Tổ chức chính quyền địa phương khi thay đổi địa giới hành chính

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vừa được Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến và sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9 vào đầu tháng 5.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) thiết kế 1 chương riêng (Chương VI) với 7 điều quy định về tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi địa giới đơn vị hành chính và các trường hợp đặc biệt khác.
Cụ thể, Điều 40 dự thảo Luật quy định về Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp nêu rõ:
Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành 1 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
To chuc chinh quyen dia phuong khi thay doi dia gioi hanh chinh
Ảnh minh họa. 
Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới do 1 triệu tập viên được Thường trực HĐND cấp trên chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND của đơn vị hành chính mới.
HĐND của đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
Điều 41 Dự thảo luật quy định về Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp nêu rõ:
Trường hợp 1 đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ đại biểu ở phần địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trường hợp HĐND ở đơn vị hành chính mới có số đại biểu lớn hơn hoặc bằng 2/3 tổng số đại biểu được bầu theo quy định của luật này thì HĐND ở đơn vị hành chính mới bầu các chức danh theo quy định và hoạt động cho đến khi HĐND khóa mới được bầu ra.
Trường hợp số lượng đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính mới không đủ 2/3 theo quy định và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu theo quy định của pháp luật về bầu cử; sau đó HĐND tiến hành bầu các chức danh của HĐND, UBND và hoạt động cho đến khi HĐND khóa mới được bầu ra.
Kỳ họp thứ nhất của HĐND ở đơn vị hành chính mới do 1 triệu tập viên được Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu HĐND của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch HĐND của đơn vị hành chính mới.
Trường hợp số lượng đại biểu HĐND ở các đơn vị hành chính mới không đủ 2/3 tổng số đại biểu và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch HĐND, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch HĐND, theo đề nghị của Thường trực HĐND ở đơn vị hành chính trước khi được chia để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại luật này.
Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch UBND, UBND lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định cho đến khi UBND khóa mới được bầu ra.
Điều 42 dự thảo quy định về Tổ chức chính quyền địa phương khi thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở nguyên trạng nêu rõ: Trường hợp thành lập mới 1 đơn vị hành chính trên cơ sở nguyên trạng đơn vị hành chính đã có thì giữ đại biểu của HĐND, Thường trực HĐND, UBND, Ban và Tổ đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính cũ chuyển sang đơn vị hành chính mới. Khóa của HĐND ở đơn vị hành chính sau khi thành lập mới được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.
Điều 43 dự thảo về Tổ chức chính quyền địa phương khi thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa phận và dân cư của các đơn vị hành chính quy định: Trường hợp thành lập mới 1 đơn vị hành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa phận và dân cư của các đơn vị hành chính cùng cấp thì đại biểu HĐND cấp đó đang cư trú hoặc công tác ở địa phận đó được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động ở đơn vị mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.
HĐND, UBND tại đơn vị hành chính được điều chỉnh một phần địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính mới tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ; việc bầu cử bổ sung đại biểu HĐND thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính này được điều chỉnh về 1 đơn vị hành chính khác thì đại biểu HĐND đang cư trú hoặc công tác ở địa phận đó sẽ là đại biểu HĐND cấp tương đương của đơn vị hành chính tiếp nhận phần địa phận, dân cư và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Trường hợp một tập thể dân cư được di chuyển đến nơi khác thì đại biểu HĐND nào chuyển theo tập thể đó sẽ là đại biểu HĐND cấp tương đương của đơn vị hành chính tiếp nhận tập thể dân cư và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
HĐND, UBND dân tại đơn vị hành chính tiếp nhận một phần địa phận và dân cư hoặc tiếp nhận tập thể dân cư tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân:Trường hợp HĐND không còn đủ 2/3 tổng số đại biểu theo quy định và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì việc bầu cử bổ sung đại biểu thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Trường hợp HĐND không còn đủ 2/3 tổng số đại biểu và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì HĐND thảo luận và quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách địa phương, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh do HĐND bầu, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Ban của HĐND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, các công việc mang tính cấp bách thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND theo quy định của pháp luật. Khi quyết định các công việc quy định tại khoản này thì phải được trên 2/3 tổng số đại biểu còn lại biểu quyết tán thành.
Trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND thì Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch HĐND; đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch HĐND.
Ngoài ra dự thảo luật cũng đề xuất quy định về giải tán HĐND cũng như việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán HĐND cấp tỉnh và cấp cơ sở…
Theo Bộ Nội vụ, do quy định về đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành đang được thiết kế theo 3 cấp (gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Vì vậy, phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thực hiện theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và những vấn đề phát sinh khi chuyển đổi từ mô hình chính quyền địa phương 3 cấp sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Việc sửa luật này là cấp thiết nhằm tạo lập hành lang pháp lý để các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước.

Tỉnh sáp nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố

Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh, thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là tỉnh, trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.
Mục tiêu đặt ra là thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện); bảo đảm hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trước ngày 30/6/2025.

Sốt đất sáp nhập tỉnh: Cơ hội đầu tư hay ảo tưởng đám đông?

Các yếu tố mang tính “kỳ vọng” như sân bay, khu công nghiệp, sáp nhập tỉnh… chỉ nên là chất xúc tác trong chiến lược đầu tư dài hạn – chứ không thể là lý do để mua bán ồ ạt.

Sáp nhập tỉnh thành nhằm tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính và tăng hiệu quả quản lý là một bước đi đúng hướng về thể chế. Thời gian qua, thị trường bất động sản ở các khu vực “được đồn đoán” sáp nhập trở nên sôi sục, giá đất leo thang từng ngày.
Hệ thống cò đất, nhóm đầu cơ, các hội nhóm mạng xã hội “gây sốt” như một kịch bản quen thuộc – đã từng xảy ra với sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc phía Bắc hay dự án thành phố mới Nhơn Trạch. Nhưng đằng sau những cơn sốt ấy là gì? Tôi cho rằng: phần lớn là hiệu ứng ảo, nguy cơ rủi ro cao, và thiếu cả cơ sở kinh tế lẫn pháp lý để bền vững.

Bị can sát hại con trục lợi bảo hiểm đã từng lĩnh án tù

Bị can Tô Thị Ty Na trong vụ án sát hại con để trục lợi tiền bảo hiểm, từng bị Toà án Nhân dân huyện Thăng Bình (Quảng Nam) tuyên phạt 40 tháng tù về “Tội trộm cắp tài sản”.

Trước đó, ngày 5/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình), nghi phạm sát hại con của mình để trục lợi tiền bảo hiểm.

Tại quyết định khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam có nêu, Tô Thị Ty Na từng có tiền án, tiền sự. Cụ thể, ngày 27/11/2001, Tô Thị Ty Na bị Tòa án Nhân dân huyện Thăng Bình (Quảng Nam) tuyên phạt 40 tháng tù giam về “Tội trộm cắp tài sản”.