Tôi đã mua nhà Hà Nội với 200 triệu như thế nào?

Vợ làm kế toán được 7 triệu/tháng còn chồng làm xây dựng, thu nhập trung bình 10 triệu/tháng. Khi tiết kiệm được 200 triệu, hai vợ chồng bắt đầu hành trình mua nhà Hà Nội và hiện đang sở hữu căn hộ có diện tích 67m2.

Căn hộ của tôi ở khu đô thị Thanh Hà (quận Hà Đông, Hà Nội) với diện tích 67m2, gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 nhà vệ sinh.
Hai vợ chồng tôi mua nhà năm chúng tôi tròn 30 tuổi, sau 4 năm cưới nhau và có 1 cô con gái nhỏ 3 tuổi.
Toi da mua nha Ha Noi voi 200 trieu nhu the nao?
Hai vợ chồng tôi mua nhà khi trong tay chỉ có hơn 200 triệu. 
Quyết định liều lĩnh
Hai vợ chồng tôi đều có công việc ổn định. Vợ tôi làm kế toán, mức lương 7 triệu/tháng, tôi làm bên công ty xây dựng trung bình 10 triệu/tháng.
Nói thực lòng, việc mua nhà Hà Nội là mơ ước và khao khát của tất cả những người lao động tỉnh lẻ về Hà Nội lập nghiệp, trong đó có vợ chồng tôi. Mới đầu, khi nghĩ tới việc mua nhà ở Hà Nội, hai vợ chồng tôi đều cảm thấy lo lắng vì giá nhà cao, không biết khi nào mới tích cóp được số tiền lớn trên dưới 1 tỷ để mua nhà.
Bên cạnh đó, còn chi tiêu, sinh hoạt, nuôi con...
Năm 2017, sau 4 năm tích cóp, dành dụm từ tiền mừng cưới, tới lương thưởng hàng năm, hai vợ chồng tôi có một sổ tiết kiệm hơn 200 triệu.
Nhưng với hơn 200 triệu, thì mua nhà ở đâu để vừa có giá bình dân lại không quá xa chỗ đi làm của 2 vợ chồng? Hai vợ chồng xác định là mua nhà trả góp nhưng làm sao biết dự án nào là uy tín bởi chúng tôi phải mua nhà thuộc các dự án đang xây dựng?
Rồi thì tìm ngân hàng nào để có lãi suất tốt nhất khi có rất nhiều ngân hàng quảng cáo cho vay mua nhà nhưng lãi suất lại tăng theo từng năm?
Chọn xa giá rẻ nhưng...
Hàng loạt các vấn đề mà hai vợ chồng tôi phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng. Đầu tiên, hai vợ chồng xác định mua nhà cách chỗ làm từ 10 - 12km, ưu tiên chỗ gần trường học để có thể gửi con thuận tiện.
Thứ hai, tôi nhờ người hỏi lên các đơn vị uy tín, kể cả Sở Xây dựng Hà Nội để nắm được tính pháp lý của các dự án.
Thứ ba, qua nhiều kênh, tôi nắm được lãi suất của một số ngân hàng thương mại, tham khảo 3 ngân hàng, các nhân viên tư vấn của các ngân hàng gửi cho tôi bảng chi tiết mức lãi cùng số gốc phải trả hàng tháng để tôi xem mức thu nhập của mình có thể đáp ứng được không.
Toi da mua nha Ha Noi voi 200 trieu nhu the nao?-Hinh-2
Nhờ quyết tâm, 2 vợ chồng tôi đã mua được căn nhà nhỏ. 
Lựa chọn ngân hàng
 Qua 2 tháng tìm hiểu khắp các dự án, được sự tư vấn của một người bạn là "chuyên gia bất động sản" (tôi vẫn gọi nó thế vì sau khi học xong đại học xây dựng, nó đam mê với buôn đất nên mở văn phòng tư vấn), tôi chọn căn 67m2, có giá 11,5 triệu/m2 trong khu đô thị Thanh Hà. Tổng 770 triệu đồng. 
Nhà đầu tư tạo điều kiện để chúng tôi trả trước 30% là 231 triệu, còn 70% (539 triệu) vợ chồng tôi sẽ trả góp trong thời hạn từ 10 - 25 năm. Sau khi tính toán, chúng tôi làm hồ sơ vay trong 10 năm, lãi suất 10.5%/năm. 6 tháng đầu tiên, chúng tôi được vay với lãi suất ưu đãi 8%/năm, sau đó áp dụng mức lãi suất thả nổi.
Căn cứ vào thu nhập của hai vợ chồng, chúng tôi chọn cách trả theo dư nợ giảm dần. Mỗi tháng, số tiền gốc phải trả là 4,49 triệu, lãi tháng cao nhất là 4,6 triệu.
Với mức thu nhập 18 - 20 triệu/ tháng, chúng tôi trả đúng hạn hàng tháng ngân hàng. Bên cạnh đó, hai vợ chồng luôn bàn với nhau sẽ cố gắng làm việc thêm, hạn chế chi tiêu để tích cóp, mỗi năm trả thêm vài chục triệu để trả hết số nợ sớm hơn thời hạn vay, tránh lãi suất kéo dài.
Lựa cơm gắp mắm, cố gắng cho tổ ấm
Năm 2017 chúng tôi đăng ký mua nhà, đợi 1 năm thì dự án hoàn thiện, chúng tôi đã nhận nhà và chuyển về ở 1 năm. Ngoài số tiền hàng tháng vẫn trả, vợ chồng tôi trả thêm được 90 triệu, giảm số tiền lãi phải trả xuống.
So sánh một chút với ngày chưa mua nhà, đi thuê trọ. Mỗi tháng chúng tôi cũng phải bỏ ra 3,5 triệu để thuê nhà mà không gian chật chội hơn, cũ hơn và đặc biệt mãi mãi không phải thuộc sở hữu của mình.
Chưa kể, chung cư tôi sống rất sôi nổi các hoạt động chung, đoàn kết, gắn bó, môi trường sống lành mạnh, vui vẻ.
Hi vọng, câu chuyện của tôi sẽ giúp các bạn có thêm động lực, quyết tâm để tìm những căn nhà phù hợp để mua, dù trong tay chỉ có 200 - 300 triệu đồng.

Chặn tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài là một trong những kiến nghị được đưa ra trong phiên làm việc của Quốc hội diễn ra ngày 27-5. Tại đây, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Chan tinh trang nguoi Viet tiep tay mua nha cho nguoi nuoc ngoai

Nhu cầu sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài đang tăng, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc - Ảnh: TH. 

Nhiều tồn tại, hạn chế liên quan tới đất đai tại đô thị đã được ông Thanh đưa ra. Cụ thể, đến nay vẫn còn 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Nam, Bến Tre và Cà Mau) chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các quy hoạch hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu.

Tại Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt khoảng 9% trong khi theo quy hoạch phải đạt 20-26% đối với đô thị trung tâm, 18-23% đối với đô thị vệ tinh, 16-20% cho các thị trấn; tỷ lệ đất bến bãi đỗ xe trên đất xây dựng đô thị phải đạt 3-4% nhưng thực tế chỉ đạt dưới 1%.

Ngoài ra, tình trạng bất cập liên quan tới việc triển khai các dự án BT, sử dụng đất quốc phòng, công trình văn hoá tâm linh cũng được ông Thanh đề cập.

Về việc người Việt Nam đứng tên mua nhà cho người nước ngoài, người đứng đầu Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội không nêu nhận định cũng như con số liên quan song đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Chính phủ cũng được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và có biện pháp xử lý cụ thể, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10 -2020).

Hiện nay, vẫn chưa có thống kê chính thức nào về tình trạng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Song, theo các công ty phân tích thị trường trong ngành, nhu cầu người nước ngoài mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam đang tăng rất mạnh.

Báo cáo năm ngoái của CBRE, công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại, cho thấy, người nước ngoài nói chung, đặc biệt là người Trung Quốc có sự quan tâm đặc biệt vào bất động sản tại tại TP.HCM trong 3 năm qua.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.

Khách Trung Quốc quan tâm tới bất động sản hạng sang, đặc biệt là tại TPHCM đang tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2016, những giao dịch căn hộ hạng sang thành công của CBRE tại TPHCM là người Trung Quốc chỉ chiếm 2%, năm 2017 là 4%, thì đến 9 tháng đầu 2018, tỷ lệ người mua có quốc tịch Trung Quốc tăng lên dẫn đầu chiếm đến 31%. Bên cạnh đó, CBRE nhận thấy càng ngày càng có nhiều sự quan tâm đến từ các khách mua chưa từng đặt chân tới thị trường Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, số căn hộ mà người nước ngoài được quyền sở hữu trong một tòa nhà chung cư bị giới hạn ở mức 30% nên nguồn cung không lớn. Ngoài ra, cơ quan quản lý địa phương chưa áp dụng hệ thống cần thiết để đăng ký và theo dõi số lượng căn hộ thuộc sở hữu của người nước ngoài trong một dự án nhất định vì vậy, thị trường thứ cấp đã bị đóng băng. Nhiều tỉnh thành chưa có hệ thống thống kê việc thay đổi quyền sở hữu từ của người Việt sang người nước ngoài.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.

6 điều tối quan trọng nhất định phải nhớ cho kĩ khi mua nhà cũ

Khi mua nhà cũ, nếu không để ý đến những kiêng kỵ phong thủy có thể sẽ ảnh hưởng đến gia đình và sự nghiệp của các thành viên trong gia đình. Sau đây là một số lưu ý phong thủy cần nhớ khi mua nhà cũ.

1. Nên tìm hiểu lịch sử của ngôi nhà