Tổng thống Trump phê chuẩn tấn công Iran, nhưng bất ngờ rút quyết định

Theo New York Times, Tổng thống Trump đã chấp thuận tấn công quân sự Iran sau khi nước này bắn rơi máy bay không người lái Mỹ, nhưng bất ngờ rút lại quyết định ngay sáng nay.

New York Times cho biết tới tận 19h ngày 20/6 giờ Washington (sáng nay theo giờ VN), các quan chức cấp cao trong chính quyền và quân đội đã chờ đợi một cuộc tấn công quân sự sau những tranh luận căng thẳng tại Nhà Trắng giữa các quan chức an ninh hàng đầu của tổng thống và lãnh đạo quốc hội.
Máy bay trên không, tàu chiến vào vị trí
Các quan chức cho biết Tổng thống Trump ban đầu đã phê chuẩn kế hoạch tấn công một số mục tiêu của Iran như hệ thống radar và bệ phóng tên lửa.
Chiến dịch thực tế đã bắt đầu triển khai bước đầu với máy bay ở trên không và tàu chiến vào vị trí.
Tuy nhiên, quyết định này bất ngờ được rút lại vào buổi tối. Nếu diễn ra, đây sẽ là hành động quân sự thứ 3 của ông Trump ở Trung Đông kể từ khi nhậm chức. Trước đó, tổng thống Mỹ đã hai lần ra lệnh tấn công vào các mục tiêu ở Syria vào các năm 2017 và 2018.
Tong thong Trump phe chuan tan cong Iran, nhung bat ngo rut quyet dinh
 Iran và Mỹ mâu thuẫn nhau về vị trí máy bay do thám bị bắn hạ. Đồ họa: New York Times.
Vẫn chưa rõ nguyên nhân sự thay đổi đột ngột này là vì ông Trump đổi ý hay Washington chưa sắp xếp được các yếu tố hậu cần hoặc chiến lược.
Cũng chưa rõ liệu kế hoạch tấn công có được tiếp tục hay không. Khi được hỏi về kế hoạch tấn công và quyết định tạm hoãn kế hoạch này, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận.
Không có quan chức chính quyền nào yêu cầu New York Times không đưa tin về việc này (trong trường hợp ảnh hưởng an ninh quốc gia).
Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền, kế hoạch tấn công là đòn đáp trả vụ máy bay do thám không người lái trị giá 130 triệu USD của Mỹ bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không Iran vào rạng sáng 20/6.
Cuộc tấn công được lên kế hoạch diễn ra vào lúc ngay trước bình minh ngày thứ sáu (21/6) ở Iran để giảm thiểu tối đa rủi ro với lực lượng quân đội và dân thường.
Hoãn ít nhất tạm thời
Tuy nhiên, các quan chức quân đội nhận được thông báo ngắn gọn sau đó về việc hoãn vụ tấn công, ít nhất là tạm thời.
Khả năng tấn công trả đũa Iran lởn vởn suốt ngày 20/6 ở Washington. Quan chức hai nước tiếp tục cáo buộc lẫn nhau về vị trí của chiếc máy bay khi nó bị bắn rơi bởi tên lửa đất đối không của Iran.
Các cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump cũng chia rẽ trong việc có hay không tấn công trả đũa.
Tong thong Trump phe chuan tan cong Iran, nhung bat ngo rut quyet dinh-Hinh-2
Ông Trump trong cuộc họp với các cố vấn hôm 20/6 tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng. Ảnh: Reuters. 
Nguồn tin của New York Times cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Giám đốc CIA Gina Haspel là những người ủng hộ hành động quân sự.
Thế nhưng, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cảnh báo hành động như vậy có thể dẫn đến vòng xoáy leo thang xung đột và rủi ro với các lực lượng Mỹ ở khu vực.
Các lãnh đạo quốc hội đã được các quan chức chính phủ báo cáo ngắn gọn về tình hình trong Phòng Tình huống.
Sau cuộc họp với các quan chức chính quyền trong Phòng Tình huống, các lãnh đạo Dân chủ ở quốc hội đã thúc giục ông Trump tìm cách giảm căng thẳng hiện tại. Họ kêu gọi tổng thống cần có sự cho phép của quốc hội trước khi thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết: "Đây là một tình huống nguy hiểm. Chúng ta đang phải đối phó với một quốc gia vốn là nhân tố xấu trong khu vực. Chúng ta không có một ảo tưởng nào về Iran với những vụ vận chuyển tên lửa đạn đạo của họ, với việc họ ủng hộ ai ở khu vực, và với những thứ khác".
Việc chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ đã làm khủng hoảng thêm mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng giữa Mỹ và Iran sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Tehran đứng đằng sau những vụ tấn công gần đây vào các tàu chở dầu đi quan eo biển Hormuz, tuyến đường thủy huyết mạch với phần lớn lượng dầu mỏ trên thế giới.
Việc Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ dường như tạo điều kiện để một số quan chức trong chính quyền Mỹ ủng hộ một động thái quân sự. Những người này từ lâu đã mong muốn có một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Tehran do cáo buộc ủng hộ khủng bố và có các hành vi khác gây bất ổn ở khu vực.

Chưa kịp tới Mỹ, người nhập cư đã bị “chặn đứng” tại Mexico

(Kiến Thức) - Mexico tiếp tục thực hiện những biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư vượt biên trái phép vào Mỹ qua nước này.

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico
 Hãng thông tấn Reuters đưa tin, Mexico đã siết chặt an ninh ở khu vực biên giới phía nam nước này với Guatemala theo một phần thỏa thuận với Mỹ, sau khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hoá Mexico nếu họ không ngăn chặn được dòng người nhập cư trái phép vượt biên vào Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters)

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-2
 Theo thỏa thuận được ký kết vào đầu tháng 6/2019, Mexico đồng ý tiếp nhận những người nhập cư đến từ Trung Mỹ đang nộp đơn xin tị nạn vào Mỹ cho đến khi Tòa án Mỹ giải quyết trường hợp của họ.

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-3
 Ngoài ra, Mexico cũng cam kết triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia đến biên giới phía nam để ngăn dòng người di cư qua nước này sang đất Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ không áp thuế lên hàng hóa Mexico.

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-4
Được biết, những người di cư qua Mexico tới Mỹ chủ yếu là công dân các quốc gia vùng Trung Mỹ. Họ tìm cách đến với "vùng đất hứa" để chạy trốn nghèo đói và bạo lực trong nước. 

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-5
 Viện Di trú Quốc gia Mexico (INM) mới đây cho biết, gần 800 công dân nước ngoài không có giấy tờ tùy thân đã được phát hiện trong 4 chiếc xe tải ở phía đông bang Veracruz.

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-6
Ngày 18/6, Tổng thống Trump ca ngợi Mexico làm tốt nhiệm vụ trong việc ngăn người di cư vượt biên vào Mỹ. 

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-7
 Binh sĩ Mexico đứng gác tại Ciudad Juarez  ngày 16/6 trong chiến dịch ngăn chặn người nhập cư vượt biên trái phép vào Mỹ. 

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-8
 Các binh sĩ Mexico tuần tra cạnh hàng rào biên giới ở Ciudad Juarez. 

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-9
 Một số di dân bị tạm giữ ở Comitan, bang Chiapas, Mexico, ngày 16/6.

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-10
Một sĩ quan cảnh sát Mexico trao đổi với một nhóm người nhập cư bị chặn lại sau khi vượt sông Suchiate từ Tecun Uman, Guatemala, sang Ciudad Hidalgo, Mexico, ngày 16/6. 

Chua kip toi My, nguoi nhap cu da bi “chan dung” tai Mexico-Hinh-11
Cảnh sát Mexico đứng quan sát trên một con đường ở Tapachula, Mexico, ngày 14/6.

Hình ảnh đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Triều Tiên

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân đến thủ đô Bình Nhưỡng sáng 20/6, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên. Được biết, ông Tập là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên thăm Triều Tiên trong vòng 14 năm qua.

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viện đã đáp máy bay xuống thủ đô Bình Nhưỡng lúc 11h40 ngày 20/6 (giờ địa phương). Ảnh: News.cn. 

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-2
Lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trọng thể tại sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã trải thảm đỏ tiếp đón nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Twitter. 

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-3
 Ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên thăm Triều Tiên trong vòng 14 năm qua. Ảnh chụp màn hình.

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-4
 Chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Dự kiến, ông Tập sẽ lưu lại Triều Tiên trong hai ngày. Ảnh chụp màn hình.

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-5
 Theo đài truyền hình Trung Quốc CCTV, tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du này còn có Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì, cố vấn kinh tế Hà Lập Phong và các quan chức cấp cao khác. Ảnh chụp màn hình.

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-6
 Vào chiều 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chính thức bước vào cuộc gặp đối thoại ngoại giao giữa hai bên. Ảnh chụp màn hình.
Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-7
 Trong buổi hội đàm vào chiều 20/6, Chủ tịch Trung Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên dự kiến sẽ thảo luận về tình hình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Ảnh chụp màn hình.

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-8
 Trước đó, các chuyên gia Trung Quốc cũng nhận định, bán đảo Triều Tiên và tiến trình phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng sẽ là chủ đề chính trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên lần này của Chủ tịch Tập. Ảnh chụp màn hình.

Hinh anh dau tien Chu tich Trung Quoc Tap Can Binh den Trieu Tien-Hinh-9
 Hai nhà lãnh đạo Trung-Triều sau đó sẽ dự tiệc và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể được thưởng thức màn đồng diễn quen thuộc của Triều Tiên tại sân vận động Rungrado tối 20/6. Ảnh chụp màn hình.

Mời độc giả xem thêm video: Chủ tịch Trung Quốc thăm chính thức Triều Tiên (Nguồn: VTC1)

Thuyền trưởng Philippines bất ngờ "đổi giọng" vụ Trung Quốc đâm tàu cá

Thuyền trưởng tàu cá Gem-Ver hôm 19/6 bất ngờ đổi giọng về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Philippines ở Biển Đông sau cuộc họp kín với Bộ trưởng Nông nghiệp Emmanuel Piñol.

Đảo ngược phát ngôn trước đó, thuyền trưởng Junel Insigne nói ông không chắc liệu tàu Trung Quốc có cố tình đâm chìm tàu cá của Philippines tại bãi Cỏ Rong đêm 9/6 hay không. Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.