết hồi tháng 7/2015 nhằm đổi lấy gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro của bộ ba chủ nợ, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Một số đảng khác, trong đó có đảng Popular Unity, cam kết từ bỏ chính sách "thắt lưng buộc bụng", nếu đảng này giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Thậm chí, đảng này còn cho rằng, việc rời khỏi EU sẽ là lựa chọn tốt nhất cho Hy Lạp.
Cựu Thủ tướng Tsipras đi bỏ phiếu sáng 20/9.
 Cựu Thủ tướng Tsipras đi bỏ phiếu sáng 20/9.
Tuy nhiên, bất kể đảng nào chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 20/9, chính phủ Hy Lạp cũng đều phải thực hiện chính sách tăng thuế hay điều chỉnh chính sách phù hợp với những quy định “thắt lưng buộc bụng” do bộ ba chủ nợ nước ngoài áp đặt.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RT, một số cử tri Hy Lạp nói  họ thiếu các lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử lần này. Các thỏa thuận đã được ký kết với các nước lớn là không thể hủy bỏ và mặc dù không muốn, người Hy Lạp phải gánh chịu tất cả các thỏa thuận đó.
Ngày 20/9, khoảng 9,8 triệu công dân Hy Lạp từ 18 tuổi trở lên đã đi bỏ phiếu ở hơn 19.000 điểm bầu cử trên toàn quốc. Cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn trên sẽ bầu ra một chính phủ mới đảm đương thực hiện gói cứu trợ tài chính thứ ba đi kèm với những điều khoản khắt khe mà Hy Lạp nhận được từ ba chủ nợ nước ngoài.

Biểu tình ở Hy Lạp bùng nổ sau dự luật “khắc khổ“

Biểu tình ở Hy Lạp bùng nổ ngay sau khi các nhà lập pháp Hy Lạp bỏ phiếu thông qua dự luật về những biện pháp cải cách khắc nghiệt.

Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“
Đụng độ giữa người biểu tình ở Hy Lạp và cảnh sát chống bạo động đã xảy ra nghiêm trọng ở bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở Athens trong khi các quan chức đang họp ở bên trong.  
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-2
Người biểu tình ném bom xăng về phía cảnh sát. 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-3
Đám đông giận dữ phá phách các cửa hàng. 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-4
Một chiếc xe của đài truyền hình bị đốt cháy. 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-5
Người bán hàng rong vội vã bỏ chạy khỏi "tâm bão". 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-6
 Các thùng rác trên phố cũng bị người biểu tình châm lửa đốt.
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-7
Ném bom xăng về phía lực lượng an ninh. 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-8
Một người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ. 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-9
Một chiếc đầu lợn viết biểu tượng đồng euro và Liên minh Châu Âu được treo trên phố. 
Bieu tinh o Hy Lap bung no sau du luat “khac kho“-Hinh-10
Rất đông người dân Hy Lạp đã phản đối biện pháp cứu trợ này với quan điểm rằng họ thà ra khỏi Khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và quay trở lại với đồng nội tệ drachma còn hơn là chấp nhận các điều kiện khắc khổ như tăng thuế và thay đổi mức lương hưu… 

10 điều thú vị về nước Mỹ

(Kiến Thức) - Tỷ lệ béo phì, các khoản nợ gia đình ở mức cao là hai trong số những điều thú vị về nước Mỹ.

10 dieu thu vi ve nuoc My
Có nhiều điều tuyệt vời về nước Mỹ, nhưng bất cứ quốc gia nào cũng có những vấn nạn tiêu cực. Sau đây là 10 điều thú vị về nước Mỹ không phải ai cũng tỏ tường.