Tin mới vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả

(Kiến Thức) - Cơ quan điều tra đề nghị các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo rà soát hồ sơ đã tiếp nhận của cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh sử dụng bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh hệ Chính quy – Văn bằng 2 do Trường Đại học Đông Đô cấp.

Ngày 28/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết đang điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô. Kết quả điều tra xác định Trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh hệ Chính quy – Văn bằng 2 cho nhiều cá nhân không đúng quy định.
Tin moi vu Dai hoc Dong Do cap bang gia
Trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh hệ Chính quy – Văn bằng 2 cho nhiều cá nhân không đúng quy định 
Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra (CQĐT) đề nghị các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo rà soát hồ sơ đã tiếp nhận của cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh, nếu có sử dụng bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh hệ Chính quy – Văn bằng 2 do Trường Đại học Đông Đô cấp thì thông báo ngay bằng văn bản cho Cơ quan An ninh điều tra.
Cùng với đó, các cá nhân đã được Trường Đại học Đông Đô cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh hệ Chính quy – Văn bằng 2 liên hệ với Cơ quan An ninh điều tra để trình báo, làm việc và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra.
Để đảm bảo thời hạn điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trước ngày 15/1/2021.
Thông tin liên hệ: Cơ quan An ninh điều tra (Phòng 5), số 7 Nguyễn Đình Chiểu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; SĐT: 0692342143 hoặc 0692342431.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, dù chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hệ văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh nhưng Trần Khắc Hùng đã chỉ đạo cấp dưới làm giả các quyết định và ồ ạt tuyển sinh.
Đến thời điểm phát hiện sai phạm, Trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh văn bằng 2 cho 626 trường hợp. Tuy nhiên, công an chỉ xác định và làm việc được với 217 trường hợp (một người đã chết).
Trong đó, 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện cấp bằng, 23 người có tham gia học tập nhưng do Trường Đại học Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo nên không có giá trị.
Cũng theo CQĐT, trong số 193 người được cấp bằng giả thì có tới 60 người đã sử dụng bằng. Đặc biệt, 55 trường hợp sử dụng xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, một trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, một trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, một trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sĩ...
CQĐT đã kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ vi phạm theo quy định đối với 58 người đã sử dụng bằng, hai trường hợp còn lại không kiến nghị xử lý vì một người đã nghỉ công tác và một người chủ động tố cáo sai phạm.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung

Nguồn: THDT


Quá khứ bất hảo của trùm giang hồ Hiệp “Sạc lô“

(Kiến Thức) - Sau trận huyết chiến với nhóm giang hồ khác khiến 1 người tử vong, giang hồ Vũ Nghĩa Hiệp (tức Hiệp "Sạc lô", SN 1973, tú tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bị trọng thương. Công an cho biết, Hiệp "Sạc lô" là trùm giang hồ có quá khứ bất bảo.

Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đang điều tra làm rõ vụ giết người vào tối 26/12 xảy ra tại quận Cái Răng có liên quan đến Vũ Nghĩa Hiệp (còn gọi là Hiệp "Sạc lô", SN 1973, trú tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Trước đó, vào khoảng 20h50 phút ngày 26/12, tại đường Võ Tánh (phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) xảy ra vụ xô xát khiến ông Nguyễn Cà Mum (54 tuổi, trú phường Lê Bình) bị thương nặng. Ông Mum được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nhưng tử vong sau đó.

Cấp đất, giao rừng "nhầm" cho cán bộ: Có thu hồi được không?

Nhiều cán bộ khi còn đương chức ở 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông được giao đất, rừng mặc dù họ không thuộc đối tượng được nhận theo quy định. Thanh tra Chính phủ vào cuộc, yêu cầu thu hồi toàn bộ diện tích giao trái quy định này nhưng 8 năm qua, chính quyền địa phương vẫn loay hoay chưa xử lý xong.

Giao rừng cho cán bộ
Theo Nghị định 135 của Chính phủ, những đối tượng (người dân tộc thiểu số tại chỗ; đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn đang cư trú trên địa bàn, có nhu cầu nhận giao khoán đất; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp) được nhận đất, giao khoán rừng phục vụ phát triển kinh tế. Thế nhưng, tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk), nhiều cán bộ không thuộc đối tượng trên vẫn được giao.