Tổng thống Trump rút ngắn khoảng cách với ông Biden trong cuộc thăm dò

Chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với ông đã tăng bật trở lại trong các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc, sau khi giảm nhẹ trước đó tạo điều kiện cho đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden tạo khoảng cách khá xa.

Theo kênh truyền hình One American News Network, đội ngũ chiến dịch của Tổng thống Trump bày tỏ sự lạc quan về cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 tới. Ngày 8/8, các quan chức cấp cao trong ban vận động tái tranh cử tiết lộ vị trí của Tổng thống Trump tại một vài bảng thăm dò của các báo đã tốt hơn nhiều so với cùng thời điểm cách đây 4 năm.
Ban vận động tin rằng các hoạt động cấp cơ sở đã có hiệu quả và tác động tới việc thu hẹp khoảng cách giữa hai ứng viên trong các cuộc thăm dò.
Tong thong Trump rut ngan khoang cach voi ong Biden trong cuoc tham do
 Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ tổ chức vào ngày 29/9. Ảnh: AP.
Trước đó, tại các cuộc khảo sát hồi tháng 5 và tháng 6 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và cả đất nước rúng động trước cái chết của người công dân da màu George Floyd, tỷ lệ ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tăng vọt.
Có thời điểm đỉnh cao, cựu Phó Tổng thống này còn dẫn trước đương kim Tổng thống Trump với khoảng cách trung bình 11 điểm. Tuy nhiên, trong các cuộc khảo sát gần đây, ứng viên Biden chỉ dẫn trước trên dưới 6 điểm.
Ban vận động tranh cử của ông Biden cùng một số nhà chiến lược Dân chủ tin rằng đội ngũ của Tổng thống Trump đang dần ổn định và sẽ tiếp tục rút ngắn khoảng cách cho đến ngày bầu cử.
“Các ông có biết câu nói của Margret Thatcher: Đầu tiên bạn chiến thắng trong các cuộc tranh luận, sau đó thì chiến thắng về số phiếu. Ngay bây giới, tôi nghĩ ông Trump đang giành chiến thắng về mặt tranh luận, với 2/3 người mà tôi từng tiếp xúc. Từ những người sẽ và có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử, cơ hội đó vẫn ở bên ông Trump”, Rich Thau, Chủ tịch công ty tư vấn khách hàng Engagious, nhận định.
Tổng thống Doanld Trump và ứng viên Joe Biden dự kiến sẽ có màn tranh luận đầu tiên sau khi chính thức được nhận đề cử từ hai đảng trong tháng 8 này. Theo ban vận động tranh cử của Tổng thống Trump, ông Biden là một đối thủ nặng ký vì đã có kinh nghiệm tham gia các cuộc tranh luận gần 50 năm qua. Cuộc tranh luận đầu tiên dự kiến diễn ra vào ngày 29/9 tại tại Trung tâm Giáo dục Health Education Campus thuộc bang Ohio.

Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình ở Li Băng

(Kiến Thức) - Cảnh sát chống bạo động Li Băng đã bắn hơi cay vào người biểu tình phản đối chính phủ trong cuộc đụng độ dữ dội xảy ra sau vụ nổ thảm họa ở Beirut. 

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang
 Theo Daily Mail ngày 8/8, cảnh sát chống bạo động Li Băng đã bắn hơi cay khi hàng nghìn người biểu tình tập trung ở trung tâm Beirut để phản đối cách xử lý của chính phủ trong vụ nổ thảm họa ở Li Băng hôm 4/8. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-2
 Khoảng 5.000 người đã tập trung biểu tình tại Quảng trường Martyrs ở trung tâm thành phố, kêu gọi chính phủ Li Băng từ chức. 

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-3
 Cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông người biểu tình khi họ cố gắng vượt qua hàng rào chặn một con phố dẫn đến tòa nhà Quốc hội.

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-4
Một số người ném gạch đá về phía lực lượng an ninh và hô khẩu hiệu phản đối chính phủ. 

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-5
Hơi cay mù mịt trên đường phố Beirut hôm 8/8. 

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-6
“Chúng tôi muốn một tương lai có tươi sáng. Chúng tôi không muốn máu của các nạn nhân vụ nổ thảm họa ở Li Băng bị lãng phí”, Rose Sirour, một trong những người biểu tình, nói.  

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-7
Đám đông người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động Li Băng.  

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-8
Lực lượng an ninh đã được triển khai để trấn áp những người biểu tình quá khích ở Beirut.  

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-9
Một chiếc xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình.
Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-10
 Trước đó, ngày 6/8, hàng chục người tức giận đổ xuống đường phố biểu tình phản đối chính phủ Li Băng.

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-11
 Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra trên các con phố ngổn ngang gạch đá dẫn tới tòa nhà Quốc hội ở trung tâm thủ đô Beirut.

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-12
 Người biểu tình tức giận với cách chính phủ ứng phó trước và sau vụ nổ Beirut. Họ kêu gọi một cuộc biểu tình phản đối chính phủ quy mô lớn hơn vào cuối tuần.

Dung do du doi giua canh sat va nguoi bieu tinh o Li Bang-Hinh-13
Vụ nổ ở Beirut xảy ra tại khu vực nhà kho gần bến cảng vào chiều 4/8 (giờ địa phương). Tính đến thời điểm hiện tại, số nạn nhân của vụ nổ thảm họa này đã lên tới 158 người chết, hơn 6.000 người bị thương và 21 người vẫn  mất tích.

Bầu cử Mỹ liệu có bị hủy vì Covid-19 và chuyện gì sẽ xảy ra?

Lần đầu tiên sau nửa thế kỷ kể từ khi rộ lên nghi vấn vào năm 1970 rằng Tổng thống Richard Nixon âm mưu hủy bỏ cuộc bầu cử năm 1972, người dân Mỹ lại đứng trước câu hỏi, liệu cuộc bầu cử có bị hủy bỏ do một cuộc khủng hoảng hay không?

Đầu tuần trước, người đứng đầu cơ quan y tế bang Ohio, bác sĩ Amy Acton, đã hoãn cuộc bầu cử sơ bộ bang, theo kế hoạch diễn ra ngày 17/3. Bà đã làm như vậy sau khi được sự cho phép của Thống đốc Mike DeWine và Tòa án Tối cao tiểu bang.
Bau cu My lieu co bi huy vi Covid-19 va chuyen gi se xay ra?
 Cử tri Mỹ tham gia cuộc bầu cử sơ bộ cuối tháng 2/2020. Ảnh: Reuters
Theo luật, quyết định trì hoãn cuộc bầu cử này là có cơ sở, và không có bằng chứng nào cho thấy Bác sĩ Acton hay Thống đốc DeWine đã hành động sai, bởi quyết định của họ được thúc đẩy bởi mong muốn thực sự kiềm chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19).
Nhưng việc trì hoãn cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang có thể gây ra lo ngại rằng, các quan chức khác, thậm chí có khả năng là Tổng thống Trump, có thể đi theo tiền lệ bang Ohio để hoãn hoặc hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên, một quyết định như vậy sẽ không được phép nếu không được Quốc hội Mỹ thông qua. Một bộ ba luật liên bang đã quy định Ngày Bầu cử để bầu ra các đại cử tri, thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ Mỹ là vào “ngày thứ Ba ngay sau ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 11 của năm bầu cử”. Nếu đảng Cộng hòa muốn thay đổi luật này, họ sẽ cần phải vượt qua được "ải Hạ viện", nơi phe Dân chủ đang chiếm đa số.
Hơn nữa, Tu chính án thứ 20 của Hiến pháp Mỹ đã quy định rằng, “nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào trưa ngày 20 của tháng 1”. Do đó, ngay cả khi cuộc bầu cử bằng cách nào đó bị hủy bỏ, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence vẫn sẽ kết thúc như dự kiến. Việc ai sẽ kế nhiệm và điều hành đất nước sau đó sẽ là quá trình hết sức phức tạp.
Một mối đe dọa thực tế hơn là các quan chức nhà nước có thể sử dụng những quyền lực lớn sẵn có của họ trong một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng qui mô lớn để thao túng ai có thể bỏ phiếu. Chẳng hạn trong khi các khu vực bầu cử có truyền thống ủng hộ phe Dân chủ như Miami-Dade và Broward ở Florida bị áp đặt lệnh “trú ẩn tại chỗ” (cách ly tự nguyện tại nhà) vào đúng Ngày Bầu cử, thì cư dân các hạt ủng hộ đảng Cộng hòa có thể thoải mái đi bỏ phiếu. Nhưng việc hủy bỏ hoàn toàn cuộc bầu cử là rất hiếm có khả năng xảy ra.
Bau cu My lieu co bi huy vi Covid-19 va chuyen gi se xay ra?-Hinh-2
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 13/3/2020. Ảnh: THX/ TTXVN 
Ai có quyền quyết định thời điểm tổ chức bầu cử?
Có nhiều bộ quy tắc khác nhau liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống.
Đối với các cuộc bầu cử quốc hội, Hiến pháp quy định rằng thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức bầu Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ sẽ được quy định tại mỗi bang bởi cơ quan lập pháp bang; nhưng Quốc hội có thể bất cứ lúc nào tạo ra hoặc thay đổi các quy định đó, ngoại trừ các địa điểm bầu Thượng nghị sĩ”.
Điều này có nghĩa là cả Quốc hội và các nhà lập pháp tiểu bang đều có quyền kiểm soát thời điểm một cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức, nhưng Quốc hội sẽ ra quyết định cuối cùng nếu hai phía có bất đồng.
Quốc hội Mỹ đã ấn định ngày bầu cử Hạ viện và Thượng viện “vào thứ Ba ngay sau ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 11 của năm bầu cử”. Cả Tổng thống Trump hay bất kỳ quan chức nhà nước nào cũng không có quyền thay đổi ngày này. Chỉ có một đạo luật đặc biệt của Quốc hội có thể làm như vậy.
Bức tranh cho cuộc bầu cử tổng thống thì phức tạp hơn một chút. Một đạo luật liên bang quy định rằng “các đại cử tri bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ sẽ được chỉ định, tại mỗi bang, vào thứ Ba ngay sau ngày ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11”, vì thế các bang phải bầu Đại cử tri đoàn cùng ngày cuộc bầu cử quốc hội diễn ra.
Những quy định ràng buộc khiến nguy cơ một cuộc bầu cử bị hủy bỏ hoàn toàn là cực kỳ thấp.
Nhưng nếu bầu cử bị hủy bỏ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Hãy giả sử, nếu cuộc bầu cử không diễn ra như kế hoạch vì một lý do nào đó, thì ai sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo nước Mỹ? Trả lời cho câu hỏi này lại thực sự phức tạp.
Tu chính án thứ 12 Hiến pháp Mỹ quy định rằng sau khi các thành viên Đại cử tri đoàn được chọn, các đại cử tri sẽ nhóm họp, bỏ phiếu bầu và người có số phiếu bầu lớn nhất và chiếm đa số toàn bộ Đại cử tri đoàn sẽ là Tổng thống Mỹ.
Bau cu My lieu co bi huy vi Covid-19 va chuyen gi se xay ra?-Hinh-3
Cử tri bỏ phiếu trong ngày bầu cử "Siêu thứ Ba" lần hai tại điểm bầu cử ở Detroit, Michigan, Mỹ, ngày 10/3/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN 
Không rõ điều gì xảy ra nếu chỉ một số bang tổ chức cuộc bầu cử tổng thống theo lịch trình, trong khi các bang khác không thể bầu các đại cử tri. Nhưng một đoạn trong Tu chính án thứ 12 (nói rằng “đa số trong tổng số đại cử tri được chỉ định”) cho thấy tổng số đại cử tri cần để bầu chọn một tổng thống sẽ giảm xuống nếu một số bang không chỉ định bất cứ ai vào Đại cử tri đoàn. Nếu chỉ có 100 đại cử tri được bầu, thì 51 phiếu đại cử tri có thể là đủ để bầu ra tổng thống.
Quy định đó trong hiến pháp thúc đẩy mọi tiểu bang tổ chức cuộc bầu cử tại bang mình. Vì nếu một nhóm các tiểu bang ủng hộ phe Cộng hòa trì hoãn bầu cử, trong khi các tiểu bang Dân chủ không hoãn, thì đảng Cộng hòa có thể sẽ thiệt số lượng phiếu đại cử tri bầu tổng thống.
Nhưng nếu không có người nào giành đa số phiếu đại cử tri, thì quyền bầu chọn tổng thống sẽ thuộc về Hạ viện. Khi đó Hạ viện phải chọn một trong ba ứng cử viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất. Hơn nữa, trong tình huống đó, mỗi đoàn đại biểu của các bang tại Hạ viện sẽ chỉ có một phiếu bầu (bất chấp số lượng Hạ nghị sĩ của tiểu bang là bao nhiêu) và “một đa số các bang sẽ cần thiết để bầu chọn tổng thống”.
Trong khi đảng Dân chủ chiếm đa số đáng kể về số lượng ghế tại toàn bộ Hạ viện Mỹ, thì ở cấp bang đảng Cộng hòa lại đang giữ đa số tại 26/50 tiểu bang – vừa đủ để chọn một tổng thống. Nhưng điều đó cũng nói lên rằng, con số này có thể dễ dàng thay đổi. Ở nhiều tiểu bang, một bên chỉ kiểm soát nhiều hơn một hoặc hai ghế so với bên kia. Vì thế nếu một số ít thành viên Hạ viện bị mất năng lực do dịch Covid, điều đó có khả năng làm thay đổi kết quả bỏ phiếu của Hạ viện để chọn tổng thống.
Trong tình huống không có thành viên nào của Đại cử tri đoàn được chỉ định, Hạ viện không thể lựa chọn tổng thống vì Tu chính án thứ 12 yêu cầu cơ quan lập pháp này phải chọn gương mặt trong số ba ứng cử viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất.
Bau cu My lieu co bi huy vi Covid-19 va chuyen gi se xay ra?-Hinh-4
 Người dân xếp hàng mua đồ tại siêu thị ở Los Angeles, Mỹ trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tu chính án thứ 20, “nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào trưa ngày 20/1 và nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ kết thúc vào buổi trưa ngày thứ ba của tháng 1 (ngày 3/1)”. Vì vậy, nếu không có ai được bầu thay thế các quan chức này, hai ông Trump và Pence cũng sẽ không còn quyền lực khi nhiệm kỳ kết thúc vào trưa 20/1/2021. Toàn bộ thành viên Hạ viện và 1/3 thành viên Thượng viện cũng không còn tại nhiệm vào ngày 3/1.