Tóm gọn nhóm đối tượng chuyên dùng Exciter trộm xe SH

(Kiến Thức) - Cơ quan cơ quan CSĐT - công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa bắt giữ 2 đối tượng chuyên chuyên dùng Exciter trộm xe SH trên địa bàn thành phố gây bức xúc dư luận.

Theo đó, 2 đối tượng chuyên dùng Exciter trộm xe SH bị bắt giữ là Nguyễn Công Trường (SN 1996) và Nguyễn Tiến Quang (SN 2002, cùng trú thôn Xuân Dương, xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, Trường và Quang chuyên đi xe Exciter bịt biển số lang thang quanh địa bàn quận Hoàn Kiếm để trộm xe máy SH dựng trên vỉa hè, không có người trông giữ. 2 đối tượng này thường đi với nhau, mặc áo dài tay, đeo khẩu trang.
Khi phát hiện con mồi, một đối tượng xuống phá ổ khóa, đối tượng còn lại làm nhiệm vụ cảnh giới. Tổng cộng đã có 5 vụ mất xe SH trên địa bàn thủ đô.
Tom gon nhom doi tuong chuyen dung Exciter trom xe SH
 Hai đối tượng trộm SH tại cơ quan công an. (Ảnh ANTĐ)
Trước tình hình trên, cơ quan CSĐT - công an quận Hoàn Kiếm đã tổ chức vây bắt nhóm đối tượng trộm SH. Khoảng 12h15 ngày 4/5, trong lúc tuần tra, 1 tổ công tác phát hiện nhóm đối tượng đi Exciter như nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra hành chính.
Bị khám xét, các đối tượng xuống xe bỏ chạy song đã bị khống chế.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Công Trường và Nguyễn Tiến Quang đã khai nhận hành vi phạm tội. Toàn bộ số xe máy SH trộm cắp được đều được mang về Sóc Sơn tiêu thụ với giá từ 9 triệu đến 34 triệu đồng mỗi xe rồi chia tiền.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng vụ án.

Chuyên viên UBND TP HCM khởi kiện Sở TTTT

(Kiến Thức) - Phó Chánh Văn phòng Tòa án Nhân dân TP HCM đã ký giấy xác nhận thụ lý đơn của chuyên viên văn phòng UBND TP HCM khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Sở TTTT TP HCM.

Ngày 28/5, nguồn tin của PV Kiến Thức xác nhận, bà Trần Thị Thương, Phó Chánh Văn phòng Tòa án Nhân dân TP HCM đã ký giấy xác nhận nhận đơn của ông Quách Duy, khởi kiện quyết định xử phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở Thông tin - truyền thông TP HCM.
Chuyen vien UBND TP HCM khoi kien So TTTT
Văn phòng Tòa án Nhân dân TP HCM đã ký giấy xác nhận nhận đơn của ông Quách Duy, khởi kiện quyết định xử phạt hành chính của Chánh thanh tra Sở Thông tin - truyền thông TP HCM. 

Clip: Ô tô đi ngược chiều trên cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh

(Kiến Thức) - Mới đây, camera hành trình của một tài xế ghi lại được khoảnh khắc một chiếc xe ô tô BKS 22A - 094.70 màu đen thách thức tử thần khi chạy ngược chiều trên cao tốc Hải Phòng - Quảng Ninh.

 

 

Clip: Ô tô chạy ngược chiều trên cao tốc HP-QN (Nguồn: internet).


Chặn tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài là một trong những kiến nghị được đưa ra trong phiên làm việc của Quốc hội diễn ra ngày 27-5. Tại đây, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Chan tinh trang nguoi Viet tiep tay mua nha cho nguoi nuoc ngoai

Nhu cầu sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài đang tăng, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc - Ảnh: TH. 

Nhiều tồn tại, hạn chế liên quan tới đất đai tại đô thị đã được ông Thanh đưa ra. Cụ thể, đến nay vẫn còn 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Nam, Bến Tre và Cà Mau) chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các quy hoạch hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu.

Tại Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt khoảng 9% trong khi theo quy hoạch phải đạt 20-26% đối với đô thị trung tâm, 18-23% đối với đô thị vệ tinh, 16-20% cho các thị trấn; tỷ lệ đất bến bãi đỗ xe trên đất xây dựng đô thị phải đạt 3-4% nhưng thực tế chỉ đạt dưới 1%.

Ngoài ra, tình trạng bất cập liên quan tới việc triển khai các dự án BT, sử dụng đất quốc phòng, công trình văn hoá tâm linh cũng được ông Thanh đề cập.

Về việc người Việt Nam đứng tên mua nhà cho người nước ngoài, người đứng đầu Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội không nêu nhận định cũng như con số liên quan song đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Chính phủ cũng được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và có biện pháp xử lý cụ thể, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10 -2020).

Hiện nay, vẫn chưa có thống kê chính thức nào về tình trạng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Song, theo các công ty phân tích thị trường trong ngành, nhu cầu người nước ngoài mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam đang tăng rất mạnh.

Báo cáo năm ngoái của CBRE, công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại, cho thấy, người nước ngoài nói chung, đặc biệt là người Trung Quốc có sự quan tâm đặc biệt vào bất động sản tại tại TP.HCM trong 3 năm qua.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.

Khách Trung Quốc quan tâm tới bất động sản hạng sang, đặc biệt là tại TPHCM đang tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2016, những giao dịch căn hộ hạng sang thành công của CBRE tại TPHCM là người Trung Quốc chỉ chiếm 2%, năm 2017 là 4%, thì đến 9 tháng đầu 2018, tỷ lệ người mua có quốc tịch Trung Quốc tăng lên dẫn đầu chiếm đến 31%. Bên cạnh đó, CBRE nhận thấy càng ngày càng có nhiều sự quan tâm đến từ các khách mua chưa từng đặt chân tới thị trường Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, số căn hộ mà người nước ngoài được quyền sở hữu trong một tòa nhà chung cư bị giới hạn ở mức 30% nên nguồn cung không lớn. Ngoài ra, cơ quan quản lý địa phương chưa áp dụng hệ thống cần thiết để đăng ký và theo dõi số lượng căn hộ thuộc sở hữu của người nước ngoài trong một dự án nhất định vì vậy, thị trường thứ cấp đã bị đóng băng. Nhiều tỉnh thành chưa có hệ thống thống kê việc thay đổi quyền sở hữu từ của người Việt sang người nước ngoài.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.