Tổng thống Trump chìm trong khủng hoảng, ai đang hưởng lợi trong bóng tối?

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence một mặt luôn tỏ ra trung thành và ca ngợi Tổng thống Donald Trump, mặt khác luôn giữ mình tránh xa những bê bối đang bủa vây Nhà Trắng.
 

Phó tổng thống Mike Pence nằm trong số những người đầu tiên, rất nhanh chóng, tuyên bố phủ nhận sự liên quan với bài Op-Ed đăng trên New York Times vào tuần trước - Tôi là một phần của sự chống đối. Bài viết, được cho là của một "quan chức cấp cao" trong chính quyền Tổng thống Donald Trump, hé lộ một âm mưu bên trong chính quyền nhằm cứu lấy nước Mỹ khỏi vị tổng thống bốc đồng.
Vị tổng thống trong bóng tối
Trong bài viết đăng trên CNN, hai tác giả Michael D'Antonio và Peter Eisner lập luận rằng dù phó tổng thống chắc chắn sẽ vượt qua bài kiểm tra nói dối, phương thức mà thượng nghị sĩ Rand Paul đề xuất để truy tìm tác giả bài viết, điều đó không có nghĩa ông Pence không có ảnh hưởng chút nào lên suy nghĩ của người viết.
D'Antonio và Eisner là tác giả của quyển sách mới ra, The Shadow President: The Truth About Mike Pence (tạm dịch: Vị tổng thống trong bóng tối: Sự thật về Mike Pence).
Tong thong Trump chim trong khung hoang, ai dang huong loi trong bong toi?
Bài viết đăng trên New York Times đã khiến tổng thống nổi giận trong khi các quan chức cấp cao, bao gồm cả ông Pence, thi nhau phủ nhận việc mình đã viết bài. Ảnh: AFP. 
Bài viết gây chấn động trên New York Times nói rằng nhiều thành viên trong nội các đang cân nhắc việc kích hoạt Tu chính án thứ 25 trong Hiến pháp Mỹ để tuyên bố tổng thống là người không phù hợp với chức vụ, từ đó thay thế ông bằng phó tổng thống. Đó chính xác là "cuộc đảo chính mềm" mà một số người đang nói đến.
Dù viễn cảnh đó khó xảy ra, phản ứng của ông Trump đối với Người giấu mặt như việc yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions mở cuộc điều tra về tác giả có thể khiến ông ngày càng cư xử theo hướng cô lập những người ủng hộ trong đảng Cộng hòa và nhóm cử tri thân thiết.
Sự ra đi của tổng thống, dù bằng việc bị luận tội hay phương thức nào, cũng mở ra cánh cửa cho phó tổng thống bước vào Phòng Bầu dục.
D'Antonio và Eisner lý giải rằng, nguy cơ về cuộc khủng hoảng có thể kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vốn nhiều bê bối của ông Trump chính là lời giải thích cho việc Phó tổng thống Pence luôn dùng những lời hoa mỹ để ca ngợi vị tổng thống ồn ào nhưng cũng giữ cho bản thân tránh xa những khoảnh khắc khủng hoảng.
Ông dịch chuyển qua lại giữa sự ngợi ca tổng thống và vắng mặt đến đáng chú ý, các tác giả trên CNN cho rằng phó tổng thống đã tạo dựng được cả một hồ sơ để biến bản thân thành người vô can và phù hợp để làm người kế vị Trump, trong trường hợp ông Trump phải rời khỏi chức vụ sớm hơn hạn định.
Người thay thế sáng giá?
Quyển sách mới của D'Atonio và Eisner nhận định rằng Pence là người có ảnh hưởng to lớn đối với chính quyền hiện tại và cả đảng Cộng hòa. Chỉ riêng trong nội các của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos và Bộ trưởng Dịch vụ Y tế và Con người Alex Azar đều là người dưới trướng phó tổng thống trước khi họ tham gia chính quyền.
Thông qua sự trợ giúp của Hội đồng nước Mỹ Vĩ đại, ủy ban hành động chính trị mà Pence thành lập không lâu sau khi nhậm chức, phó tổng thống đang xây dựng một mạng lưới nhân sự trải dài cả 2 bờ nước Mỹ có thể triển khai để hỗ trợ nhiệm kỳ tổng thống, nếu xảy đến, của ông.
Một người nữa cũng đã phủ nhận viết bài trên New York Times là Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats, một người đàn ông tỉnh táo và có thể khiến tổng thống phải e dè. Tương tự phó tổng thống, ông Coats là người đến từ bang Indiana, cùng Pence chia sẻ một thời gian làm việc dài, bao gồm cả những vụ lùm xùm có dính đến những người giấu mặt.
Trong chiến dịch chạy đua thất bại của ông Pence vào quốc hội vào năm 1990, nhân viên trong văn phòng thượng nghị sĩ của ông Coats khi đó được cho là đã bí mật tạo lập một nhóm người địa phương giả tạo, tung ra những cáo buộc giả nhằm vào đối thủ của ông Pence khi đó là ông Phil Sharp.
Người đạo diễn vụ việc về sau bị sa thải sau khi ông Coats yêu cầu một cuộc điều tra. Cả hai người, Coats và Pence đều nói rằng họ không biết gì về âm mưu đó.
Tong thong Trump chim trong khung hoang, ai dang huong loi trong bong toi?-Hinh-2
Phó tổng thống Pence luôn dành những lời ca ngợi cho Tổng thống Trump, bất chấp các lùm xùm xung quanh ông. Ảnh: AFP. 
Các tác giả nhận định ông Coats lúc này, với vai trò là quan chức an ninh hàng đầu nước Mỹ, có thể cũng chia sẻ nhiều quan ngại với tác giả bài Op-Ed.
"Trước công chúng và ở nơi riêng tư Tổng thống Trump tỏ ra yêu thích những nhà kỹ trị và độc tài, như Tổng thống Nga Vladimir Putin hay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, trong khi không có chút trân trọng thật lòng với những mối liên kết đã gắn bó chúng ta với những quốc gia đồng minh và có cùng tư tưởng".
Bên cạnh những nỗi lo lắng về chính sách quốc tế đó, bài viết trên New York Times còn chỉ trích các tổng thống đã làm xói mòn các giá trị mà đảng Cộng hòa theo đuổi như tự do thương mại và ngôn luận.
Về câu chữ, bài viết có sử dụng từ "sao Bắc đẩu", vốn là từ thường được Phó Tổng thống Pence dùng trong các bài phát biểu hồi năm 2001. "Sao Bắc đẩu" kéo theo nghi vấn rằng bài viết nếu không phải do phó tổng thống viết thì có thể đến từ một người của văn phòng phó tổng thống và có liên quan đến việc chắp bút cho các diễn văn của ông.
Tong thong Trump chim trong khung hoang, ai dang huong loi trong bong toi?-Hinh-3
Trong thời gian tổng thống chìm trong khủng hoảng, phó tổng thống được cho vẫn giữ vững được sự ủng hộ trong cử tri. Ảnh: AFP. 
Nhưng tâm điểm trong bài viết trên New York Times là về sự vi phạm đạo đức.
"Cội rễ của vấn đề là sự phi đạo đức của tổng thống. Bất kỳ ai làm việc với ông cũng biết rằng ông ấy không bị ràng buộc bởi bất kỳ nguyên tắc tối thượng nào trong việc ra các quyết định", theo Người giấu mặt.
Những người đi theo phó tổng thống trong một thời gian dài sẽ quen thuộc với góc nhìn này. Là một người đàn ông điềm tĩnh và sùng đạo, "Pence được định hình là một đối trọng với vị tổng thống bốc đồng và báng bổ", theo bài viết trên CNN. Đối với nhiều cử tri, ông là một dạng đảm bảo, trấn an cử tri rằng ông sẽ không cho phép tổng thống làm gì quá cực đoan. Và trong trường hợp Nhà Trắng có người đứng đầu mới, đất nước sẽ được trao vào một đôi tay vững chãi.
Bài viết kết luận rằng trong vai trò của một phó tổng thống trung thành nhưng hay vắng mặt, ông Pence sẽ giữ được cả sự ủng hộ trong cử tri, đảm bảo sẽ không có sự bất đồng lớn nào trong trường hợp ông kế nhiệm tổng thống. Sự điềm tĩnh sẽ chiếm ưu thế và không có bằng chứng nào cho thấy ông liên quan đến Phe Chống đối, theo 2 tác giả D'Antonio và Eisner.

Tổng thống Mỹ nào từng bị luận tội khi đang tại nhiệm?

(Kiến Thức) - Trong lịch sử 242 năm của nước Mỹ, với 45 đời tổng thống thì trong đó chỉ có duy nhất ba đời Tổng thống Mỹ từng bị luận tội và một trong số đó quyết định từ chức trước khi có kết quả bỏ phiếu luận tội.

Tong thong My nao tung bi luan toi khi dang tai nhiem?
Khi chính trường Mỹ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết trước một loạt các thông tin cáo buộc Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ Donald Trump đang có các quyết định đi ngược lại lợi ích của nước Mỹ, gian lận và có mối quan hệ mờ ám với Nga, khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi liệu Tổng thống Trump có bị luận tội trước các bê bối do ông gây ra kể từ ra khi tranh cử Tổng thống Mỹ cho đến. Ảnh: The Nation. 

17 năm sau vụ khủng bố 11/9: 1.000 nạn nhân chưa được định danh

Ngày qua ngày, các chuyên gia giám định tại Mỹ lặp đi lặp lại một quy trình hàng chục lần để xác định danh tính của các nạn nhân trong vụ khủng bố ở Tòa tháp đôi ngày 11/9/2001.

17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh

Vụ khủng bố 11/9 là vết sẹo mãi mãi thay đổi nước Mỹ và cả thế giới. Trong tích tắc, gần 3.000 người cùng 19 kẻ khủng bố tàn ác thiệt mạng. 17 năm sau, hơn 1.100 nạn nhân của vụ khủng bố tại Trung tâm Thương mại Thế giới vẫn chưa được xác định danh tính. Tại phòng giám định ở New York, nhóm chuyên gia vẫn tiếp tục nỗ lực định danh hài cốt. Ngày qua ngày, họ lặp đi lặp lại một quy trình hàng chục lần. Ảnh: AFP.

17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-2
Ban đầu, họ giám định mảnh xương được tìm thấy trong đống đổ nát của Tòa tháp đôi, nhưng chưa thể khớp được với DNA. Hài cốt sau đó được nghiền mịn, trộn với chất hóa học để tách DNA. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công. “Xương là vật liệu sinh học khó nhất để xét nghiệm”, Mark Desire, phó giám đốc pháp y tại cơ quan khám nghiệm New York, cho biết. “Không chỉ vậy, khi chúng tiếp xúc với những yếu tố khác ở khu vực phát nổ như lửa, nấm mốc, vi khuẩn, ánh sáng mặt trời và xăng dầu, tất cả những thứ này phá hủy ADN. Vậy nên, bạn chỉ có lượng mẫu ADN rất nhỏ”. Ảnh: AFP. 
17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-3

Chỉ một bộ phận trong phòng nghiên cứu là dành cho công tác xác minh vụ 11/9. Cơ quan này ngoài ra còn chịu trách nhiệm khám nghiệm pháp y cho nhiều vụ giết người và mất tích. Trong ảnh, khay đựng mẫu DNA tại phòng giám định pháp y ở New York. Ảnh: Reuters.

17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-4
Hồi tháng 7, sau gần một năm không tiến triển, phòng thí nghiệm đã có thể đưa thêm một cái tên nữa vào danh sách. Đó là Scott Michael Johnson, nhà phân tích tài chính 26 tuổi, làm việc ở tầng 89 tháp phía nam. “Tôi rất mừng. Chúng tôi được đào tạo để giữ cho mình không bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi cũng bị tác động. Vụ việc này ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo một cách nào đó. Dù vậy, tôi cố gắng làm việc chuyên nghiệp và mang đến sự yên lòng cho các gia đình”, nhà tội phạm học Veronica Cano chia sẻ. Ảnh: Reuters.  
17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-5

Nhóm chuyên gia làm công tác xác định danh tính nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 làm việc trong văn phòng cách Ground Zero (vị trí tòa tháp bị phá hủy) 2 km. Ảnh: AP. 

17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-6
22.000 mẫu hài cốt còn sót lại ở hiện trường đều đã được giám nghiệm, một số còn được xét nghiệm tới 10-15 lần. Dù vậy, tới nay, chỉ 1.642 người trong 2.753 nạn nhân thiệt mạng được định danh. Quá trình xác minh 1.111 người còn lại vẫn đang tiếp tục. Nhiều năm trôi qua không tiến triển nhưng các nhân viên giám định không bỏ cuộc. “Quy trình giám định giống như phương pháp chúng tôi có từ năm 2001, nhưng chúng tôi đã có thể nâng cấp quá trình thực hiện từng bước”, ông Desire nói. Ảnh: AP. 
17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-7
Người thân của nạn nhân thỉnh thoảng ghé qua phòng giám định. “Thật khó để không cảm thấy xúc động bởi những cái ôm và lời cảm ơn. Điều đó rất đáng quý vì tôi cảm thấy mình đang làm được điều tốt cho ai đó”, bà Cano nói. Ảnh: AP. 
17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-8
Gia đình nạn nhân đóng vai trò quan trọng bởi chỉ qua so sánh DNA của thi hài với mẫu cung cấp bởi người thân thì danh tính nạn nhân mới được xác định. Văn phòng pháp y hiện có 17.000 mẫu DNA nhưng khoảng 100 nạn nhân không có mẫu nào trùng khớp. Nỗ lực xác định danh tính của những nạn nhân này dường như đều vô ích. Ảnh: Reuters. 
17 nam sau vu khung bo 11/9: 1.000 nan nhan chua duoc dinh danh-Hinh-9
Gia đình nạn nhân được thông báo về tin tức người thân thiệt mạng theo cách họ muốn. “Khi được thông báo, bạn cảm giác như mình được đưa trở về ngày đó và hồi tưởng cách họ chết bi thảm. Nhưng thông báo này đồng thời lại an ủi rằng bạn có thể chôn cất người thân yêu một cách tử tế”, Mary Fetchet chia sẻ. Bà mất con trai 24 tuổi khi tòa tháp sụp đổ. Bà Fetchet sau đó đồng sáng lập một nhóm hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi vụ 11/9 và nhiều bi kịch khác. Ảnh: Getty.