Toàn cảnh hội nghị Vienna về Syria

Các nhân tố chính tham gia hội nghị Vienna về Syria lần này là Nga và Iran bên cạnh Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuần này, lần đầu tiên Iran sẽ tham dự hội nghị quốc tế về Syria và đưa ra tiếng nói của họ trong vấn đề này. Đây là nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài hơn bốn năm qua tại Syria và đến nay chưa có một tiến triển nào hướng tới hòa bình.

Iran - nước hậu thuẫn chính cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã bị loại khỏi tất cả các hội nghị trước đây về Syria. Việc Iran được tham dự tại hội nghị lần này đánh dấu sự thừa nhận của Mỹ về vai trò của Tehran trong mục tiêu giải quyết vấn đề Syria. Thông tin này đã làm dấy lên sự tức giận từ phía phe nổi dậy Syria, những người nói rằng sự tham gia của Iran sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột.
Các nhân tố chính tham gia hội nghị lần này là Nga và Iran - hai nước bảo trợ hàng đầu của ông Assad, bên cạnh Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - các nước ủng hộ cho phe đối lập.
Tuần này, lần đầu tiên Iran sẽ tham dự hội nghị quốc tế về Syria và đưa ra tiếng nói của họ trong vấn đề này. Đây là nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài hơn bốn năm qua tại Syria và đến nay chưa có một tiến triển nào hướng tới hòa bình.
Iran - nước hậu thuẫn chính cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã bị loại khỏi tất cả các hội nghị trước đây về Syria. Việc Iran được tham dự tại hội nghị lần này đánh dấu sự thừa nhận của Mỹ về vai trò của Tehran trong mục tiêu giải quyết vấn đề Syria. Thông tin này đã làm dấy lên sự tức giận từ phía phe nổi dậy Syria, những người nói rằng sự tham gia của Iran sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột.
Toan canh hoi nghi Vienna ve Syria
Không quân Nga không kích trung mục tiêu IS tại tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: Reuters/TTXVN 
Cuộc họp lần này, diễn ra vào ngày 29 và 31/10 ở Vienna (Áo) cũng sẽ đẩy Iran vào thế đối đầu tương tự với đối thủ đáng gờm nhất của họ trong khu vực, Saudi Arabia, làm dấy lên khả năng căng thẳng leo thang. Saudi Arabia cùng các nước vùng Vịnh khác đang vận chuyển vũ khí cho các phe nổi dậy ở Syria, trong khi Iran gửi viện trợ về tài chính, vũ khí và cố vấn quân sự tới đây để đảm bảo sự tồn tại của Chính quyền Assad.
Sự tham gia của Iran phản ánh vị thế mới của họ trong cộng đồng quốc tế sau khi Tehran đạt được thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới đầu năm nay. Điều này cũng cho thấy sự thay đổi “chấn động” sau cuộc can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Syria kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch không kích để bảo vệ lợi ích của ông Assad hồi tháng 9/2015. Cuộc can thiệp này đã củng cố lực lượng ủng hộ ông Assad.
Cuộc can thiệp của Nga - cùng với sự quả quyết rằng Nga đang tìm kiếm một giải pháp chính trị - đã tạo ra một động lực mới. Mặc dù không ai hy vọng vào một bước đột phá, nhưng hội nghị ở Vienna là nỗ lực thực chất nhất cho tới nay để chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người và hàng triệu người khác phải tha hương, kích động cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn và mở đường cho sự trỗi dậy của các phần tử Hồi giáo cực đoan khắp Trung Đông. Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về hội nghị Vienna:
Thành phần tham dự
Các nhân tố chính tham gia hội nghị lần này là Nga và Iran - hai nước bảo trợ hàng đầu của ông Assad, bên cạnh Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - các nước ủng hộ chính cho phe đối lập. Các quốc gia này, ngoại trừ Iran, đã tham dự vòng đàm phán đầu tiên ở Vienna tuần trước. Tuy nhiên, Chính quyền Assad và phe đối lập Syria không có mặt trong hội nghị lần này. Điều đó phản ánh mục đích cuộc họp ở Vienna chỉ mang tính tập hợp các nước, chứ không phải cuộc đàm phán giữa các bên tham chiến. Đây chỉ là nỗ lực của các cường quốc bên ngoài “nhúng tay” vào cuộc xung đột để đạt được đồng thuận chung về một giải pháp.
Nếu hướng đi này cuối cùng cũng dẫn tới tiến triển, các bên sau đó sẽ phải thuyết phục, hoặc thậm chí có thể ép buộc các đồng minh của họ ở Syria làm theo. Hội nghị lần này được mở rộng từ vòng đàm phán tuần trước, có thêm sự tham dự của các nước trong khu vực và châu Âu. Việc mở rộng từ cuộc họp riêng của các nhân tố chính sang một hội nghị quốc tế dường như nhằm đảm bảo rằng bất kỳ ai có thể ảnh hưởng đển cuộc xung đột cũng buộc phải ủng hộ kết quả dù như thế nào.
Các vấn đề cần giải quyết
Tiêu điểm của các cuộc đàm phán ở Vienna - và là vấn đề gây tranh cãi nhất - đó là tương lai của ông Assad. Các bên tham dự đang cố gắng khôi phục Thông cáo Geneva năm 2012 kêu gọi việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria có thể điều hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng - một phần của quá trình chuyển giao chính trị lớn hơn. Tuy nhiên, trong 40 tháng kể từ khi thông cáo này được Nga, Mỹ và các nước khác (không bao gồm Iran) ký kết, các bên không hề có một động thái nào hướng đến việc thực thi, chủ yếu là bởi các cuộc đàm phán thường rơi vào bế tắc khi các bên bàn về vấn đề ông Assad nên đóng vai trò nào (nếu có) trong quá trình chuyển giao.
Mỹ nói rằng họ sẵn sàng cho phép ông Assad tham gia vào quá trình chuyển giao chính trị, nhưng ông Assad phải từ chức khi quá trình kết thúc. Saudi Arabia thì nói rằng ông Assad trước tiên phải ra đi, mặc dù quan điểm của nước này dường như đã dịu hơn.
Toan canh hoi nghi Vienna ve Syria-Hinh-2
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif sẽ tham dự hội nghị này.  
Iran và ông Assad khẳng định rằng không hề có lý do gì để ông phải từ chức. Ông đã tái đắc cử hồi năm 2014 trong cuộc bầu cử vốn bị các nước phương Tây gọi là giả tạo giữa lúc cuộc nội chiến đang diễn ra. Nhiệm kỳ của ông sẽ kéo dài tới năm 2021. Các nhà lập pháp Nga, những người gặp gỡ Tổng thống Syria tuần trước, cho biết ông Assad sẵn sàng tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn và ông sẽ ra tranh cử- dập tắt hy vọng của phe đối lập. Ngày 27/10, văn phòng Tổng thống Assad ra tuyên bố nhấn mạnh lại rằng ông Assad sẽ không xem xét bất kỳ sáng kiến chính trị nào “cho đến khi xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố”.
Khả năng giao tranh nổ ra
Việc mời Iran tham dự hội nghị, đặc biệt nếu không một thỏa thuận nào được ký kết, có thể sẽ kích động phản ứng dữ dội của các bên. Ngoại trưởng Saudi Arabia Al-Jubeir cho hay nếu hội đàm thất bại, “chúng tôi sẽ viện đến các phương án khác”. Ông không cho biết thêm chi tiết, nhưng những câu từ của ông cho thấy Vương quốc này sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho phe nổi dậy.
Một vấn đề khác đó là sự thiếu đoàn kết của phe đối lập. Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) tự nhận là đại diện của phe đối lập, song họ không hề có quyền lực gì đối với hàng chục nhóm nổi dậy trên chiến trường- từ những nhóm theo chủ nghĩa dân tộc tới các tay súng Hồi giáo cực đoan. Mặc dù nhiều nhóm đã thành lập liên minh, nhưng họ chịu sự điều khiển của các chỉ huy khác nhau và nhận được sự bảo trợ từ các bên khác nhau.
Điều gì có thể xảy ra?
Khó có khả năng một thỏa thuận cụ thể về Syria sẽ được sớm đưa ra sau các cuộc đàm phán, thậm chí ngay cả một viễn cảnh chung mơ hồ về tương lai nước này. Theo các quan chức Liên hợp quốc giấu tên, kết quả khả thi nhất đó là hội nghị sắp tới sẽ cam kết lại Thông cáo Geneva năm 2012, với lần này có sự tham gia của Iran và có thể một thỏa thuận để khởi động các cuộc đàm phán về việc thực thi quy trình chuyển giao chính trị mà họ kêu gọi.
Hy vọng le lói
Kết quả tốt đẹp nhất từ các cuộc đàm phán có thể sẽ là xây dựng lòng tin trong số các cường quốc vốn đã đẩy cuộc nội chiến Syria thành cuộc xung đột ủy nhiệm. Lý do duy nhất các bên trong cuộc chiến này đã đi được một chặng đường dài là bởi có sự trợ giúp từ bên ngoài. Tại Vienna, mỗi bên có thể sẽ thăm dò bên còn lại để tiến tới các biện pháp xây dựng lòng tin hoặc sẽ thay đổi quan điểm của họ để hướng đến một quan điểm chung.

Cận cảnh các chiến đấu cơ Nga không kích IS tại Syria

(Kiến Thức) - Ngày 22/10, Bộ Quốc phòng Nga công bố chùm ảnh về dàn chiến đấu cơ của nước này tham gia chiến dịch không kích IS tại Syria.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria
Các chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4+ Su-30SM Flanker-H của Nga tại căn cứ không quân Hmeymim gần Latakia. Phía sau là một chiếc trực thăng đa năng Mi-8AMTSh Hip-H của Nga.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-2
Những chiếc chiến đấu cơ  này đều tham gia không kích IS ở Syria.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-3
Các nhân viên kỹ thuật Nga đang bảo dưỡng một chiếc Su-30SM Flanker-H tại căn cứ Hmeymim. 

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-4
Chiếc Su-30SM Flanker-H được kiểm tra trước khi cất cánh.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-5
Tên lửa không đối không R-73 Archer được gắn vào chiến đấu cơ đa năng Su-30SM Flanker-H tại căn cứ Hmeymim. 

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-6
Các nhân viên kỹ thuật Nga hoàn tất quá trình kiểm tra, bảo dưỡng một chiếc Su-30SM Flanker-H. 

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-7
Phi công ngồi trong buồng lái chiếc Su-30SM Flanker-H, sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ không kích mục tiêu IS tại Syria.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-8
Chiến đấu cơ Su-34 Fullback của Nga đang được bảo dưỡng tại căn cứ không quân Hmeymim gần Latakia, Syria.

Can canh cac chien dau co Nga khong kich IS tai Syria-Hinh-9
Bom có khả năng xuyên bê tông BAB-500 được gắn vào chiến đấu cơ Su-34 Fullback. 

Iran được mời tham gia vòng đàm phán mới về Syria

(Kiến Thức) - Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, lần đầu tiên Iran được mời tham gia vòng đàm phán mới về Syria dự kiến tổ chức ở Vienna.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 26/10, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết về việc Iran được mời tham gia vòng đàm phán mới về Syria. “Ở một số điểm, rõ ràng chúng tôi nhận thấy cần có một cuộc đối thoại với Iran để tìm ra hướng giải quyết cũng như quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria”, ông John Kirby nói.
Iran duoc moi tham gia vong dam phan moi ve Syria
Ngoại trưởng Kerry và Lavrov bắt tay nhau trong cuộc họp báo ở Vienna hôm 23/10 bàn về vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

10 vụ sinh vật giết những người nổi tiếng trên thế giới

(Kiến Thức) - Nạn nhân của những vụ sinh vật giết những người nổi tiếng là "Thợ săn cá sấu" Steve Irwin, cầu thủ Diane Whipple hay ca sĩ Taylor Mitchell,...

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi
 “Thợ săn cá sấu” Steve Irwin là một trong những nạn nhân của vụ sinh vật tấn công người kinh hoàng trên thế giới. Cuộc chạm trán giữa ông và những con cá sấu hay các loại sinh vật nguy hiểm khác như rắn độc,... luôn khiến người xem kinh hãi. Tuy nhiên, năm 2006, Steve Irwin đã tử vong do bị cá đuối tấn công khi đang đóng một bộ phim tài liệu.

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-2
Diane Whipple là cầu thủ Mỹ nổi tiếng và từng tham dự hai kỳ World Cup. Ngày 26/1/2001, Diane bị hai con chó dữ của nhà hàng xóm ở San Francisco tấn công. Cô qua đời tại bệnh viện do mất máu quá nhiều.

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-3
Timothy Treadwell là một chuyên gia nghiên cứu về loài gấu và là nhà sản xuất phim tài liệu. Năm 2003, Treadwell và bạn gái Amie Huguenard bị một con gấu "cắn xé" đến chết.

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-4
Alexander là một vị vua của Hy Lạp, lên ngôi năm 1917. Năm 1920, Alexander đã bị một con khỉ cắn khi cố ngăn “cuộc chiến” giữa chú chó cưng của ông với một con khỉ. Mặc dù được điều trị ngay lập tức nhưng vết thương của ông đã bị nhiễm trùng. Ông qua đời vài tuần sau đó ở độ tuổi 27. 

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-5
Taylor Mitchell là một ca sĩ người Canada. Cuộc đời Taylor rất ngắn ngủi. Trong chuyến thăm Vườn quốc gia Cape Breton Highlands, cô đã bị chó sói tấn công và sau đó qua đời do mất máu quá nhiều. Khi đó, Taylor mới 19 tuổi.

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-6
Jacques “Jacky” Boxberger là một vận động viên điền kinh người Pháp từng tham dự Thế vận hội Olympic. Năm 2001, trong kỳ nghỉ cùng gia đình ở Kenya, Jacques đã bị một con voi dẫm đạp đến chết

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-7
Sir Guy Standing là một diễn viên người Anh. Năm 1937, ông đã bị một con rắn đuôi chuông cắn chết.

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-8
Jean Gardner Batten là một phi công nổi tiếng người New Zealand. Năm 1982, bà bị một con chó cắn khi ở đảo Majorca. Vết thương bị nhiễm trùng và Jean qua đời sau đó. 

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-9
George Went Hensley (Mỹ) đã bị rắn cắn hàng trăm lần mà vẫn sống sót dù không điều trị. Tuy nhiên, ngày 24/7/1955, George bị một con rắn lục cắn trong lúc cho nó vào một cái bình. Ông quyết định không chữa trị và tử vong ngay sau đó. 

10 vu sinh vat giet nhung nguoi noi tieng tren the gioi-Hinh-10
Joseph Slowinski là một chuyên gia về rắn người Mỹ. Năm 2001, Joseph bị một con rắn cạp nia cắn và qua đời khi đang nghiên cứu trong một khu vực hoang vắng ở Myanmar.