Tổng thống Putin: Sẽ tới lúc Nga kết thúc sứ mệnh tại Syria

Trong chương trình giao lưu trực tuyến trên truyền hình tổ chức ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ về khoảng thời gian binh sĩ Nga rút khỏi Syria.
 

Theo báo Aljazeera, trả lời trên sóng truyền hình, Tổng thống Putin cho biết Nga chưa có bất kỳ kế hoạch nào rút quân khỏi Syria, song nước này cũng không tính xây dựng các cơ sở vĩnh viễn tại đây.
“Quân đội Nga sẽ ở Syria cho đến khi nào lợi ích của Nga vẫn còn và cũng để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của chúng tôi. Chúng tôi không xây dựng các cơ sở dài hạn tại đây. Và nếu thấy cần thiết, chúng tôi có thể rút binh sĩ về một cách nhanh chóng mà không bị bất kỳ thiệt hại nào về mặt vật chất”, Tổng thống Putin nêu rõ.
Phóng viên xem trực tiếp buổi giao lưu trực tuyến của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Phóng viên xem trực tiếp buổi giao lưu trực tuyến của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters 
Trước đó, vào tháng 12/2017, Tổng thống Putin đã bất ngờ thăm Căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở tỉnh Latakia và ra lệnh rút quân khỏi Syria với lý do "sứ mệnh đã hoàn thành". Tổng thống Putin đã yêu cầu giảm một phần các đơn vị không quân hỗn hợp tại Căn cứ Hmeymim. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nga vẫn duy trì một lực lượng thường trực tại căn cứ này, chứ không rút hết quân như nhiều người tưởng tượng.
Tổng thống Putin còn nhận định cuộc chiến Syria là một “trải nghiệm độc đáo” đối với quân đội Nga.
“Đầu tiên, việc điều lực lượng vũ trang của chúng ta tới chiến trường đó… là một cơ hội đặc biệt để tăng cường năng lực quân đội Nga. Không có một cuộc tập trận nào đem lại lợi ích giống như tình trạng thực chiến”, Tổng thống Putin giải thích.
Khi được hỏi về nguy cơ xảy ra "Chiến tranh thế giới thứ ba", Tổng thống Putin nói rằng nên ngăn chặn mối đe dọa chấm dứt nền văn minh nhân loại, đồng thời ông cáo buộc Mỹ có nhiều động thái khiêu khích.
"Mối đe dọa từ sự hủy diệt lẫn nhau luôn tiết chế các bên tham gia đấu trường quốc tế, ngăn chặn các cường quốc quân sự hàng đầu có những động thái nóng vội và buộc các bên tham gia tôn trọng lẫn nhau. Việc Mỹ rút khỏi các hiệp định về tên lửa là một sự mưu hại chấm dứt trạng thái cân bằng chiến lược. Chúng tôi sẽ phản ứng trước động thái đó", Tổng thống Putin dứt khoát.
Điện Kremlin lần đầu triển khai các đợt không kích tại Syria từ tháng 9/2015 theo lời đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Đọ tài "thao lược" của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore khiến Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đang trở thành tâm điểm của thế giới. Cùng nhìn lại dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp "chính trị" của hai nhà lãnh đạo nổi tiếng này. 

Tổng thống Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ suốt hơn một năm qua, ông chủ Nhà Trắng đã ký nhiều sắc lệnh và đưa ra những quyết định khiến cả thế giới thay đổi. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ suốt hơn một năm qua, ông chủ Nhà Trắng đã ký nhiều sắc lệnh và đưa ra những quyết định khiến cả thế giới thay đổi.  Ảnh: FT.

Trong thông báo mới đây sau 500 ngày làm tổng thống của ông Trump, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng như trách nhiệm của nước Mỹ". Ảnh: FT.
 Trong thông báo mới đây sau 500 ngày làm tổng thống của ông Trump, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump  đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng như trách nhiệm của nước Mỹ".  Ảnh: FT.

Nhà Trắng cũng khẳng định những thành tựu về kinh tế và chính trị mà nước này đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: FT.
 Nhà Trắng cũng khẳng định những thành tựu về kinh tế và chính trị mà nước này đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.  Ảnh: FT.

“Nền kinh tế (Mỹ) mạnh mẽ hơn, người dân lạc quan hơn, và hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Cũng có một số thành tựu chính sách ngoại giao lớn. Tôi nghĩ mối quan hệ với vài nhà lãnh đạo nước ngoài đã được tăng cường”, phát ngôn viên Sarah nói. Ảnh: FT.
 “Nền kinh tế (Mỹ) mạnh mẽ hơn, người dân lạc quan hơn, và hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Cũng có một số thành tựu chính sách ngoại giao lớn. Tôi nghĩ mối quan hệ với vài nhà lãnh đạo nước ngoài đã được tăng cường”, phát ngôn viên Sarah nói. Ảnh: FT.

Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. Ảnh: FT. 

Đáng chú ý nhất trong thời gian cầm quyền của ông Trump đến thời điểm hiện tại có thể nói là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới tại Singapore, nơi Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ảnh: Sky News.
Đáng chú ý nhất trong thời gian cầm quyền của ông Trump đến thời điểm hiện tại có thể nói là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới tại Singapore, nơi Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ảnh: Sky News. 

"Ông Trump đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế", trích thông báo của Nhà Trắng. Ảnh: FT.
"Ông Trump đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế", trích thông báo của Nhà Trắng. Ảnh: FT.

Với những động thái tích cực gần đây của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đang trở nên nổi bật trong giới nguyên thủ quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-il qua đời và ông Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Với những động thái tích cực gần đây của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đang trở nên nổi bật trong giới nguyên thủ quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-il qua đời và ông Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Sau khi kế nhiệm, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực. Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: News Nation.
 Sau khi kế nhiệm, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực. Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Ảnh:  News Nation.
Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ông cần phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ, trước hết là với Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ảnh: BI.
 Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ông cần phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ, trước hết là với Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ảnh: BI.
Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, ông Kim Jong-un đã hai lần tới thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay vào hồi tháng 5/2018, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên "đề cao" Trung Quốc và muốn nước này đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
 Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, ông Kim Jong-un đã hai lần tới thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay vào hồi tháng 5/2018, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên "đề cao" Trung Quốc và muốn nước này đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Ảnh: Reuters.
 Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Ảnh: Reuters.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tích cực "cải thiện" quan hệ với Hàn Quốc. Chỉ trong vòng một tháng, ông Kim Jong-un đã có hai cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 và 26/5. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tích cực "cải thiện" quan hệ với Hàn Quốc. Chỉ trong vòng một tháng, ông Kim Jong-un đã có hai cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 và 26/5. Ảnh: Reuters.

Và có thể nói, với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Trump tại Singapore vào ngày 12/6, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế của một nhà lãnh đạo ở trung tâm "sân khấu" chính trị thế giới. Ảnh: Chin Journal.
 Và có thể nói, với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Trump tại Singapore vào ngày 12/6, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế của một nhà lãnh đạo ở trung tâm "sân khấu" chính trị thế giới. Ảnh: Chin Journal.

Mời độc giả xem thêm video: Thượng đỉnh Mỹ-Triều "gọi tên" Singapore (Nguồn: VTC14)

Quân đội Syria ra “tối hậu thư” cho khủng bố tại Idlib

(Kiến Thức) - Quân đội Syria mới đây đã đưa ra “tối hậu thư” cho các nhóm phiến quân ở miền bắc Idlib, yêu cầu các tay súng khủng bố này phải hạ vũ khí và đầu hàng lực lượng chính phủ Damascus.

Theo hãng Fars (Iran) đưa tin, Quân đội Syria ngày 28/5 đã đưa ra “tối hậu thư” cho các nhóm phiến quân ở miền bắc Idlib, yêu cầu các tay súng khủng bố phải hạ vũ khí và đầu hàng lực lượng chính phủ Damascus. Ảnh: Almanar.
Theo hãng Fars (Iran) đưa tin, Quân đội Syria ngày 28/5 đã đưa ra “tối hậu thư” cho các nhóm phiến quân ở miền bắc Idlib, yêu cầu các tay súng khủng bố phải hạ vũ khí và đầu hàng lực lượng chính phủ Damascus. Ảnh: Almanar. 

“Trực thăng của Quân chính phủ Syria đã thả hàng nghìn tờ truyền đơn xuống các ngôi làng và khu vực ở miền bắc Idlib, trong đó có al-Dana và Sarmada, yêu cầu các tay súng khủng bố hạ vũ khí và tham gia vào quá trình tái hòa giải”, nguồn tin cho hay. Ảnh: FNA.
“Trực thăng của Quân chính phủ Syria đã thả hàng nghìn tờ truyền đơn xuống các ngôi làng và khu vực ở miền bắc Idlib, trong đó có al-Dana và Sarmada, yêu cầu các tay súng khủng bố hạ vũ khí và tham gia vào quá trình tái hòa giải”, nguồn tin cho hay. Ảnh: FNA. 

Được biết, Quân đội Syria đang lên kế hoạch mở chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Idlib để quét sạch các phần tử khủng bố ra khỏi khu vực này nếu chúng không đầu hàng sau khi qua “hạn chót”. Ảnh: Sputnik.
Được biết, Quân đội Syria đang lên kế hoạch mở chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Idlib để quét sạch các phần tử khủng bố ra khỏi khu vực này nếu chúng không đầu hàng sau khi qua “hạn chót”. Ảnh: Sputnik. 

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại Deir Ezzor, Quân đội Syria đã triển khai thêm binh sĩ và trang thiết bị quân sự tới khu vực phía đông tỉnh để mở đường cho chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm tới nhằm vào phiến quân IS trong khu vực. Ảnh: FNA.
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại Deir Ezzor, Quân đội Syria đã triển khai thêm binh sĩ và trang thiết bị quân sự tới khu vực phía đông tỉnh để mở đường cho chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm tới nhằm vào phiến quân IS trong khu vực. Ảnh: FNA.

“Một số lượng lớn binh sĩ và trang thiết bị quân sự đã được triển khai tới các căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus ở Đông Deir Ezzor. Giao tranh ác liệt giữa Quân đội Syria và nhóm IS cũng đang tiếp diễn tại Đông Badiyeh nằm giữa Tây Deir Ezzor và Đông Homs, nhiều chiến binh khủng bố đã bị tiêu diệt”, nguồn tin cho hay. Ảnh: Alalam.
“Một số lượng lớn binh sĩ và trang thiết bị quân sự đã được triển khai tới các căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus ở Đông Deir Ezzor. Giao tranh ác liệt giữa Quân đội Syria và nhóm IS cũng đang tiếp diễn tại Đông Badiyeh nằm giữa Tây Deir Ezzor và Đông Homs, nhiều chiến binh khủng bố đã bị tiêu diệt”, nguồn tin cho hay. Ảnh: Alalam. 

Truyền thông người Kurd cho hay, Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang đào tạo tổng cộng 3.000 tay súng phiến quân để điều động tới vùng Afrin ở Tây Bắc Aleppo. Ảnh: FNA.
 Truyền thông người Kurd cho hay, Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang đào tạo tổng cộng 3.000 tay súng phiến quân để điều động tới vùng Afrin ở Tây Bắc Aleppo. Ảnh: FNA.

Trong khi đó, Al Masdar News dẫn một nguồn tin quân sự ở Latakia cho hay, Quân đội Syria đã tiến hành các cuộc pháo kích dữ dội và cố gắng “đuổi” Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi tỉnh này. Ảnh: AMN.
 Trong khi đó, Al Masdar News dẫn một nguồn tin quân sự ở Latakia cho hay, Quân đội Syria đã tiến hành các cuộc pháo kích dữ dội và cố gắng “đuổi” Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi tỉnh này. Ảnh: AMN.

Còn tại Hama, các đơn vị pháo binh và tên lửa của Syria oanh kích dữ dội nhằm vào những khu vực do nhóm khủng bố kiểm soát ở phía bắc tỉnh, qua đó phá hủy nhiều căn cứ của bọn chúng. Ảnh: FNA.
 Còn tại Hama, các đơn vị pháo binh và tên lửa của Syria oanh kích dữ dội nhằm vào những khu vực do nhóm khủng bố kiểm soát ở phía bắc tỉnh, qua đó phá hủy nhiều căn cứ của bọn chúng. Ảnh: FNA.

Cũng trong ngày 28/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Lavrov cho biết, phiến quân IS đang đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Al-Tanf hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Quân đội Mỹ và lực lượng do Washington hậu thuẫn. Ảnh: AMN.
 Cũng trong ngày 28/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Lavrov cho biết, phiến quân IS đang đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Al-Tanf hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Quân đội Mỹ và lực lượng do Washington hậu thuẫn. Ảnh: AMN.

“Ngày tàn” của phiến quân IS ở Đông Nam Syria

(Kiến Thức) - Quân đội Syria và các chiến binh của phong trào Hezbollah đã khởi động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm “xóa sổ” các căn cứ của phiến quân IS ở khu Badiya al-Sham, phía đông nam nước này.

Theo Al Masdar News, sáng 7/6, Quân đội Syria cùng lực lượng Hezbollah bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các căn cứ của phiến quân IS ở vùng nông thôn phía đông tỉnh Sweida. Ảnh: AMN.
Theo Al Masdar News, sáng 7/6, Quân đội Syria cùng lực lượng Hezbollah bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các căn cứ của phiến quân IS ở vùng nông thôn phía đông tỉnh Sweida. Ảnh: AMN. 

“Quân đội Syria và lực lượng đồng minh đã giành thắng lợi lớn trước nhóm khủng bố IS, giải phóng các khu Al-Ashrafiyah, Al-Mushayrifah, Rahbat Mushayrifah và Awra trong vùng Badiya al-Sham”, nguồn tin cho hay. Ảnh: SF.
 “Quân đội Syria và lực lượng đồng minh đã giành thắng lợi lớn trước nhóm khủng bố IS, giải phóng các khu Al-Ashrafiyah, Al-Mushayrifah, Rahbat Mushayrifah và Awra trong vùng Badiya al-Sham”, nguồn tin cho hay. Ảnh: SF.

Trước cuộc tấn công như “vũ bão” của lực lượng chính phủ Damascus, các tay súng IS buộc phải rút lui về phía đông vào trong khu vực sa mạc Syria rộng lớn. Ảnh: AMN.
Trước cuộc tấn công như “vũ bão” của lực lượng chính phủ Damascus, các tay súng IS buộc phải rút lui về phía đông vào trong khu vực sa mạc Syria rộng lớn. Ảnh: AMN. 

Trước đó, theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria đã triển khai thêm hàng trăm binh sĩ và trang thiết bị quân sự hạng nặng tới đồi Ashhib và Tây Salman ở Đông Bắc Sweida nhằm chuẩn bị cho chiến dịch “xóa sổ” IS ở vùng Badiya al-Sham. Ảnh: FNA.
Trước đó, theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria đã triển khai thêm hàng trăm binh sĩ và trang thiết bị quân sự hạng nặng tới đồi Ashhib và Tây Salman ở Đông Bắc Sweida nhằm chuẩn bị cho chiến dịch “xóa sổ” IS ở vùng Badiya al-Sham. Ảnh: FNA. 

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Quân đội Syria đã đập tan một cuộc tấn công của phiến quân IS tại Deir Ezzor, gây tổn thất nặng nề cho nhóm khủng bố này. Ảnh: FNA.
Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Quân đội Syria đã đập tan một cuộc tấn công của phiến quân IS tại Deir Ezzor, gây tổn thất nặng nề cho nhóm khủng bố này. Ảnh: FNA.
Tại Idlib, hàng trăm tay súng phiến quân bỏ mạng trong các cuộc giao tranh những tuần gần đây. Ảnh: FNA.
Tại Idlib, hàng trăm tay súng phiến quân bỏ mạng trong các cuộc giao tranh những tuần gần đây. Ảnh: FNA. 
Ở miền bắc Syria, một đoàn xe quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có hàng chục xe bọc thép, đã tiến vào thị trấn al-Artab (Aleppo) từ tuyến đường Kafr Lousin ở Bắc Ildib. Ảnh: FNA.
 Ở miền bắc Syria, một đoàn xe quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có hàng chục xe bọc thép, đã tiến vào thị trấn al-Artab (Aleppo) từ tuyến đường Kafr Lousin ở Bắc Ildib. Ảnh: FNA.

Trong khi đó, lần đầu tiên trong tháng này, Không quân Nga đã tiến hành cuộc không kích dữ dội nhằm vào các căn cứ của các nhóm phiến quân ở vùng ngoại ô phía tây bắc Aleppo. Ảnh: AMN.
 Trong khi đó, lần đầu tiên trong tháng này, Không quân Nga đã tiến hành cuộc không kích dữ dội nhằm vào các căn cứ của các nhóm phiến quân ở vùng ngoại ô phía tây bắc Aleppo. Ảnh: AMN.

“Chiến đấu cơ Su-34 của Nga đã dội bom xuống các căn cứ của phiến quân ở vùng ngoại ô Al-Layramoun và Kafr Hamra”, AMN dẫn nguồn tin cho hay. Ảnh: SF.
“Chiến đấu cơ Su-34 của Nga đã dội bom xuống các căn cứ của phiến quân ở vùng ngoại ô Al-Layramoun và Kafr Hamra”, AMN dẫn nguồn tin cho hay. Ảnh: SF. 

Theo South Front, các cuộc không kích của Nga nhằm đáp trả những vụ pháo kích của phiến quân HTS nhằm vào các quận phía bắc thành phố Aleppo những ngày gần đây. Ảnh: SF.
Theo South Front, các cuộc không kích của Nga nhằm đáp trả những vụ pháo kích của phiến quân HTS nhằm vào các quận phía bắc thành phố Aleppo những ngày gần đây. Ảnh: SF.