Tổng thống Trump tố Trung Quốc cản trở giải quyết vấn đề Triều Tiên

Tổng thống Trump chỉ trích Trung Quốc đang khiến mọi việc thêm khó khăn thông qua "sức ảnh hưởng to lớn đối với Triều Tiên".

BBC ngày 30/8 đưa tin, Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc khi cho rằng nước này đã cản trở công việc của ông liên quan đến giải quyết vấn đề Triều Tiên. Động thái này của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời chỉ trích khi chưa có nhiều tiến triển trong cam kết phi hạt nhân hóa từ phía Triều Tiên.
Trong các đoạn tweet trên Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ - Donald Trump cũng nói rằng Mỹ không nên chi tiền cho các cuộc tập trận với Hàn Quốc nhưng cũng cảnh báo, nếu hoạt động này được nối lại thì sẽ “lớn hơn bao giờ hết”.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử ngày 12/6 ở Singapore, Mỹ đã tạm dừng các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc thường niên – hoạt động vốn làm cho Triều Tiên phẫn nộ và luôn đe dọa đáp trả. Tuy nhiên, hôm 28/8, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong một tuyên bố đã để ngỏ khả năng nối lại các hoạt động này vào năm tới.
Tong thong Trump to Trung Quoc can tro giai quyet van de Trieu Tien
 Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi đình chỉ một số cuộc tập trận lớn để bày tỏ thiện chí. Tuy nhiên, giờ chúng tôi không còn kế hoạch ngừng tập trận nữa”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho hay.
Các cuộc tranh luận đã và đang diễn ra liên quan đến các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn khi nhiều nhà quan sát cho rằng Triều Tiên không có nhiều bước đi để giải giáp hạt nhân sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Chỉ đích danh Trung Quốc
Những dòng tweet của ông Trump dường như đổi lỗi trực tiếp cho Trung Quốc chính là bên tạo ra những khó khăn thách thức hiện nay trong việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Tuy vậy, ông Trump vẫn tiếp tục ca ngợi mối quan hệ cá nhân của mình với các nhà lãnh đạo của cả Trung Quốc và Triều Tiên.
Còn nhớ, ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh ở Singapore hôm 12/6, ông Trump hồ hởi tuyên bố "Triều Tiên đã không còn là mối đe dọa hạt nhân”. Nhưng rồi, cũng đích thân ông Trump hôm 24/8 đã ra quyết định hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Bình Nhưỡng vì cho rằng Triều Tiên không cho thấy đủ thiện chí trong việc phi hạt nhân hóa.
Trong thông báo đăng tải trên trang Twitter, ông Donald Trump viết: “Tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo không tới Triều Tiên ở thời điểm này bởi vì tôi cảm thấy chúng ta không đạt được đủ sự tiến bộ liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Tôi muốn gửi lời chào trân trọng nhất và sự tôn trọng đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tôi mong sớm được gặp ông ấy”.
Tại sao phải nhằm vào Trung Quốc?
Trong bình luận mới nhất trên Twitter, ông Trump cho rằng: “Triều Tiên đang chịu sức ép lớn từ chính phủ Trung Quốc vì cuộc xung đột thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc".
Trung Quốc là đồng minh quan trọng bậc nhất của Triều Tiên và Bắc Kinh được cho là có ảnh hưởng đáng kể đối với các quyết định của Bình Nhưỡng. Trung Quốc cũng là đối thủ chiến lược lâu dài nhất của Mỹ trong khu vực.
Hiện Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh thương mại ngày càng trở nên căng thẳng khi hai bên liên tục “ra đòn” thuế quan đánh vào hàng hóa của nhau.
Tổng thống Trump nhiều lần lên tiếng phàn nàn về quy mô thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và những gì Washington coi là các hoạt động thương mại không công bằng khác.
Mặc dù đã có những lời lẽ chỉ trích khá mạnh nhưng trong đoạn tweet mới nhất song ông Trump lại tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng vấn đề cọ xát thương mại giữa hai nước có thể được chính ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm giải quyết.
Những tiến bộ về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, Triều Tiên đã dừng hoàn toàn các vụ phóng thử tên lửa, tuyên bố phá dỡ một bãi thử hạt nhân và tiến hành trao trả hài cốt các binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Tuy nhiên, thông tin được tờ Vox tiết lộ mới đây cho thấy, Triều Tiên không muốn tiếp tục vì Mỹ vẫn chưa thể hiện thiện chí thực sự để ký Hiệp ước Hòa bình, chính thức chấm dứt chiến tranh, thay vào đó, nước này luôn lặp lại yêu cầu đòi Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước.
Sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết, Triều Tiên vẫn đang phát triển vũ khí hạt nhân, Mỹ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế duy trì các biện pháp trừng phạt và gây áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, với Trump, dường như Trung Quốc không làm đúng những gì mà ông mong muốn. Theo đó, Trung Quốc đã cung cấp cho Triều Tiên “viện trợ đáng kể” và điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã giúp Bình Nhưỡng “làm dịu đi tác động của các đòn trừng phạt”.
"Chúng tôi biết rõ Trung Quốc đang viện trợ Triều Tiên tiền, nhiên liệu, phân bón và nhiều mặt hàng khác. Điều này không hữu ích chút nào", ông Trump viết.
Theo ông Trump, Washington trông cậy rất nhiều vào Bắc Kinh trong chiến dịch tạo áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng thông qua hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là "con đường dẫn đến Triều Tiên"./.

Nhìn lại cuộc đàm phán hạt nhân "chớp nhoáng" Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6/2018, Mỹ và Triều Tiên đều có những động thái thể hiện thiện chí trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Song, mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng gần đây đang đưa mọi thứ trở về vạch xuất phát.

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Ngày 12/6, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng nhau ký kết thỏa thuận chung lịch sử tại Singapore. Một trong những thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều này là “thúc đẩy phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” vốn được nhiều người kỳ vọng mở đầu cho các cuộc đàm phán hạt nhân được hai nước tiến hành trong suốt thời gian sau đó. Ảnh: ST. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
 Sau đó, cả Mỹ và Triều Tiên đều có những động thái thể hiện thiện chí trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) khẳng định Bình Nhưỡng sẽ "tuân thủ nguyên tắc từng bước và hành động đồng thời" trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được mục tiêu duy trì "nền hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
 Tháng 7/2018, trang web 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên thuộc viện Nghiên cứu Mỹ - Triều, Đại học Johns Hopkins, đã công bố những bức ảnh vệ tinh được cho là chứng minh Bình Nhưỡng đang tháo dỡ một hệ thống hỗ trợ phóng tên lửa gắn trên đường ray và một địa điểm thử nghiệm động cơ tên lửa ở trạm phóng vệ tinh Sohae. Ảnh vệ tinh chụp tại một bãi thử của Triều Tiên hồi năm 2015. Ảnh: Reuters.

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Không chỉ vậy, đầu tháng 8/2018, Triều Tiên đã trao trả cho Mỹ 55 bộ hài cốt được cho là thuộc về các binh sĩ Mỹ mất tích tại Triều Tiên trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.  Được biết, việc trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ nằm trong thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước Mỹ-Triều đã đạt được sau Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore hồi tháng 6/2018. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Về phần mình, ngày 22/6, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo nước này sẽ dừng “vô thời hạn” một số cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc để ủng hộ các cuộc đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Politico. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Tháng 7/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới thăm Triều Tiên để tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa. Được biết, đây là lần thứ ba ông đến Triều Tiên trong năm nay, kể từ sau hai chuyến thăm hồi tháng 4 và 5. Ảnh: LA Times. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
 Trong chuyến thăm Triều Tiên lần thứ ba này, Ngoại trưởng Pompeo hy vọng sẽ làm rõ cam kết phi hạt nhân hóa của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Pompeo cũng đã mang theo hai món quà đặc biệt của Tổng thống Donald Trump gửi tặng ông Kim Jong-un gồm một lá thư và đĩa CD của danh ca Elton John. Ảnh: Reuters.

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Tuy vậy, hơn hai tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6/2018, đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều vẫn chưa đi tới đâu và dường như ngày càng bế tắc. Ảnh: DNA India. 

Nhin lai cuoc dam phan hat nhan
Ngày 16/8, trang 38 North khẳng định ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy việc phá hủy khu thử động cơ và bệ phóng tên lửa tại Trung tâm Phóng Vệ tinh Sohae của Triều Tiên đã dừng từ đầu tháng này. Ảnh: CNN. 

Mỹ nêu 3 điều kiện rút quân khỏi Syria, Damascus lắc đầu từ chối

Syria vừa từ chối đề nghị của Mỹ về việc rút lực lượng khỏi căn cứ Al Tanf ở khu vực phía đông nam và đông sông Euphrates nếu như chính quyền của Tổng thống Bashar Assad nhượng bộ 3 điều kiện.
 

Đài phát thanh Sputnik dẫn bài viết trên nhật báo Liban Al Akhbar đưa tin, một số quan chức an ninh và tình báo Mỹ đã tới sân bay quốc tế Damascus trên một phi cơ riêng của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) hồi cuối tháng 6 vừa qua. Họ đã được hộ tống tới trung tâm Damascus để tham gia đối thoại với người đứng đầu văn phòng an ninh quốc gia Syria, Thiếu tướng Ali Mamlouk.

Cố vấn pháp lý Tổng thống Trump vừa "thất sủng" là ai?

(Kiến Thức) - Cố vấn Nhà Trắng Don McGahn sẽ rời vị trí vào mùa thu năm nay và là nhân vật mới nhất trong hàng loạt quan chức cấp cao Nhà Trắng rời khỏi nội các của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau 20 tháng cầm quyền.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
 Theo hãng thông tấn Reuters dẫn thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên Twitter cho hay, Cố vấn Nhà Trắng Don McGahn sẽ rời vị trí vào mùa thu này, nhưng không nêu rõ lý do. Ảnh: Daily Intelligencer.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
Như vậy, ông Don McGahn sẽ là người mới nhất trong số hàng loạt quan chức cấp cao Nhà Trắng rời khỏi nội các của Tổng thống Trump. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, ông McGahn sẽ rời Nhà Trắng sau khi ông Brett Kavanaugh được phê chuẩn vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Getty.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
Ông Don McGahn sinh ngày 16/6/1968 tại bang New Jersey, Mỹ, là một chính trị gia thuộc Đảng Cộng hòa. Ảnh: National Review.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
 Trước đây, Cố vấn pháp lý Nhà Trắng Don McGahn từng theo học tại Học viện Hải quân Mỹ trước khi chuyển tới Đại học Notre Dame. Ảnh: RawStory.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
Năm 1994, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật của trường Đại học Widener, và sau này tốt nghiệp trước Đại học Luật Georgetown năm 2002 với tấm bằng Thạc sĩ Luật. Ảnh: Variety.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
 Sau khi tốt nghiệp trường luật, ông McGahn làm việc cho công ty luật Patton Boggs. Từ năm 1999-2008, ông là cố vấn trưởng của Ủy ban dân biểu Cộng hòa quốc gia Mỹ (NRCC). Ảnh: The Careerist.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
 Năm 2008, Tổng thống George W. Bush đề cử ông McGahn làm Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), và đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 24/6/2008. Ảnh: Politico.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
 Sau khi rời khỏi FEC, ông McGahn trở lại công ty luật Patton Boggs và năm 2014, ông chuyển đến công ty luật Jones Day ở thủ đô Washington làm việc. Ảnh: New York Post.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
Ông McGahn từng là cố vấn trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump năm 2016, giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ảnh: NDTV.com.

Co van phap ly Tong thong Trump vua
Sau khi thắng cử, Tổng thống Trump đã bổ nhiệm ông McGahn làm cố vấn trưởng của đội ngũ chuyển giao quyền lực của mình. Ảnh: Gronda Morin.